Đặc sản mì Chũ Lục Ngạn của Bắc Giang
Tuy Bắc Giang có nhiều nơi sản xuất mì gạo nhưng thương hiệu mì Chũ của huyện miền núi Lục Ngạn (xã Nam Dương) lại được những người yêu ẩm thực khắp cả nước chào đón.
Mì Chũ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như hủ tiếu, phở, hay làm mì xào…
Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang, sở dĩ mì Chũ Lục Ngạn được yêu thích bởi do sợi mì nơi đây sử dụng nguồn nước ngầm trong lành của vùng thôn quê cùng đôi bàn tay khéo léo của những người thợ ở làng nghề có truyền thống làm món mì này hơn 60 năm.
Để làm ra mì Chũ, người thợ nhất định phải dùng gạo bao thai của vùng Lục Ngạn. Theo đó, công đoạn đầu tiên là đem gạo đi đãi, vo sạch và cho vào lu đất ngâm khoảng 6-8 giờ. Tiếp theo, gạo được xay thành bột bằng cối đá xanh để tạo nên loại bột có độ dẻo, sánh. Sau đó, bột được lọc nhiều lần rồi mới đem đi ủ qua đêm.
Sáng tinh mơ ngày sau, những người thợ chia thành nhóm 3 người để làm một số công đoạn như tráng bánh, vắt bánh hay phơi, ủ và cắt thành những sợi mì đều nhau. Nếu như công đoạn tạo ra sơi mì công phu đến thế thì công đoạn cuối là cuộn và bó mì cũng là một nghệ thuật mà không phải người thợ làm mì nào cũng làm được. Với quy trình như trên, thông thường thợ nấu sẽ mất khoảng 36 giờ mới có được những mẻ mì như mong muốn.
Do là dạng mì khô và được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên mì có thể bảo quản được lâu dù không sử dụng chất bảo quản. Ngoài ra, điểm nổi bật của sợi mì Chũ là dù đã nấu lâu và chưa ăn kịp thì sau đó sợi mì vẫn không bị nát. Một số phương thức chế biến món ăn từ mì Chũ là hấp, xào, nấu phở hay lẩu.
Có thể nói, những ai đã từng thưởng thức qua sợi mì Chũ ắt hẳn không thể nào quên được hương vị ngọt thanh hòa quyện giữa vị gạo bao thai và nguồn nước trong lành của vùng Lục Ngạn. Có dịp ghé thăm vùng làng nghề này ở Bắc Giang, mọi người có thể mua một ít mì Chũ để làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Qua đó, chuyến du lịch của mình cũng trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn.
Thịt trâu gác bếp
Tuyên Quang nổi tiếng với nhiều món ăn bản địa đã làm nức lòng biết bao thực khách. Một trong những món ngon khó cưỡng ấy là thịt trâu gác bếp.
Để làm nên món đặc sản này, đồng bào vùng cao rất kỳ công. Thịt trâu tươi lấy nguyên phần nạc rồi dùng chày dần cho mềm, ướp với tỏi, gừng, sả, ớt, hạt mắc khén, hạt dổi và các loại gia vị khác. Sau khi thịt trâu ngấm gia vị, đem sấy thịt trên than củi hoặc hun khói trên bếp. Thịt trâu được xâu thành từng xiên, treo trên thanh tre gác qua bếp củi. Qua thời gian, khói ngấm vào thịt trâu khiến miếng thịt se lại, sậm màu khói, dần dần làm chín miếng thịt nên được người dân gọi là thịt trâu gác bếp.
Thịt trâu gác bếp không cần chất bảo quản nhưng có thể để được vài tháng mà không bị hỏng. Khi ăn chỉ cần nướng lại trên than hồng rồi xé nhỏ, chấm với mù tạt, ma-gi, ăn kèm rau cải rất ngon. Thịt trâu mềm chứ không dai. Vị khói thơm nhưng không nồng, hắc quyện với vị cay, thơm của hạt mắc khén, hạt dổi tạo nên một thứ đặc sản riêng có ở Tuyên Quang khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Chính vì vậy, thịt trâu gác bếp trở thành thứ quà quê mà rất nhiều du khách đến Tuyên Quang đã lựa chọn.
Chả ốc ống nứa đặc sản xứ Tuyên Chả ốc ống nứa là một đặc sản nổi tiếng của xứ Tuyên. Món ngon lạ miệng, hấp dẫn này có mặt trong thực đơn của hầu hết các nhà hàng trong tỉnh và được nhiều thực khách ưa chuộng. Nguyên liệu chính để làm món chả ốc ống nứa là ốc nhồi được nuôi tự nhiên chủ yếu ở ruộng, suối. Sau...