Đặc sản mắm cáy Quảng Phúc
Sản phẩm “ Mắm cáy Quảng Phúc” của huyện Quảng Xương đã được công nhận OCOP 4 sao. Do đặc thù vùng nguyên liệu là con cáy sống ở vùng triều- nơi có cây cói phát triển, sông Yên và sông Hoàng chảy qua nên người dân đã biết khai thác thế mạnh vùng đất này để làm giàu.
Các xã viên HTX sơ chế sản phẩm cáy tươi.
Vì thế, bên cạnh sản xuất cây cói, con cáy đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân. Thịt cáy rất giàu protid, lipid, CA, FE, Vitamin B1, B2… có tác dụng bổ khí huyết, liền gân xương, thông huyết mạch. Đồng thời thịt cáy còn có tính lành, không gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với hải sản. Chả thế mà những người mẹ mang bầu, nuôi con nhỏ, thịt cáy không thể thiếu trong các bữa ăn.
Từ con cáy, người dân có thể chế biến ra nhiều món cáy khác nhau: nước mắm cáy, cáy rang muối, cáy rang me, cáy kho lá chanh. Mắm cáy dùng để chấm các món rau, củ, quả, thịt luộc, làm nước chấm bún rất ngon và hấp dẫn. Do đặc thù con cáy là sản phẩm tự nhiên, sống ở ven sông vùng triều, cáy được đánh bắt đưa về phải là cáy tươi. Để làm món cáy ngon, chất lượng người làm mắm phải làm tốt nhiều công đoạn khác nhau, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Con cáy chọn làm mắm phải to, đang còn tươi sống, bóc yếm, rửa sạch, để ráo nước và được trộn với muối theo tỷ lệ phù hợp và công đoạn ủ mắm phải đúng nhiệt độ, thời gian thì mắm cáy mới giữ được vị thơm mát, ngọt nhẹ và màu sắc. Nguyên liệu làm mắm cáy phải là cáy nguyên con cùng với muối biển được ủ trong chum, vại bằng sành, không sử dụng chất tạo màu hay các chất phụ gia khác nên luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – an toàn cho người tiêu dùng.
Theo ông Bùi Ngọc Tam, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc chia sẻ: Công đoạn làm mắm cáy khá vất vả: cáy bắt về được làm sạch, xay giã theo công nghệ, ủ với công thức 70% cáy, 30% muối trong thời gian 1 năm, sau đó cáy được lọc sạch, đóng chai cung cấp ra thị trường. Nếu trước đây làm thủ công, mắm cáy chỉ đóng vào chai nhựa phục vụ khách thì nay sản phẩm được chứng nhận OCOP có tem nhãn, truy xuất nguồn gốc. HTX đã đầu tư máy xay, máy dán túi, máy hút chân không công nghiệp, máy dán nhãn tự động, máy chiết rót, máy đóng nắp chai bán tự động… nên chất lượng được nâng lên. Theo đó sản lượng tiêu thụ gấp 10 lần so với trước đây, được khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao…
Được biết, hiện HTX có hơn 100 hộ dân tham gia sản xuất làm mắm cáy đã và đang tạo việc làm cho 1.000 lao động mức thu nhập ổn định. Mặc dù thành lập chưa lâu nhưng HTX đầu tư được 2 kho lạnh với quy mô sản xuất từ 6.000 – 8.000 lít. Để thuận lợi cho việc thu mua sản phẩm, HTX bố trí 1 điểm tập trung và 4 điểm lẻ. Việc đánh bắt nguyên liệu cáy tươi đã được cải tiến nhiều, nếu trước đây đánh bắt thủ công khá vất vả thì nay người dân đã dùng mồi cho cáy vào ống nên sản lượng nhiều hơn. Với cáy tươi có giá 65.000 đồng/kg, sau khi sơ chế đạt 100.000 đồng/kg, sản phẩm hoàn thiện có giá 200.000 đồng/lít. Do đó nhiều hộ dân đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề làm mắm cáy. Khác với trước đây cuộc sống của người dân còn lam lũ, giờ nhiều ngôi nhà khang trang được xây dựng cao tầng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Là người tâm huyết, hết lòng với nghề mắm cáy trên quê hương, ông Bùi Ngọc Tam cho biết thêm: Sản phẩm của HTX sản xuất không đủ tiêu thụ trên thị trường. Với mong muốn đưa sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng “Vì sức khỏe cộng đồng” nên quá trình sản xuất HTX luôn thực hiện tốt 5 không: không pha chế, không phụ gia, không hương liệu, không chất bảo quản, không chất tạo cao đạm. Bên cạnh đó, khi đưa ra sản phẩm đều hướng dẫn cách pha chế thêm: lắc đều mắm cáy trong chai trước khi rót mắm cáy vào bát, cho thêm mì chính, đường, tỏi, ớt và một ít nước cốt chanh rồi khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu hòa tan với nhau. Đồng thời lưu ý mắm cáy sau khi đã mở nắp nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ ngon và hấp dẫn hơn…
Với sự phát triển không ngừng của ngành “Công nghiệp không khói” tỉnh Thanh, sản vật độc đáo “ Mắm cáy Quảng Phúc” sẽ là một trong những món quà độc đáo không thể thiếu khi khách du lịch đến với mảnh đất này.
Hai món mắm ngon top 1 vịnh Bắc bộ, nói tới đã thèm tứa nước miếng vì hương vị đậm đà tuyệt hảo
Người dân vùng đồng bằng Bắc bộ có 2 món mắm ngon tuyệt hảo nằm trong danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam, cách làm không hề khó, khi ăn chỉ cần trộn đều là kiểu gì cũng ngon.
Cách làm món mắm cáy
Mắm cáy rất được cư dân vùng hạ lưu Sông Thái Bình ưa chuộng, ăn ngon nhất là khi chấm các món luộc (rau muống, bắp cải.. luộc, thịt luộc), chấm các món hấp, món cuốn. Làm mắm cáy rất dễ, biết làm rồi còn phải biết pha chuẩn vị, hợp miệng mới ngon.
Làm món mắm cáy rất đơn giản, nhưng ăn thì ngon hết nấc. Ảnh minh họa.
Cách làm mắm cáy như sau:
Nguyên liệu
1kg con cáy
100-150g muối (vừa kẻo mặn mắm)
200g gạo tẻ
1 - 2 lít nước (nước mưa, máy, lọc.)
Video đang HOT
Cách làm
Cáy chọn con còn sống, bóp mai thấy chắc thì mua về ngâm nước vo gạo (hoặc nước muối) 5-10 phút thì rửa sạch.
Tách con cáy làm đôi (như làm cua), nhưng phải cắt hết râu, mắt, yếm cáy mới hết hôi.
Cho muối vào cáy và xóc lên, để 1-2 phút cho ráo nước thì giã nát, hoặc xay nhỏ.
Đổ nước vào lọc kỹ vài lần, lọc càng đặc càng ngon. Lọc xong đổ vào 1 cái hũ/lọ, bỏ muối vào quấy đều cho tan.
Gạo ngâm khoảng 20 phút, để ráo nước thì rang vàng làm thính. Khéo tay ở là cách rang thính, sao cho hơi vàng thì bắc xuống ngay. Rang gạo non quá bột thính sẽ trắng - mắm nhanh chua không thơm. Rang gạo vàng quá bột thính ngả mảu vàng xỉn thì mắm đắng, không ngọt).
Thính rang xong đổ ra đĩa/ bát cho nguội bớt mới đổ vào hũ mắm cáy quấy đều lên lần nữa rồi hãy đậy nắp kín, cất nơi khô ráo thoáng mát.
Mắm cáy nhanh ngấu hơn mắm cua, tép nên sau 4-5 ngày là lấy ra ăn được.
Làm được món mắm cáy rồi thì cần biết pha trộn mới thành thứ đồ chấm ngon tuyệt đỉnh. Ảnh minh họa.
Làm mắm cáy - cách 2
Cáy làm sạch, để ráo thì lột yếm, bóc trứng và giã nhuyễn.
Trộn cáy với muối (theo tỉ lệ 3 bơ cáy - 1 bơ muối), bóp kỹ.
Cho cáy vào lọ sành hay chum vại, ủ kín ở nơi khô ráo thoáng mát. Sau 10 ngày thì đem lọ mắm ra phơi nắng ban ngày, phơi sương ban đêm. Khoảng 1 tuần thì ngấu.
Cả 2 cách làm món mắm cáy trên đều cho ra thứ nước chấm rất ngon, nhưng phải biết cách pha trộn mới thành món mắm tuyệt đỉnh thơm ngon - nhất là món mắm cáy chấm rau luộc.
Ngon nhất là ngày mưa rau khoai lang mọc tốt, ngắt ngọn về rửa sạch, luộc chín tới thì gắp ra đĩa. Mâm cơm nóng có đĩa rau lang luộc chấm với mắm cáy pha thêm chút tỏi, ớt tươi bằm nhỏ thì ngon hết nấc.
Hương thơm mát xanh non ngọt của ngọn rau khoai lang luộc chín tới, quyện với mùi thơm đặc sánh của mắm cáy làm bữa cơm dân dã ngày mưa càng đậm đà hương vị.
Lưu ý là khi pha mắm cáy, cần giã tỏi ớt, chanh - có thể thêm cả sả băm mới cay thơm hơn. Trong tiết trời mưa gió, lạnh lẽo vừa ăn vừa hít hà xuýt xoa người ấm lên càng tthấy món ăn thêm ngon, thêm thú vị.
Mắm rươi Tứ Kỳ - nổi tiếng dọc miền biển
Tháng 10 là vào mùa rươi, vụ rươi kéo dài khoảng hơn tháng và khi rộ mùa giá rươi hạ hẳn. Nhiều người chọn dịp này để mua những con rươi béo tươi roi rói về làm món mắm rươi dành ăn dần quanh năm.
Nếu người miền Trung làm mắm rươi đơn giản (theo công thức 6 rươi 1 muối), thì mắm rươi Tứ Kỳ (Hải Dương) ngon nổi tiếng lại làm theo cách đặc biệt, tạo ra hương vị mắm rươi thơm ngon, đặc quánh, sánh mịn.
Làm mắm rươi Tứ Kỳ khá công phu. Ngoài muối còn cần các phụ liệu như vỏ quýt, bột thính, bột gừng, thính, rượu nếp - góp phần quan trọng khử tanh, tạo mùi thơm đặc trưng.
Món mắm rươi ăn với các món luộc hấp, cuốn... đều rất ngon. Ảnh minh họa.
Cách làm như sau:
Nguyên liệu
Rươi tươi sống
Muối tinh, rượu nếp, bột thính, bột gừng, bột vỏ quýt.
Hũ sành, chai thủy tinh
Cách làm
Rươi mua về rửa nước sạch (không rửa nước ấm), nhặt bỏ rác rến (nếu có).
Lấy khăn khô thấm bớt nước rồi vắt là ra.
1kg rươi cần 100gr muối, trộn đều (lưu ý trộn thật đều tay) cho rươi vỡ ra, quánh lại thì đậy kín hũ/lọ rươi.
Sau 5 ngày rươi hết quánh, cho thêm vào hũ/lọ rươi 100ml rượu nếp trắng ngon, 100gr thính gạo nếp thơm cho mỗi kg rươi, rồi đem phơi nắng.
1 tháng sau thì cho thêm vỏ quýt hôi khô thái nhỏ vào.
Thường làm mắm rươi từ tháng 10 âm lịch thì đến Tết Nguyên đán đem ra ăn, hay biếu tặng là vừa.
Cách làm mắm rươi khác
Đổ rươi vào bát tô, thêm muối ( rươi: muối tỉ lệ 6:1) dùng đũa quậy nhuyễn. Đổ hỗn hợp vào hũ sành, đậy kín và đem phơi nắng.
Bổ sung nguyên liệu phụ trong quá trình làm mắm theo quy trình sau.
Sau 4 tuần cho thêm xung rượu.
Sau 6 tuần cho thêm bột thính.
Sau tuần cho bột thính và bột gừng vào hũ, đậy kín.
Sau 10 tuần chuyển mắm từ hũ sành sang những chai thủy tinh, đậy nút chặt rồi đem phơi nắng liên tục, 1 -2 tháng sau là ăn được.
Mắm rươi mở ra thơm nức mùi thính ngấu với vỏ quýt, gừng, rươi.
Món mắm rươi ăn với các loại rau sống rất ngon miệng. Ảnh minh họa.
Pha mắm rươi sao cho ngon, chuẩn vị, hợp miệng ngày mưa bão, giá lạnh
Mắm rươi làm xong có thể cho vào tủ lạnh bảo quản, đến khi ăn thì lấy ra. Mắm rươi pha chấm các món luộc như rau luộc (rau muống, bắp cải...), thịt luộc, món hấp, món cuốn... ngon quên sầu.
Ăn mắm rươi phức tạp nhất bởi phải dùng nhiều nguyên liệu đi kèm như thịt luộc, rau cải gieo, cải cúc, rau cần, xà lách, thơm, mùi, hành chẻ, gừng, vỏ quất, hạt tiêu, ớt, chanh, khế, chuối chát và rượu nếp cái hoa vàng.
Và một món thiếu là mất ngon là bông tôm he (ruốc tôm) - nhất là khi ăn với rau cần, cải cúc...
Đầu tiên phi thơm hành, cho chút thịt băm vào xào săn.
Cho mắm rươi vào chưng tới khi đặc lại rồi thêm ớt, đường, gừng, vỏ quít thái chỉ trộn đều rồi bắc xuống.
Trút mắm ra chén, rắc tôm bông lên trên.
Mâm mắm rươi bày ra nhìn đã thấy ngon vì có rau sống rửa sạch, hành củ chẻ ngâm dấm, lạc rang vàng xát vỏ rất thích mắt. Ăn mắm rươi phải nhẩn nha, đông người mới ngon.
Cách ăn 1 : Đặt lá rau xà lách vào đĩa. Gắp 1 miếng thịt luộc trắng, cọng hành trắng nõn, miếng vỏ quýt vàng tươi, gừng hồng phớt, cải cúc xanh nõn, cải gieo xanh mơ, cần trắng ngần, lạc rang vàng ươm, khế vàng nhạt, chuối chát đùng đục...
Múc 1 thìa nhỏ mắm rươi nâu sẫm có ruốc tôm hồng khẽ đặt lên trên cứ thế ăn (không cần cuốn).
Món ăn hài hòa các vị béo, ngậy, cay, nồng, ngọt, mát quyện lẫn hương vị thơm ngon tuyệt đỉnh của mắm rươi.
Cách ăn 2: Cách ăn này đơn giản hơn là phi hành, gừng. Cho cà chùa vào xào rồi cho nước nấu thành canh ăn với rau sống.
Cách làm mắm cáy đậm đà chuẩn vị Bắc Bộ không lo bị hỏng Cách làm mắm cáy sao cho ngon, đậm đà mà không bị mùi không phải ai cũng biết. Bởi đây là loại mắm chỉ nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy chỉ là một món ăn dân dã nhưng lại không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân một số tỉnh như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình....