Đặc sản heo lai hấp, nướng ống tre
Với cách chế biến độc đáo theo kiểu của người Ê Đê, món thịt heo hấp, nướng ống tre của tỉnh Đắk Lắk vừa lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020-2021.
Món ăn có hương vị thơm ngon, cho thấy ẩm thực Đăk Lăk tiếp tục kế thừa khéo léo những tinh hoa ẩm thực của các cộng đồng dân tộc tại chỗ và biến tấu phù hợp với đời sống hiện đại.
Vừa nhanh tay trộn đều thịt heo với các loại gia vị đã được chuẩn bị và sơ chế sẵn, bà Trần Thị Kim Liên, Bếp phó tại khu du lịch Ko Tam (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, món ăn này có các thành phần chính là thịt heo rừng lai và các gia vị thiên nhiên khác. Trong đó, gia vị đặc trưng nhất là ớt xiêm, tiêu xanh, ngò gai ta và lá é trắng. Các gia vị cũng có thể được thay đổi theo mùa, do hoàn toàn được trồng thuận tự nhiên.
Theo bà Liên, món này chế biến không cần phải quá cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, quan trọng là các nguyên liệu đều phải thật tươi, kể cả ống tre bao ngoài.
“Thịt phải ngon, tươi, có cả mỡ cả nạc cả da cân đối và tươi mới ngon được. Và ống tre cũng phải rất tươi, khi có khách đặt, sáng mình đi chặt tre, lúc đó tre mới có độ ngọt, thơm và khi nướng thịt lên thì ngon lắm. Rồi gia vị cũng tự mình pha chế, tự làm hết” – Bà Liên cho biết.
Sau khi ướp đều và để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị, thịt heo được cho vào ống tre, đầu ống được bịt bằng lá chuối và nướng trên than hồng hoặc trong lò áp suất cao trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Thịt heo được tẩm ướp gia vị và để khoảng 15 phút.
Đối với nướng trên bếp than, công đoạn nướng thịt rất quan trọng. Để tránh bị cháy, người nướng cần quan sát để lật trở ống, có như vậy thịt chín mới đều. Khi thấy vỏ ống tre bên ngoài chuyển màu vàng cháy xém, hương thơm mùi thịt lan tỏa là có thể thưởng thức. Thịt heo nướng ống tre khi nhìn qua sẽ giống như thịt heo hấp vì được nướng qua một lớp tre nên thịt vừa thơm vừa giữ được độ mềm, phần bì giòn ngậy, phần mỡ béo nhưng ít ngấy. Miếng thịt chín không bị bén mùi khói, tro than, không quá khô vì mất nước. Món này được dùng kèm với muối ớt xanh và rau thơm. Vị cay nồng của ớt và vị thơm của thịt đã tạo nên một món ăn hấp dẫn du khách.
Chị Nguyễn Thị Hoài Bão, ở thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, khi thưởng thức món ăn này cảm nhận, “Món ăn có một đặc trưng riêng của Tây Nguyên, hương vị rất ngon, đậm đà. Các gia vị đưa vào của người Ê Đê ngấm vào từng thớ thịt cho nên khi ăn có cảm giác khó tả lắm, trong đó có mùi sả, mùi riềng, mùi hạt tiêu, rồi cả hương vị của một số lá cây mà chỉ có người đồng bào Tây Nguyên mới có”.
Video đang HOT
Sau khi tẩm ướp gia vị, thịt heo được bỏ vào ống tre tươi.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng Ko Tam, món Heo lai hấp, nướng ống tre được chế biến theo ẩm thực truyền thống của người Ê Đê tại Đắk Lắk và được phối trộn, tẩm ướp các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có, vì thế mà mang đến hương vị đặc trưng riêng có ở nơi đây. Đặc biệt, thịt heo lai là một nguyên liệu làm nên nét riêng của món ăn, bởi heo lai được lai tạo nhân giống từ heo cỏ (heo ỉ) với heo rừng. Cùng với quá trình chế biến món ăn là cả một câu chuyện về văn hóa và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà mới đây, món heo lai hấp, nướng ống tre ở khu du lịch Ko Tam đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam lựa chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020-2021.
Đầu ống được bịt bằng lá chuối.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh chia sẻ, “Tỉnh cũng giới thiệu các món ngon của Đắk Lắk lên và Viện Kỷ lục đã cho người đi kiểm tra, thẩm định rất nhiều lần sau đó có thông báo và quyết định về món heo lai hấp, nướng ống tre. Riêng món này tôi cực kỳ vui bởi vì chúng tôi có câu chuyện và chúng tôi suy nghĩ ra khi làm du lịch là tạo ra một món ăn đặc sản vùng miền và phải bảo tồn giữ gìn những giống mà trời sinh ra ở đất nước mình”.
Người Ê Đê thường dùng cách nướng trên bếp than, trở nhiều lần cho thịt trong ống chín đều và không bị cháy.
Như vậy, cùng với món cơm lam gà nướng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (giai đoạn 2011 – 2016), đến nay tỉnh Đắk Lắk đã có 2 món ăn lọt vào Top 100 Việt Nam. Cùng với đó, trong những năm gần đây, các món ăn được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có của người dân tộc tại chỗ như canh cà đắng, gỏi cà đắng cá khô, các món từ đọt mây, lá bép,… xuất hiện ngày càng nhiều trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn và được thực khách ưa chuộng. Từ các nguyên liệu và cách chế biến kiểu truyền thống, nhiều đầu bếp đã có sự biến tấu phù hợp để món ăn phù hợp với khẩu vị của thực khách, tạo nên sự đa dạng phong phú của các món ăn mà vẫn giữ được những nét độc đáo trong ẩm thực của cộng đồng dân tộc tại địa phương./.
Những món bánh có tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam, toàn là đặc sản nức tiếng ở mỗi địa phương nhưng lại cực hiếm người biết
Đã bao giờ bạn được nghe qua hay có cơ hội thưởng thức những món bánh đặc sản với tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam này chưa?
Thật hiếm nơi nào sở hữu nền ẩm thực phong phú, đa dạng như Việt Nam chúng ta. Bên cạnh những "món ăn quốc dân" đã quá nổi tiếng như phở, bún, bánh mì... thì mỗi vùng miền, mỗi tỉnh thành lại xuất hiện nhiều loại đặc sản trứ danh khác nhau khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi. Trong đó nổi bật hơn cả có lẽ là những món bánh.
Nước ta có vô vàn loại bánh đặc sản khác nhau, để kể tên thì chắc... tới mai cũng chưa xong. Trong số đó, có nhiều loại gây tò mò ngay từ tên gọi kỳ lạ và không phải ai cũng biết đến.
1. Bánh gio
Bánh gio (hay bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng) được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro (tức tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá đem luộc chín trong nồi. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước, và đây cũng được xem là đặc sản số 1 của tỉnh Bắc Kạn.
2. Bánh cóng
Bánh cóng (hay bánh cống) là một đặc sản của người Khmer Nam Bộ thuộc tỉnh Sóc Trăng, trong đó xã Đại Tâm là nơi nức tiếng nhất. Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (tiếng Khmer). Tuy nhiên vì tên khó nhớ nên sau được gọi là bánh Cóng, ý để chỉ hình thức bánh được đổ vào chiếc Cóng - một dụng cụ có dáng tựa như phin cà phê với tay cầm dài như vá múc canh để người chiên bánh cầm đỡ nóng. Bánh cóng sau khi chiên giòn lên có màu khá sậm, thường được dùng kèm với rau xanh và nước mắm chua ngọt.
3. Bánh cáy
Bánh cáy là đặc sản nổi tiếng của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thường được làm từ một số nguyên liệu như nếp cái hoa vàng, gấc, mạch nha, mứt dừa, mè, đậu phộng rang thơm lừng. Sở dĩ gọi "bánh cáy" là vì trông màu sắc nhìn giống trứng con cáy (một loại cua càng đỏ). Có thuyết lại nói rằng vì bánh thơm ngon nên được quan chức địa phương chọn làm vật phẩm dâng vua, vua ăn thấy vị bùi, ngọt lại hơi cay của gừng nên mới hỏi tên, viên quan dâng bánh nói rằng đó là bánh cay, sau đọc chệch thành bánh cáy cho tới ngày nay.
4. Bánh Pía
Bánh pía thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu, là những chiếc bánh nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ. Từ pía bắt nguồn từ tiếng Triều Châu là "pi-é", âm Hán Việt có nghĩa là bánh. Ngày nay, đây được xem là đặc sản nức tiếng của tỉnh Sóc Trăng.
5. Bánh uôi
Bánh uôi là đặc sản và niềm tự hào của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, thường được người địa phương nơi đây gọi là "peẻng uôi" (trong tiếng Mường thì từ này không có ý nghĩa rõ ràng). Ngoài ra, bánh còn có nhiều tên gọi hay ho khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết,... Bánh uôi có nguyên liệu chính là bột nếp nương, gồm hai loại: nhân mặn làm từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, còn nhân ngọt làm từ hạt nho nhe (một loại hạt có ở địa phương) hoặc từ đậu xanh.
6. Bánh khọt
Bánh khọt là món đặc sản nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Có hai cách lý giải tên gọi của món ăn này. Một là xuất phát từ âm thanh khọt khọt vang lên khi người ta cho bột vào chảo. Hai là ngày xưa người dân nghèo chỉ có tiền làm món bánh toàn bột, gọi lâu chệch thành "khọt". Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm hoặc các loại hải sản, trứng cút, khi ăn thường dùng kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt.
7. Bánh tai
Bánh tai là một đặc sản của vùng làng quê Phú Thọ. Trước kia, bánh được gọi là "bánh trai" vì được nặn theo hình con trai. Nhưng về sau, dân gian gọi tắt là bánh tai. Nguyên liệu để làm món bánh khá đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và các loại gia vị cần thiết.
8. Bánh gật gù
Là đặc sản của huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài khá giống với bánh phở, bánh cuốn. Người dân vùng này truyền tai nhau rằng ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.
9. Bánh ngải
Thoạt nghe tên chắc hẳn nhiều người sẽ hiểu lầm, nhưng bánh ngải thực chất được làm từ lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo, là một đặc sản nức tiếng của người Tày ở Lạng Sơn. Bánh có hình tròn dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm với lớp vỏ dẻo, nhân vừng đen bùi ngọt kết hợp với đường phèn thơm lừng bên trong.
10. Bánh răng bừa
Bánh răng bừa có nơi còn gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá, nhưng người Thanh Hóa gọi tên như vậy vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào các ngày rằm, ngày giỗ, Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chính của nó là gạo tẻ, còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị.
Thơm lừng lẩu mắm U Minh Người dân Cà Mau nói chung, U Minh nói riêng, ăn cơm thường có các món ăn kèm, trong đó, lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu ăn kèm với nhiều loại rau đồng) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của người dân U Minh Hạ. Theo lời ông Trần Văn Nhì (63 tuổi, ở rạch Bà Thầy,...