Đặc sản Đồng Tháp: Bánh phồng tôm Sa Giang
Nói về đặc sản của Sa Đéc thì ngoài hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng khắp nơi thì không thể không kể đến bánh phồng tôm Sa Giang.
Thị xã Sa Đéc là nơi chuyên sản xuất bánh phồng tôm nhiều nhất cả nước và Sa Giang là một thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu.
Thị xã Sa Đéc là nơi chuyên sản xuất bánh phồng tôm nhiều nhất cả nước và Sa Giang là một thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu.
Chiếc bánh phồng tôm khi chưa chế biến (chiên) chỉ bằng cái miệng ly uống nước trà nhưng khi chiên thì bánh phồng lên gấp 2-3 lần nên được gọi là bánh phồng tôm.
Video đang HOT
Nguyên liệu làm bánh phồng tôm gồm có bột khoai mì, tôm xay, hạt tiêu giã nhỏ và bột nở. Hỗn hợp nguyên liệu được trộn đều với nhau và nhồi vào những chiếc túi vải dài hình ống. Sau khi hấp cho bánh chín thì người ta đem cắt ra thành từng lát tròn mỏng và đem phơi khô.
Có hai cách chế biến bánh phồng tôm thông dụng. Một là cho bánh vào dầu ăn và chiên sâu. Đợi đến khi bánh nở to và chuyển sang màu vàng là có thể dùng ngay. Cách thứ hai là rang bánh bằng cát. Lựa cát sạch, sàng hết tạp chất rồi cho cát vào chảo lớn. Cho khoảng một muỗng dầu hoặc mỡ vào cát trộn đều (để cát không dính vào bánh phồng tôm), chờ khi cát nóng thì cho bánh phồng vào. Cách làm thứ hai hơi công phu nhưng được cái là tiết kiệm được một lượng dầu ăn đáng kể mà bánh vẫn rất ngon.
Thật tự hào khi du khách đến với Sa Đéc thường tìm mua hủ tiếu và bánh phồng tôm Sa Giang về làm quà. Bánh phồng tôm chiên có độ giòn, xốp. Bánh có vị ngọt ngọt, beo béo, một chút vị cay của tiêu và vị thơm đặc trưng của tôm. Những hương vị ấy cứ hòa quyện vào nhau, giòn tan nơi đầu lưỡi làm thực khách ăn rồi lại muốn ăn thêm cái nữa.
Bánh phồng tôm được dùng như một món ăn khai vị, ăn cùng với gỏi trong các bữa tiệc. Hoặc đơn giản chỉ là thưởng thức chiếc bánh phồng tôm chiên rồi nhấp thêm ngụm trà nóng, cảm giác thật là thú vị.
Đủ kiểu hủ tiếu 'gốc' Sa Đéc: nước, trộn, xào giòn... tha hồ thưởng thức
Nhắc đến Đồng Tháp thì không thể bỏ qua hủ tiếu nước và khô Sa Đéc. Với vị ngon khó cưỡng, thực khách dù là mới ăn lần đầu cũng thấy khó quên vô cùng.
Bên cạnh việc được mệnh danh là xứ sở của loài quốc hoa cao quý, Đồng Tháp còn có nhiều món ngon khó cưỡng.
Nhắc tới đặc sản món ngon tại Đồng Tháp, không thể không kể tới hủ tiếu Sa Đéc. Mặc dù không được nổi đình nổi đám như hai người anh em hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Mỹ Tho thế nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn chiếm một vị trí ưu tú trong lòng du khách đam mê ẩm thực.
Nổi bật trong các quán hủ tiếu tại Sa Đéc, quán hủ tiếu Bà Năm, hủ tiếu Bà Sẩm hay hủ tiếu Văn Vĩ,... có tuổi đời lâu năm và hương vị đặc sắc nhất.
Hủ tiếu Sa Đéc là loại sợi làm từ bột gạo màu trắng sữa, mềm nhưng không bở và còn dai dai giòn giòn nữa, đặc biệt là rất thơm, hương thơm của mùi gạo mới. Ảnh minh họa: IT
Hủ tiếu Sa Đéc có rất nhiều cách chế biến như hủ tiếu nước, hủ tiếu khô hay có người gọi là hủ tiếu trộn và hoặc là hủ tiếu xào giòn. Hủ tiếu Sa Đéc ăn kèm nước dùng ngọt thanh nhưng không quá béo ngậy. Vì thế có nhiều người có thể ăn vài tô liền mà không hề thấy ngán.
Ngoài ra, hủ tiếu Sa Đéc có thể ăn kèm với rất nhiều món khác như tim, gan, thịt nạc dăm, chả lụa, trứng cút, tóp mỡ cùng hành tỏi phi thơm hoặc có thêm quẩy và dĩa rau sống kế bên. Đặc biệt, tô hủ tiếu nóng hổi phải có rắc chút tiêu xay ở trên để khi ăn vừa có mùi thơm nồng dậy vị mà tính nóng của tiêu sẽ làm cho cơ thể ấm hơn.
Hủ tiếu Sa Đéc còn đặc trưng với món hủ tiếu khô với loại nước xốt không ở đâu giống được. Nước xốt trộn hủ tiếu có vị chua chua ngọt ngọt đậm vị. Tong đó có một nguyên liệu không thể thiếu mà người dân ở đây gọi là "nước tương chùa". Khi ăn thì hủ tiếu khô cũng có chén nước súp ngọt thơm đi kèm. Tuy nhiên, cái khác ở đây là người miệt Đồng Tháp làm sẽ trộn ra đĩa chứ không để ở tô như các vùng khác. Với nước xốt sền sệt sánh quện thêm chút đường và đậu phộng rang đậm đà vị quê hương thì ai ghé qua cũng muốn thử.
Qua thời gian, người nấu có thể biến tấu thêm thắt những món ăn kèm cho phong phú hơn để người ăn dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với khẩu vị và sự yêu thích của bản thân. Có chỗ thêm xá xíu rồi chút hành là xanh xắt nhuyễn làm cho dĩa hủ tiếu có màu sắc bắt mắt hơn mà người miền Tây hay nói vui là xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng.
Dù là trẻ em hay người lớn thì cũng đều sẽ bị kích thích vị giác và sẽ muốn thưởng thức ngay tô hủ tiếu hấp dẫn và thơm nức mũi như thế. Hủ tiếu Sa Đéc thực sự là món ăn nhất định phải thử khi ghé thăm vùng sen hồng bên dòng Sa Giang.
Món đặc sản Đồng Tháp níu chân du khách Món đặc sản Đồng Tháp ngon mê ly. Đến đây du khách không chỉ có cảnh khiến du khách phải phát cuồng mà đồ ăn còn ngon mê ly. Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món đặc sản Đồng Tháp qua bài viết sau nhé! Món đặc sản Đồng Tháp hút hồn khách du lịch Cá...