Đặc sản đậu phụ làm từ nước bùn núi lửa, hương vị thơm ngon lạ lùng
Dù vẻ ngoài không khác các loại đậu phụ truyền thống nhưng đậu phụ làm từ nước bùn núi lửa ở Đài Loan khá chắc, ăn bùi và chế biến theo kinh nghiệm của người dân chứ không có công thức cụ thể.
Làng Luoshan tại Đài Loan (Trung Quốc) vốn nổi tiếng với món đậu phụ “độc nhất vô nhị”. Tuy là món ăn dân dã nhưng đậu phụ ở đây lại có hương vị thơm ngon lạ lùng, tạo nên nét đặc trưng riêng mà không thể tìm thấy ở các loại đậu phụ khác. Đó chính là nhờ một thứ nguyên liệu ít ai biết, nằm trong bí quyết mà chỉ người dân ở làng Luoshan mới tìm ra. Đó chính là nước được lấy từ núi lửa bùn.
Nhiều năm nay, đậu phụ làm từ nước của núi lửa bùn đã trở thành đặc sản “hút” khách ở làng Luoshan. Làng này có khoảng 200 cư dân sinh sống. Trong làng, nhiều hộ dân mở nhà hàng chuyên phục vụ các món về đậu phụ hoặc tổ chức những lớp học nấu ăn hướng dẫn chế biến loại đậu phụ làm từ nguyên liệu độc đáo
Ông Lin Yih-Cheng, một trong những người làm đậu phụ có tiếng trong làng đang ngồi trước xưởng sản xuất đậu hữu cơ của mình. Người đàn ông này cũng thường tổ chức các buổi hội thảo về cách làm đậu phụ từ nước bùn núi lửa để du khách tham quan, trải nghiệm
Được biết, nước của núi lửa bùn chứa nhiều muối và khoáng chất, được thu gom từ nhiều nơi trong vùng. Người dân thường lấy nước về nhà, để yên trong khoảng một tuần cho bùn lắng xuống. Phần nước thu được có màu trong suốt, vị mặn nhẹ
Vị mặn của nước núi lửa bùn có thể thay đổi theo thời tiết. Khi trời mưa nhiều, nước muối bị loãng hơn. Những người có kinh nghiệm luôn tính toán điều này khi làm đậu phụ để thành phẩm đạt chất lượng, có mùi vị thơm ngon
Cũng bởi lý do trên mà đậu phụ làm từ nước muối của núi lửa bùn không có công thức chế biến cụ thể như các loại đậu thông thường khác. Người dân phải làm đậu dựa trên kinh nghiệm và sự tỉ mỉ. Mọi công đoạn đều được thực hiện cẩn thận, đòi hỏi sự kỳ công
Xưởng đậu hữu cơ của ông Lin đang thực hiện quá trình chế biến đậu thủ công theo phương pháp truyền thống để du khách tham quan phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại đậu. Hạt đậu tương được ngâm qua đêm và sau đó xay bằng cối đá
Đun hỗn hợp đậu xay trên bếp, thêm từ từ nước muối của núi lửa bùn vào. Tùy theo mùa và thời tiết, người ta ước tính độ mặn của nước muối để đổ lượng vừa đủ, nếu không đậu thành phẩm sẽ mất ngon
Video đang HOT
Nước đậu bắt đầu kết tủa dày đặc thì đem lọc bằng túi vải. Trong hình, ông Lin cùng cháu nội đang lọc lấy bã làm đậu
Phần bã được đổ vào khuôn gỗ rồi ép chặt…
để loại bỏ hết nước thừa và dần thu được khối đậu săn chắc
Đậu làm từ nước muối của núi lửa bùn có vị ngon khác biệt so với các loại đậu phổ biến khác ở Đài Loan. Món ăn dân dã này nhanh chóng trở thành đặc sản “hút” khách, góp phần tạo nên thương hiệu riêng cho ngôi làng Luoshan
Đặc sản 'bò leo núi' lạ miệng, khách 'toát mồ hôi' thưởng thức ở An Giang
Vốn là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lâu dần, "bò leo núi" trở thành đặc sản của vùng đất Tân Châu, An Giang và hấp dẫn du khách thập phương bởi hương vị thơm ngon cùng cách chế biến độc đáo.
Nhắc đến ẩm thực An Giang, ngoài những cái tên quen thuộc như lẩu mắm Châu Đốc, bò bảy món núi Sam, cơm tấm Long Xuyên, bánh bò thốt nốt... còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Đó chính là "bò leo núi" - món ngon trứ danh của thị xã Tân Châu.
Thoạt nghe, thực khách dễ lầm tưởng rằng món ăn được chế biến từ thịt bò nuôi trên núi. Tuy nhiên, tên gọi của đặc sản này thực chất lại bắt nguồn từ cách thưởng thức "có một không hai".
Theo người dân địa phương, "bò leo núi" là món nướng bình dân với nguyên liệu chính gồm thịt bò tươi thái lát và các loại rau củ ăn kèm khác. Đặc biệt, để nướng thịt, người ta phải sử dụng chiếc vỉ làm từ chất liệu gang, có hình dáng lạ. Loại vỉ này có thiết kế không bằng phẳng, nhô lên ở giữa như một ngọn núi, khác biệt so với các vỉ nướng thông thường.
"Bò leo núi" là món ngon nổi danh của vùng đất Tân Châu, tỉnh An Giang. Ảnh: Nguyễn Dương Tiên
Tùy từng nơi mà vỉ nướng chuyên dụng cho món "bò leo núi" được thiết kế với kích thước và kiểu dáng khác nhau để thực khách có thể chỉ ăn nướng hoặc kết hợp kèm lẩu theo sở thích.
Anh Nguyễn Đạt, chủ một quán ăn thị xã Tân Châu cho biết, nguyên liệu và cách thưởng thức món ăn này cũng khá đơn giản. Mỗi suất "bò leo núi" được phục vụ gồm những miếng thịt bò thái lát mỏng, trứng gà tươi, các loại rau ăn kèm như đậu bắp, hành tây, cà rốt...
Theo anh Đạt, "bò leo núi" là món có nguồn gốc từ Campuchia nhưng được người dân An Giang học hỏi và chế biến thành đặc sản của vùng đất. Bởi vậy, nếu không phải đầu bếp địa phương thì khó mà nắm được "bí quyết" riêng để làm món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn.
Những miếng thịt bò đỏ tươi được thái hơi dày, tẩm ướp gia vị vừa ăn với "bí quyết" riêng mà chỉ những người đầu bếp địa phương mới biết. Ảnh: Nguyễn Tuyết
Qua bàn tay khéo léo của người dân Tân Châu, "bò leo núi" trở thành món ngon mang hương vị riêng, khác biệt với những kiểu bò nướng khác trong ẩm thực của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Nguyễn Vũ Tuấn
"Để món nướng thơm ngon và đậm đà nhất, người ta thường tẩm ướp thịt bò với các nguyên liệu như hành, tỏi, muối, đường, dầu hào hoặc loại sốt riêng. Đặc biệt không thể thiếu trứng gà tươi.
Trứng gà được khuấy đều, ướp cùng thịt bò rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, khi nướng sẽ tạo ra mùi thơm rất hấp dẫn. Trứng gà tươi không chỉ làm thịt bò mềm hơn mà còn tạo vị ngọt, bùi hấp dẫn", anh Đạt nói.
Để thưởng thức "bò leo núi", đầu tiên, người ta đặt một miếng mỡ lợn trên đỉnh vỉ. Bếp than hồng tỏa nhiệt, làm nóng vỉ khiến mỡ chảy đều xung quanh, lúc ấy, thực khách bắt đầu cho thịt bò lần lượt lên trên. Việc dùng mỡ lợn thay dầu ăn hay bơ thực vật giúp món ăn có độ béo ngậy và mùi vị thơm ngon hơn.
Khi vỉ nóng lên, mỡ chảy xèo xèo còn tạo ra thứ âm thanh nghe khá vui tai. Thực khách cho thịt bò lên vỉ, có thể phết thêm ít bơ vàng óng để tăng vị thơm ngon, đậm đà cho món ăn.
Chiếc vỉ nướng có thiết kế đặc biệt giống như ngọn núi nên món ăn được đặt tên là "bò leo núi". Xung quanh vỉ có nhiều lỗ nhỏ để mỡ chảy đều khắp nơi. Ảnh: @loanlebabies
Món bò nướng này chuẩn vị nhất là cuộn kèm với bánh tráng, rau sống và chuối chát,... rồi chấm cùng chao hoặc mắm pro-hốc (một loại mắm đặc trưng của người dân vùng biên giới An Giang). Vị mềm, đậm đà của thịt bò hòa quyện cùng vị thanh mát của rau sống, kết hợp với nước chấm lạ miệng khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Ở một số nơi, người ta kết hợp vỉ nướng này để ăn lẩu. Bởi vậy, nhiều người còn hài hước gọi "bò leo núi" là món "ăn một được hai", thực khách có thể ăn cả lẩu và nướng theo ý thích.
Phần mỡ lợn cùng gia vị của thịt bò ướp trứng gà nướng từ từ chảy xuống nồi nước lẩu sôi lăn tăn. Khách chỉ cần nhúng thêm rau và mì tôm vào và thưởng thức.
Thực khách có thể thưởng thức đặc sản "bò leo núi" kèm lẩu, vừa ngon vừa no bụng. Ảnh: Ami Xương
Món "bò leo núi" thưởng thức khi còn nóng, dễ khiến thực khách "đổ mồ hôi" nên thường được ưa chuộng vào buổi tối. Hoặc những dịp cuối tuần, ngày lễ có nhiều thời gian rảnh rỗi, người địa phương hoặc du khách lại lựa chọn món ăn này để "lai rai".
Dù "bò leo núi" chỉ có ở Tân Châu nhưng nhiều thực khách từ xa như TP.HCM hay Đồng Tháp cũng không ngần ngại vượt trăm cây số tới đây để được thưởng thức món ăn trứ danh vùng biên giới.
Với vị ngon khác lạ và giá thành bình dân, món "bò leo núi" dễ dàng chiều lòng được cả những thực khách khó tính, trở thành đặc sản không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất An Giang. Ảnh: Pé Hiếu
Anh Đạt chia sẻ: "Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng khách đến tham quan vãn cảnh rất đông. Dù ở vùng biên giới khá xa nhưng nơi đây vẫn thu hút đông đảo du khách từ nhiều nơi tới thưởng thức bò leo núi, ví dụ như TP. HCM, Đồng Tháp... Có lúc cao điểm, quán mình tiêu thụ hơn 100kg thịt bò".
Chị Thanh Thúy, một thực khách đến từ TP.HCM bày tỏ: "Mình từng thưởng thức bò leo núi ở một số nơi nhưng không ngon và chuẩn vị bằng ở Tân Châu. Thịt bò được tẩm ướp đơn giản nhưng hương vị rất khác biệt nên ăn một lần thấy thích ngay. Món ăn này cũng có giá thành bình dân, chỉ khoảng 150.000 - 200.000 đồng/suất cho 4 người, tùy lượng thịt bò và đồ ăn kèm".
Bánh cốm Hà Nội hương vị truyền thống đong đầy hồn Việt Vị ngọt dịu nhẹ cùng hương thơm thoang thoảng hương hoa bưởi đã tạo lên thức bánh truyền thống đong đầy hồn Việt - Bánh cốm Hà Nội. 63 tỉnh thành trên cả nước với sự đa dạng trong nền ẩm thực vô cùng độc đáo và riêng biệt. Mỗi vùng miền đều có những nét văn hóa riêng về ẩm thực, đặc...