Đặc sản Đài Loan (Trung Quốc): Sự kết hợp giữa truyền thống và tinh hoa ẩm thực du nhập
Ẩm thực ở Đài Loan là sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống bản địa và tinh hoa ẩm thực du nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc đại lục, chắc chắn có thể làm hài lòng mọi du khách đặt chân đến đây.
1. Mochi (Bánh gạo)
Mochi, hay còn có tên gọi khác là doushu, là bánh gạo nếp đặc sản nổi tiếng ở Đài Loan. Món ăn này bắt nguồn từ món tráng miệng của Nhật Bản, gọi là wagashi, từ thời Đài Loan là thuộc địa Nhật Bản. Mochi trở nên nổi tiếng trong nhiều năm trở lại đây nhờ một cửa hàng bán mochi Hakka (Khách Gia) ở Hualien (Hoa Liên), kiểu mochi truyền thống, của ông chủ Tseng.
2. Mì gạo
Mì gạo.
Mì gạo đã được du nhập từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào đảo Đài Loan từ hơn một trăm năm nay ở làng Fengkeng, huyện Trường Hoa, sau đó lan sang cả thị trấn Puli (Phố Lý). Cùng với mì gạo Fengkeng, mì gạo Hsinchu (Tân Trúc) là một trong hai loại mì gạo nổi tiếng nhất ở Đài Loan.
Thành phố Hsinchu có khí hậu rất lý tưởng với nhiều gió và ánh mặt trời để làm khô và chế biến mì gạo. Du khách có thể mua mì gạo đặc sản Đài Loan làm quà biếu tặng hoặc chế biến món ăn theo ý muốn.
Video đang HOT
3. Chè trà (Lei-cha)
Lei-cha là loại nước giải khát truyền thống Hakka và đặc biệt hữu hiệu với những người ăn kiêng tại Đài Loan. Chè là hỗn hợp các nguyên liệu bao gồm trà, đậu và hoa quả được nghiền nát, phơi khô để loại bỏ dầu, khi ăn sẽ dùng nước nóng để trộn các nguyên liệu.
Đây là một món ăn đặc sản ẩm thực Đài Loan rất lành mạnh và tiện lợi mà bạn có thể thưởng thức tại quận Meinong (Mỹ Nùng), thành phố Kaohsiung (Cao Hùng), hay thị trấn Nanzhuang (Nam Trang), quận Miaoli (Miêu Lật), hoặc xã Beipu (Bắc Phố), huyện Hsinchu.
Đây là món ăn thể hiện sự kết hợp giữa hai hương vị từ đại dương và đất liền, mang tính biểu tượng của đảo Đài Loan. Thành phần của món ăn này ngoài trứng và hàu còn có tinh bột khoai lang, khi ăn sẽ kèm với loại nước sốt riêng có vị chua ngọt và ngon miệng có thể hài lòng bất kỳ ai.
Du khách có thể thưởng thức món ăn này ở hầu hết các khu chợ, nổi tiếng nhất là chợ Yongle, thành phố Tainan và chợ đêm Shilin (Sỹ Lâm), thành phố Taipei (Đài Bắc).
4. Mì bò
Đặc sản của ẩm thực thành phố Đài Bắc chính là món mì bò trứ danh. Nghe tên gọi của món ăn này ai cũng đều tưởng chừng như cách chế biến rất đơn giản, chỉ với mì sợi và thịt bò, nhưng thực chất, món ăn này được những vị đầu bếp tài ba chế biến cực kỳ khéo léo công phu.
Sợi mì phải được làm từ gạo, thân sợi to, có màu vàng nhạt, thịt bò phải được lấy ở phần bắp, thịt mềm, gân và xương bò được ninh nhừ thành nước dùng. Mì bò rất đậm đà và thơm ngon, khi ăn có thể kèm với đậu phụ và rau cải xanh cho thanh mát hơn.
Kẹo đậu phộng nổi tiếng nhất ở Đài Loan được sản xuất tại đảo Kinmen (Kim Môn), nơi có bầu không khí vô cùng trong lành. Đậu phộng sau khi được nghiền và nấu chín với đường mạch nha sẽ được để nguội cho đến khi rắn lại.
Sau đó, người ta cắt thành những thanh nhỏ, rồi đóng gói vào túi hoặc hộp rất vuông vắn để khách du lịch mua về có thể tiện lợi biến thành một món quà biếu lịch sự mà ý nghĩa.
Bánh bao trà sữa trân châu ở chợ đêm Đài Loan
Cửa hàng bánh bao trà sữa trân châu tại chợ đêm Đông Môn khá nổi tiếng, giá bán ở mức bình dân, luôn đông khách.
Trà sữa trân châu là đặc sản của Đài Loan. Người Đài sáng tạo ra vô số món ăn dựa trên thức uống nổi tiếng này. Trong đó, bánh bao trà sữa trân châu có lẽ là có hương vị biến tấu "hợp lý" nhất. Cách đây ít lâu, cơn sốt trà sữa trân châu "đổ bộ" vào Việt Nam, mang theo cả loại bánh thú vị này. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết khi thưởng thức nó ở chính quê hương sẽ có hương vị thế nào.
Người đầu bếp chế biến vỏ bánh bao giống với cách thông thường, chỉ khác là thêm nguyên liệu bột trà. Phần nhân bên trong là sốt trà sữa và không thể thiếu những hạt trân châu nóng hổi, dẻo thơm, ngọt đậm vị đường đen. Bánh ngon nhất là khi mới ra lò, còn bốc khói nghi ngút.
Nhân bánh cũng là phần khó làm nhất. Nó phải đảm bảo được độ lỏng, sệt, không được quá đặc hay cứng lại, cũng không được quá lỏng như trà sữa bình thường. Người Đài Loan có thói quen nấu trân châu đường đen tươi tại chỗ để phục vụ kèm sữa tươi hoặc trà sữa. Họ cũng dùng chính phần trân châu đen nóng và thơm này để làm bánh bao, do đó, hương vị rất tuyệt.
Thực khách thích nhất là trải nghiệm bẻ đôi chiếc bánh, để phần trà sữa lỏng bên trong trào ra ngoài, tăng thêm độ phấn khích cho các video review. Khách có thể mua mang đi hoặc ăn ngay tại chỗ. Một số người lại thích ăn theo kiểu bánh bao nước (tang bao), tức là cắm ống hút vào giữa bánh để hút phần sốt bên trong. Bạn cũng có thể dùng dĩa và ăn trên đĩa cho hợp vệ sinh và dễ ăn hơn.
Blogger Phan Thế Anh, người có thời gian sinh sống và học tập ở Đài Loan hơn 4 năm, vừa có cơ hội trải nghiệm bánh bao trà sữa trân châu. Trong video trải nghiệm mới đây, Thế Anh đã ghé qua một cửa hàng bánh bao trân châu nổi tiếng nhất ở chợ đêm Đông Môn (Tân Trúc). Tân Trúc cách Đài Bắc chỉ khoảng một giờ đi xe.
Giá mỗi chiếc bánh khá rẻ, chỉ từ 20 đến 30 NTD (tương đương 15.000 - 20.000 đồng). Theo blogger, quán bắt đầu bán từ chiều, lúc đông nhất, thực khách sẽ phải xếp một hàng dài mới tới lượt. Bánh ở đây khá ngon, hương vị giống như "đang uống một ly trà sữa".
Nguyên Chi
"Làm mới" món mì bò truyền thống với cách đặc biệt Mì bò nấu kiểu này hương vị đậm đà, từng miếng thịt bò mềm ngon khiến cả nhà ai nấy ăn cũng đều thích mê. Nguyên liệu làm mì bò 500g thịt bò nạm 3 thìa súp xì dầu 1 thìa súp xì dầu đen (hắc xì dầu) 1,5 thìa ớt sa tế 1 cái hoa hồi 1 miếng gừng nhỏ 3 miếng...