Đặc sản bo bo- hàng lâm sản phụ mang lại thu nhập khá cho đồng bào
Trong những ngày này, người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như: Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… đang tập trung thu hoạch quả bo bo. Đây là hàng lâm sản phụ mang lại thu nhập khá cho đồng bào.
Quả bo bo còn gọi là bon bo, mạc cà, cọ cà… là cây hoang dại phân bố rộng rãi trên đất lâm nghiệp; sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng tự nhiên. Ảnh: Cường Phương
Theo phân loại của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Bình – Trung tâm bảo tàng thiên nhiên, Viện khoa học Việt Nam, thì cây bo bo được gọi một cách phổ thông là riềng Quảng Tây, tên khoa học là Alpinia Kwwangsiensis T.L Wussj Chen thuộc chi Riềng – Alpinia, họ Gừng (Zingiberaceae). Trong ảnh, một người phụ nữ xã Tri Lễ, huyện Quế Phong đang luộc những quả bo bo vừa đi thu hái về. Ảnh: Cường Phương
Sau khi luộc xong, những quả bo bo được người dân bóc hết sức cẩn thận để mang sấy hoặc phơi khô. Ảnh: Cường Phương
Hiện đang là mùa thu hái quả bo bo, từ người già cho đến trẻ nhỏ ở các huyện miền núi Nghệ An đều tham gia vào mùa vụ, mang lại thu nhập khá. Mỗi ngày một người dân có thể hái được từ 20 – 40 kg quả bo bo tươi từ rừng mang về. Ảnh: Cường Phương
Video đang HOT
Trong những năm qua, quả bo bo đang mang lại lợi ích kinh tế gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ rừng nên nhiều hộ đồng bào dân tộc ở Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương… đã biết tự bảo vệ, phát triển cây bo bo trên đất vườn, đất rừng khoán cho các hộ dân theo Nghị định 163 của Chính phủ (gọi tắt là đất 163). Ảnh: Cường Phương
Mặc dù mang lại thu nhập khá cao cho người dân, nhưng việc thu hái quả bo bo cũng mất khá nhiều công đoạn. Sau khi hái về bà con phải phơi, sấy khô. Hiện nay, giá của hạt bo bo khô dao động từ 200 – 350 ngàn đồng/ 10 kg. Ảnh: Cường Phương
Ở miền Tây Nghệ An, cây và quả bo bo được tập trung nhiều ở các huyện như: Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… Mỗi năm, có hàng trăm tấn quả bo bo được thu hái. Mặc dầu mang lại lợi ích cao nhưng nơi tiêu thụ của quả bo bo đang phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc và việc phát triển, khai thác và tìm đầu ra cho quả bo bo của bà con miền núi lại đang gặp phải những vấn đề về pháp lý. Ảnh: Phương Cường
Sau khi phơi khô, quả bo bo được các thương lái đến tận nhà để thu mua. Hiện người dân cũng không biết công dụng thực sự của thứ quả này, chỉ biết thị trường Trung Quốc thu mua nó. Có người cho rằng, quả bo bo được làm thức ăn dự trữ cho ngựa vào mùa Đông. Ảnh: Phương Cường.
Theo Cường _ Phương (Báo Nghệ An)
Nghệ An lo người dân miền núi bần cùng hóa
Không có đất sản xuất, tình trạng bán đất rừng, hệ lụy của các công trình thủy điện... khiến đời sống người dân miền núi hết sức khó khăn. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng nếu không có giải pháp căn cơ sẽ dẫn đến người dân miền núi ở Nghệ An càng ngày càng bần cùng hóa.
Tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII chiều ngày 18/6, nhiều đại biểu đã tập trung phản ánh những khó khăn mà người dân miền núi Nghệ An đang phải trải qua.
Đại biểu huyện Kỳ Sơn Lô Minh Hoạt cho rằng cần giao đất rừng do ban quản lý rừng phòng hộ quản lý nhưng không có rừng cho người dân để họ có đất sản xuất.
Theo đại biểu huyện Kỳ Sơn, diện tích tự nhiên của huyện này lớn nhất tỉnh tuy nhiên diện tích đất được giao cho các hộ dân lại chiếm rất ít. "Người dân trong huyện chỉ được giao 17.000 ha đất để sản xuất là không đủ trong khi đó có tới hơn 41.000 đất rừng thuộc các rừng phòng hộ nhưng lại không còn rừng. Đất rừng mà không có rừng thì đề nghị giao cho người dân sử dụng để sản xuất.
Việc không có đất sản xuất khiến người dân, đặc biệt là thanh niên phải rời quê hương đi làm ăn. Hiện toàn huyện Kỳ Sơn có hơn 5.000 thanh niên không có mặt tại địa phương, nhiều bản làng trắng thanh niên", ông Lô Minh Hoạt đại biểu huyện Kỳ Sơn cho biết.
Hiện ở Kỳ Sơn, 1 khối cát lên đến 600 nghìn đồng, đối với người dân miền núi thì số tiền này không nhỏ, trong khi đó tại chỗ không có mà phải xuống huyện Anh Sơn để mua.Một vấn đề nữa khiến đại biểu huyện miền núi này trăn trở chính là vật liệu để xây dựng nhà cửa cho người dân. Hiện Chính phủ đang cấm rừng nên người dân không thể khai thác gỗ để làm nhà. Trong khi đó, tỉnh lại không cho khai thác cát nên người dân không có vật liệu để xây dựng nhà cửa.
Cử tri các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn phản ánh quy hoạch rừng phòng hộ lấy đất quá rộng, trong khi đó dân không có đất sản xuất. Thẩm quyền để phê duyệt quy hoạch này là của UBND tỉnh Nghệ An. Trong đó có UBND cấp huyện có tham gia bàn bạc, thảo luận, Sở NN&PTNN thống kê, trình bày quy hoạch. Hoàn thành quy hoạch ở cơ sở mới chuyển ra cấp Trung ương, Bộ NN&PTNT phê duyệt.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu: cần có biện pháp giải quyết căn cơ tình trạng người dân bán đất lâm nghiệp nếu không người dân càng ngày càng bần cùng hóa.
"Tôi đề nghị các huyện điều tra cho kỹ, đừng để tình trạng dân chúng ta sống ở đấy hàng nghìn đời mà bây giờ không có đất sản xuất. Không có đất sản xuất, không có tư liệu sản xuất thì người dân lấy gì mà sinh sống?", đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.
Một vấn đề nhức nhối hiện nay ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An là tình trạng bán đất lâm nghiệp diễn ra nhiều. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Nghệ An thì riêng 5 huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông và Tương Dương đã có 1.243 hộ dân bán đất lâm nghiệp với tổng số 8.577 ha. Việc mua bán, chuyển nhượng này không thông qua chính quyền địa phương nên không quản lý được.
Việc mua bán đất lâm nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng người dân không có đất sản xuất, trong khi đó người mua sẽ phá rừng để trồng mới dẫn đến hệ lụy dân sẽ phá rừng để có đất sản xuất - một vòng luẩn quẩn mà người dân miền núi khó thoát khỏi.
"Chúng ta cần kiểm tra lại số liệu này để tập trung xử lý một cách căn cơ nếu không người dân chúng ta càng ngày càng bần cùng hóa", đại biểu Nguyễn Hữu Cầu trăn trở.
Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An kiến nghị cần có cơ chế phù hợp để nâng cao đời sống cho người dân miền núi.
Nâng cao đời sống cho người dân miền núi là kiến nghị của nhiều đại biểu tại cuộc thảo luận tổ. Nhiều chính sách hỗ trợ người dân miền núi phát triển sản xuất, nâng cao mức sống đã được triển khai nhưng chưa thực sự phù hợp và chưa đưa lại hiệu quả như mong muốn.
Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Lê Văn Giáp bức xúc: Đồng bào đã nghèo, không có vốn, sản xuất trên vùng đất cằn cỗi, chờ đợi giống hỗ trợ thì nhận con trâu, con bò vào mùa rét, trâu bò phát triển kém. Nhận cây giống thì đã qua mất mùa gieo trỉa, cây giống không cho năng suất.
"Việc hỗ trợ giống chỉ phát huy hiệu quả khi nó không chỉ đến đúng đối tượng mà phải đúng mùa vụ. Đề nghị cần nghiên cứu để ban hành quy trình hỗ trợ giống cho đồng bào nghèo một cách hiệu quả nhất", đại biểu Lê Văn Giáp kiến nghị.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Nghệ An "giải cứu" đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã Để đảm bảo quyền lợi cho các đội viên Dự án 6thúc00 Phó Chủ tịch xã, tỉnh Nghệ An đã chủ động bố trí, sắp xếp vị trí công tác trước khi đề án kết . Đến nay, 23 đội viên đã được bố trí đảm nhiệm các vị trí công tác đúng với chuyên môn, 2 đội viên đang ở "chế độ...