Đặc sản Bến Tre bánh phồng Sơn Đốc tuyệt ngon
Bánh phồng Sơn Đốc ngon nhất là khi được nước trên bếp lửa than hồng, khi đó bánh sẽ rất giòn và thơm.
Hơn 100 năm qua, đặc sản này vẫn có giá trị vững chắc và được xem là một trong những thức quà độc đáo nhất ở Bến Tre.
Bánh phòng Sơn Đốc đặc sản Bến Tre
Người miền Tây có câu hát: “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sông Đốc” để chỉ về 2 loại đặc sản lừng tiếng ở địa phương. Dường như ai đến Bến Tre cũng tìm cho được 2 loại bánh này trong số hàng trăm loại bánh ngon nổi tiếng. Bánh tráng Mỹ Lồng có vị thơm ngon và giòn rụm khi nướng còn bánh phồng Sơn Đốc có vị ngọt của đường phù hợp cho những người thích ngọt. Nhìn chung, bất cứ ai cũng ăn được các loại bánh này, bởi những nguyên liệu dường như đã quá thân quen.
Hơn 100 năm qua, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn giữ nguyên thương hiệu trong lòng khách du lịch gần xa. Trong khi các làng nghề khác dần dần mai một thì bánh phồng Sơn Đốc vẫn ngày ngày sản xuất bánh cung ứng ra thị trường, giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Thức quà này là sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt của bột, vị béo của trái dừa quê cùng với gia vị khác để tạo thành chiếc bánh phồng đặc sản.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, chiếc bánh phồng ở xã Hưng Nhượng đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia. Đó là tín hiệu đáng tự hào cũng như thành quả xứng đáng cho những người thợ đang từ ngày tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc. Chỉ với bột nếp, nước cốt dừa nắn thành từng mẩu, vậy mà đã trở thành chiếc bánh to sau quá trình cán bánh. Nhiều thực khách gần xa từng thưởng thức bánh phồng Sơn Đốc nhận xét rằng, đó là những chiếc bánh xốp dẻo, beo béo, ngọt lành đậm vị không trộn lẫn với bất cứ thức quà nào khác.
Tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất chiếc bánh mới thấu hiểu được người làm bánh đã kỳ công thế nào. Nếu đã từng ăn thức quà này, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của bột bánh. Nếp để làm bột là loại nếp sáp nổi tiếng ở Bến Tre. Trước khi cán bánh, gạo nếp phải được đồ thành xôi rồi giã nhuyễn cùng với các phụ liệu khác như đường cát, nước cốt dừa… Trước đây, khi chưa có máy móc, người dân ở làng nghề Sơn Đốc dùng chày giã gạo. Âm thanh ấy vốn đã trờ thành một điều gì đó gần gũi và quá đỗi thân quen.
Ngoài công đoạn xay bột, phơi nắng bánh phồng cũng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ của dân quê. Phải đợi trời nắng để phơi để cho chiếc bánh được khô giòn. Chiếc bánh phồng sau khi nướng sẽ to gấp 3 lần chiếc bánh bình thường. Bánh phồng nước dưới bếp lửa than củi có vì giòn giòn, beo béo. Trước đây, khi chiếc Sơn Đốc chưa được công nhận làng nghề thì chiếc bánh phồng chỉ được xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, Tết. Hiện tại, bánh phồng được các nghệ nhân làng nghề sản xuất quanh năm và ngày ngày cung ứng số lượng lớn ra thị trường.
Đối với khách du lịch, bánh phồng không chỉ có riêng ở Bến Tre mà thức quà này còn có ở nhiều vùng miền khác. Thế nhưng, chỉ có xứ Dừa mới có làng nghề Sơn Đốc với những chiếc bánh phồng đặc sản, là niềm tự hào của người dân tự bao đời. Đến Bến Tre, bạn đừng quên mua bánh phồng Sơn Đốc về tặng người thân, bè bạn. Những chiếc bánh ấy không chỉ ngon ngọt ở vị béo vị giòn mà nó còn chứa đựng cả cái tình cái nghĩa của những người thợ đang ngày ngày làm bánh.
Bánh phồng Phú Mỹ, món ngon ngày tết tại An Giang
Bánh phồng là một trong những loại bánh ngon đã có từ rất lâu đời. Nghề truyền thống này cho đến nay bà con ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang vẫn còn giữ và phát triển mạnh trong cả xóm, gọi "xóm bánh phồng Phú Mỹ".
Mỗi ngày, hàng vạn chiếc bánh phồng "tròn tròn như lá tía tô" này được các bạn hàng lấy sỉ đem đi bỏ mối tại hầu khắp các chợ lớn, nhỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày trước ở nông thôn Nam bộ cứ gần tết, nhà nào cũng tất bật lo quết vài ba "ổ" bánh phồng để dâng cúng Tổ tiên trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng. Nhưng nay, từ ngày có bánh phồng Phú Mỹ tham gia thị trường, mỗi khi ăn tết, bà con ở nông thôn không phải "mỗi nhà mỗi quết" nữa, nhẹ hẳn được khâu này mà vẫn thấy ấm cúng, thiêng liêng.
Không như các loại bánh khác, chỉ do bàn tay mềm mại khéo léo của "phái yếu", trong sản xuất bánh phồng, công đoạn "quết" rất nặng nhọc đòi hỏi sự đầu tư nhất định của cơ bắp, nên ở khâu này, các lao động nữ đều "nhường" cho phái khỏe. Các bà các cô chỉ việc chọn nếp cội và rặt, đem xôi chín rồi đổ vào cối cho các cánh tay gân guốc thi thố tài năng của mình.
Nếp dẻo ngoẹo, chày quết xuống như bị dính lại, do vậy phải có một người ngồi bên cạnh cái cối để "cho ăn", tức thấm tay vào thau nước rồi bôi lên mặt xôi trong cối cho đỡ bị dính chày. "Cho ăn" phải đâu là chuyện dễ, bởi họ phải liền tay xới xốc khối nếp to trong cối lên một cách thật nhịp nhàng ngay khi người quết vừa giở chày lên.
Liên tục như thế nên rất mỏi, mệt. Và, do hai bàn tay của họ luôn phải cọ xát với đáy cối, nhứt là cối đá rất nhám nên không thể không rát da.
Mãn mùa quết bánh phồng không ít người phải rướm máu ở mu bàn tay! Khi toàn bộ xôi đã được quết nát nhừ thành bột nhão, người ta mới bàn giao lại cho các bà các chị thực hiện khâu cuối cùng: ngắt và vò sơ thành từng viên nhỏ, rồi vừa dùng ống cán cán mỏng vừa xoay nhẹ để miếng bột to tròn bằng miệng tô. Xong, trải bánh lên chiếu sạch đem phơi, độ hai nắng tốt thì khô, nướng ăn được.
Lửa nướng bánh phồng "đúng sách" phải là lửa rơm, tốt ngọn. Nhưng nay, đồng cạn đồng sâu đều đã thâm canh, cọng rơm lúa, nếp thần nông quá ngắn, lại phải dành dùng vào nhiều việc khác kinh tế hơn, và cũng nhằm phòng chống hỏa hoạn, nên thay vì dùng rơm hoặc các loại chất đốt có lửa ngọn, bà con đốt vỏ dừa khô trong cái om đất để nướng, lửa không khói và rất nóng nên bánh vẫn đẹp, vẫn ngon.
Tết, chỉ cần nướng chừng nửa chục bánh phồng dâng lên để "trước cúng sau ăn", thế là không khí gia đình trở nên ấm áp, cả nhà cùng quây quần thưởng thức. Các cụ tuy đã rụng hết răng nhưng vẫn "nhai" nghe giòn rụm, ra chiều rất sướng miệng! Nói chung "nam phụ lão ấu" đều thích.
Quy trình sản xuất bánh phồng khá đơn giản, ít vốn, chưa ai làm giàu bằng nghề này, tuy nhiên nó đã giúp không ít người tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng tươm tất hơn.
Bánh phồng nếp đón Tết Ở huyện ầm Dơi (Cà Mau), vẫn còn một vài hộ dân duy trì nghề làm bánh phồng nếp truyền thống, quết bằng chày cây và cối đá. Thông qua trang Faebook bán bánh phồng nếp, chúng tôi hỏi thăm và tìm được nhà bà Huỳnh Thị Thiêu, ấp Tân Lợi B, xã Tạ An Khương Nam, người duy trì nghề quết bánh...