Đặc sản bánh tráng Bình Định từ chối 15 tỉ đồng của Shark Thái
Thấu hiểu trách nhiệm và tâm huyết với ‘đứa con tinh thần’ là món đặc sản bánh tráng Bình Định của startup IPP Sachi nên shark Thái đưa ra mức đầu tư 5 tỉ đồng đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong 1-2 năm nhưng sau khi cân nhắc, Nguyễn Hữu Vinh – nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc IPP Sachi và Trần Nhật Nhi đã từ chối.
Đến với Shark Tank Việt Nam (mùa 7 tập 3) phát sóng tối 12.8, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc IPP Sachi Nguyễn Hữu Vinh và Trần Nhật Nhi – cổ đông IPP Sachi mang đến các sản phẩm bánh tráng đặc sản làm từ lúa gạo Bình Định, để mời gọi các shark.
Hữu Vinh và Nhật Nhi kêu gọi số vốn đầu tư 10 tỉ đồng cho 10% cổ phần cho IPP Sachi
Nguyễn Hữu Vinh tiết lộ, năm 2017, sau thời gian bôn ba anh trở về quê Bình Định lập nghiệp xây dựng thương hiệu bánh tráng gắn liền với cây lúa và cây dừa. Anh Vinh đã xây dựng nhà máy 20.000m2 với đầy đủ tiêu chuẩn có thể đáp ứng được xuất khẩu, đã đạt được chứng nhận FDA, ISO, OCOP 4 sao.
Trần Nhật Nhi nhận thấy tiềm năng của Sachi khi sản phẩm có mặt ở hầu hết các quán ăn, nhà hàng tại 7 tỉnh miền Trung nên IPP Group đã tiếp cận, đồng hành với startup của Hữu Vinh, cả hai cùng quyết định đổi tên thành IPP Sachi.
Nhờ lợi thế từng học cơ khí tự động hóa, sau đó học về kinh tế, Hữu Vinh tự nghiên cứu và thiết kế ra dây chuyền sản xuất bánh tráng. Không chỉ có sản phẩm tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc, startup này cũng đã có đơn hàng xuất đi Mỹ, Canada, Đài Loan.
Nhờ có sự kết hợp bài bản của hai lãnh đạo tâm huyết nên IPP Sachi đạt ngay doanh số 24 tỉ đồng. Kế hoạch năm 2024 đề ra là phải đạt được 50 tỉ đồng, năm 2025 là 70 tỉ đồng và đến năm 2029 sẽ đạt 250 tỉ đồng.
Đến với Shark Tank Việt Nam mùa 7, Hữu Vinh và Nhật Nhi kêu gọi số vốn đầu tư 10 tỉ đồng cho 10% cổ phần IPP Sachi.
Các sản phẩm hiện có của startup này gồm bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng và một số loại snack mang thương hiệu Sachi
Kiểm tra trang web của startup, shark Minh thắc mắc cách startup quản lý chuỗi cung ứng khi nhiều sản phẩm hết hàng trên website. “Khi khách hàng họ vào trang web chính của mình mà họ thấy 40 – 50% mặt hàng đang hết hàng thì có vẻ là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc đó đúng không?”.
Nhật Nhi cho biết IPP Sachi bán hàng chủ yếu trên kênh MT và GT, bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử chỉ chiếm khoảng 5% doanh số và chưa đầu tư nhân lực. Nữ cổ đông cũng cho biết rằng IPP Sachi có hệ thống nhà phân phối ở miền Trung, chiếm 60% doanh thu. Còn kênh MT mang lại 35% doanh thu là do IPP Group phụ trách bởi đây là thế mạnh của công ty này.
Shark Hưng phân tích rằng startup đang chưa định vị rõ ràng mình là ai trong chuỗi giá trị, là làm thương hiệu hay sản xuất. “Tôi nghĩ rất khó để có được một sự phát triển đột phá vì chúng ta không rõ nét, chúng ta làm chiến lược gai mít, đâu cũng là mũi nhọn cả”, Shark Hưng nhận định và từ chối đầu tư.
Shark Minh Beta nhận định sản phẩm của startup ngon, có tính địa phương nhưng dễ bị cạnh tranh nên vị “cá mập” này là người tiếp theo từ chối thương vụ.
Shark Bình cũng từ chối đầu tư bởi thế mạnh cốt lõi của ông là D2C (bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng). Shark Phi Vân cho rằng startup nên tập trung vào bán hàng, nhất là bán hàng D2C bởi đây là kênh đang rất có nhiều tiềm năng. “Thực ra các bạn chỉ cần xây dựng năng lực cốt lõi về sale và marketing tốt hơn là các bạn hoàn toàn có thể phát triển rất tốt tại thị trường Việt Nam trước khi nói đến câu chuyện xuất khẩu”, shark Phi Vân nói.
Shark Thái đề nghị đầu tư 5 tỉ đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong thời hạn 1-2 năm. Shark Tank Việt Nam
Startup từ chối 15 tỉ đồng của shark Thái khiến thương vụ không thành công, khép lại màn gọi vốn đầy kịch tính. Shark Tank Việt Nam
Tạo được sự ấn tượng với Phó chủ tịch Thái Hương và nhất là nhận thấy tâm huyết của startup đặc sản bánh tráng Bình Định, shark Thái đề nghị đầu tư 5 tỉ đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong thời hạn 1-2 năm nhưng sau khi bàn bạc, startup quyết định từ chối shark Thái. Cả hai từ chối 15 tỉ đồng của shark Thái khiến thương vụ không thành công, khép lại màn gọi vốn đầy kịch tính, khiến nhiều khán giả truyền hình ngẩn ngơ tiếc nuối.
Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 3 còn chào đón các startup gồm: Mô hình sản xuất thời trang thể thao Riki Sport; Công nghệ đo dinh dưỡng đất Enfarm; Tương ớt lên men không qua gia nhiệt Chilica.
Riki Sport lên gọi vốn 15 tỉ đồng cho 10% cổ phần công ty để có thể bùng nổ doanh thu và đưa thương hiệu Riki Sport đi xa hơn nữa, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nên startup cần có các shark đồng hành. Tuy nhiên, Shark Minh Beta nêu quan điểm: “Băn khoăn lớn nhất của anh là liệu mình có thực sự scale up (mở rộng, phát triển) được lên không kể cả là có tiền, do anh không thấy con đường để doanh nghiệp của mình có thể phát triển lớn mạnh được nên anh không đầu tư”. Còn Shark Bình hoàn toàn tâm đầu ý hợp nên sửa deal thành 15 tỉ cho 15% cổ phần kèm yêu cầu startup dành 1/3 tâm sức để phát triển kênh D2C nên Riki Sport chốt nhận deal từ shark Bình.
Còn Công nghệ đo dinh dưỡng đất Enfarm thì với hơn 15 tỉ đầu tư ban đầu, sau hai năm phát triển đã bán thử nghiệm sau tết 2024. Tính đến thời điểm lên Shark Tank gọi vốn, startup đã bán được 500 điểm cảm biến, thu khoảng 1,5 tỉ. Shark Bình nhận xét startup lên Shark Tank hơi sớm, chưa có nhiều số liệu kinh doanh thuyết phục nên ông từ chối đầu tư. Shark Minh Beta cũng từ chối khi doanh số của startup còn ít, chưa chứng minh được hiệu quả.
Với thế mạnh sản xuất sản phẩm tương ớt lên men có hương vị tươi ngon, startup Chilica được các shark tấm tắc khen ngợi. Shark Bình và shark Hưng còn liên tục điều chỉnh đề nghị đầu tư. Tuy nhiên, thương vụ khép lại mà Chilica chưa có được “cái bắt tay” nào với các shark tại Shark Tank mùa 7.
Shark Tank - Tập 9: Shark Tuệ Lâm - Erik bắt tay rót vốn cho ứng dụng Sổ bán hàng
Gây ấn tượng khi nhóm sáng lập có background "khủng" và startup từng đạt giải Quán quân TechFest 2022, mô hình kinh doanh của Sổ Bán Hàng khiến 3 Shark giành nhau.
Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 6 tập 9 phát sóng tối 27/11 với các màn gọi vốn đầy tâm huyết của các founder cho các sản phẩm thú vị: Sổ Bán Hàng - ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại di động cho các tiểu thương; Rec Rec - thương hiệu đồ ăn vặt làm từ con dế tham cung cấp đủ đạm cho một bữa ăn; Sencar - ứng dụng thuê ô tô tự lái với giá chỉ từ 200.000 đồng/2 tiếng.
Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ - 27/11/2023
Trong đó, ứng dụng Sổ Bán Hàng của hai anh em từng đoạt quán quân Techfest được cả 3 Shark giành nhau.
Với điểm "dừng chân" gần nhất là cùng làm việc tại Lazada, cộng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy từ trước đó, hai anh em Bùi Hải Nam, Bùi Hải Long cùng nhau xây dựng nên Sổ Bán Hàng - ứng dụng quản lý bán hàng dành cho các chủ kinh doanh nhỏ từ 20 - 45 tuổi trong lĩnh vực F&B, tạp hóa, bán lẻ, đổ sỉ...
Với kinh nghiệm về thương mại, giá, Bùi Hải Nam giữ vai trò Giám đốc công ty và Hải Long có kinh nghiệm về vận hành và công nghệ là Giám đốc phát triển sản phẩm.
Mong muốn tìm một nhà đầu tư chiến lược cùng đồng hành nâng tầm công nghệ cho những tiểu thương nhỏ, anh em Hải Nam, Hải Long kêu gọi Shark đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng theo hình thức vốn vay chuyển đổi và chiết khấu tới 20% khi doanh nghiệp có định giá.
Theo hai nhà sáng lập, Sổ Bán Hàng ra đời từ giữa đại dịch với mô hình freemium cung cấp tính năng cơ bản, miễn phí sử dụng và sau 2 năm đã có hơn 500 ngàn người dùng. Từ tháng 2/2023, Sổ Bán Hàng bắt đầu áp dụng thu phí thuê bao tháng từ 100 - 300 ngàn đồng với các tính năng cao cấp, chuyên sâu hơn cho từng ngành nghề. Nhờ phát triển đội ngũ bán hàng, ứng dụng này đã có gần 10 ngàn người dùng trả phí, ghi nhận mức doanh thu hơn 1 tỷ đồng/tháng.
"Em cần cảnh giác bởi vì khi mà em bắt đầu có đội ngũ bán hàng là lỗ sẽ bắt đầu tăng lên. Vì chi phí bán hàng của cái mảng SaaS (Software as a Services -phần mềm dạng dịch vụ) này là cực kì cao", Shark Bình đưa ra cảnh báo.
Đáp lại, Hải Nam cho biết, thay vì xây dựng đội ngũ bán hàng theo kiểu push (đẩy), chiến lược của Sổ Bán Hàng là pull (kéo). "Khi họ sử dụng, mình thấy nhà bán hàng nào có tiềm năng thì khi đấy đội sale mới bắt đầu gọi, bắt đầu convert (chuyển đổi)", Hải Nam nói.
Nói rõ hơn về hiệu quả kinh doanh, Hải Nam cho biết tuy Sổ Bán Hàng đã có doanh nhu nhưng vẫn ở trong giai đoạn đầu tư. Do đó mỗi tháng startup này vẫn đang lỗ khoảng 700 triệu. Tuy nhiên, Sổ Bán Hàng vẫn cover (bù đắp) được số lỗ này nhờ kêu gọi được nguồn vốn vay chuyển đổi tư các nhà đầu tư.
Cụ thể, Sổ Bán Hàng đã gọi vốn vay chuyển đổi 2 vòng từ nhiều nhà đầu tư với tổng số tiền là 4 triệu USD và đã tiêu hết . Với doanh thu đang tăng lên từ 10 - 15% hàng tháng, dự kiến 3 tháng tới startup sẽ dừng "đốt tiền" có dòng tiền dương.
"Mình đang kinh doanh tốt rồi, nhà đầu tư mới có thể giúp hai bạn như thế nào?", Shark Erik thắc mắc.
Bùi Hải Nam cho biết hệ sinh thái của các Shark có thể kết hợp cùng Sổ Bán Hàng để mang thêm nhiều sản phẩm giá sỉ cho các chủ kinh doanh. Ngược lại, các Shark cũng có thể tiết kiệm chi phí bán hàng khi cùng startup bán sản phẩm, dịch vụ tới tệp khách hàng này.
Trả lời cho câu hỏi của Shark Bình là liệu nhà đầu tư bỏ vốn vào về lâu dài có giàu được không, Bùi Hải Nam lấy dẫn chứng về các mô hình đã thành công ở thị trường khác, ví dụ như Ấn Độ. Anh cũng cho biết khái niệm thành công tức là trở thành "kỳ lân", doanh nghiệp trên 5 tỷ đô la sau 3 năm.
Shark Bình thẳng thắn chỉ ra đó chính là cái "bẫy" bởi đó là thước đo thành công của giai đoạn trước "mùa đông gọi vốn". "Metric (chỉ số) của sự thành công anh nghĩ đến thời điểm hiện nay là doanh thu và lợi nhuận thì chính xác hơn", Chủ tịch NextTech nêu quan điểm.
Đồng ý với Shark Bình về việc "mùa đông gọi vốn" đang rất khó khăn, Bùi Hải Nam chia sẻ, chặng đường của Sổ Bán Hàng không phải ngắn hạn mà là dài hạn, từ 8 - 10 năm nữa.
Shark Minh có đánh giá tốt về mô hình của Sổ Bán Hàng nhưng vì không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên Chủ tịch Beta Group từ chối đầu tư. Shark Bình cũng từ chối thương vụ bởi đã từng đầu tư cho một số giải pháp SaaS trong cùng lĩnh vực.
Shark Tuệ Lâm cho biết cô đã từng nghiên cứu về thị trường này ở cả Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản nên hiểu rằng rất cạnh tranh, rất "đổ máu". Chính vì thế, Shark Tuệ Lâm đề nghị đầu tư convertible note (khoản vay chuyển đổi) 100 ngàn USD, chiết khấu 20% hoặc trên cơ sở định giá là 15 lần doanh thu của 12 tháng tính từ thời điểm rót vốn.
Đã từng làm trong ngành thương mại điện tử, Shark Erik nhận định mô hình của Sổ Bán Hàng rất ấn tượng. Chính vì thế, ông mời Shark Tuệ Lâm cùng tham gia đầu tư cho startup với tổng số tiền là 200 ngàn USD trên định giá doanh nghiệp x15 doanh thu.
Còn lại Shark Hùng Anh, ông cho biết sẽ "đu theo người ta ngày xưa", đầu tư 500 ngàn USD cho startup với điều kiện giống như vòng trước. Chủ tịch Bin Corporation Group cũng chỉ ra rằng Sổ Bán Hàng có thể áp dụng cách đang làm thành công ở Việt Nam để làm một phiên bản khác bán ra thị trường nước ngoài.
Cảm kích trước đề nghị đầu tư hào phóng của Shark Hùng Anh cho Sổ Bán Hàng nhưng Bùi Hải Nam cho biết hiện tại Sổ Bán Hàng đang muốn tập trung vào thị trường Việt Nam. Vì thế, startup này chấp nhận đề nghị đầu tư của Shark Erik và Shark Tuệ Lâm với con số 200.000 USD chuyển đổi cổ phần theo định giá x15 lần doanh thu, nhiều hơn 4 lần số vốn kêu gọi ban đầu.
Đón xem các tập tiếp theo của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 6 phát sóng vào 20h30 thứ Hai hàng tuần trên kênh VTV3. Mời quý vị đón xem!
Lần đầu tiên ở Shark Tank Việt Nam, Shark Bình bị từ chối 5 tỉ đồng Tâm đắc với startup D2C tiềm năng, shark Bình rút ra golden ticket (vé vàng) trị giá 100 triệu đồng để giành ưu thế đàm phán độc quyền. Shark Minh Beta và shark Thái cũng lần lượt 'ra tay' khiến vé vàng 'đội giá' lên tới 5 tỉ đồng nhưng vẫn bị từ chối. Đến Shark Tank Việt Nam tập 2 (mùa 7)...