Đặc sản ‘bánh rán nhân thịt vịt’ chỉ có ở Cao Bằng, biết giá cả còn bất ngờ hơn
Những chiếc bánh bé xinh khiến thực khách bất ngờ với bí mật được gói gọn bên trong lớp nhân.
Ăn gì khi đến Cao Bằng là câu hỏi khó để trả lời vì có kể hết ngày cũng không hết những món ngon của vùng đất Đông Bắc này. Nhưng nếu bạn muốn tìm một món ăn nhanh gọn, giá bình dân mà chất lượng tuyệt hảo thì nên thử món bánh áp chao – một phiên bản độc đáo của bánh rán mặn với phần nhân là thịt vịt.
Bánh rán mặn phiên bản Cao Bằng với phần nhân là thịt vịt. (Ảnh minh họa)
Bánh áp chao có lớp vỏ bánh vàng ruộm, giòn tan được làm từ bột gạo nếp trộn với bột gạo tẻ, chiên ngập dầu. Trước khi đem đi ủ, người Cao Bằng còn trộn thêm bột đậu tương, khoai môn nạo, nhờ đó mà hỗn hợp bột rất sánh, dẻo và thơm.
Lớp vỏ giòn tan còn bên trong thì dẻo. (Ảnh: @joshvu90)
Lý do món bánh này được yêu thích đến vậy nằm hết ở phần nhân. Thay vì dùng thịt băm, mộc nhĩ và miến như bánh rán mặn thông thường, đặc sản Cao Bằng lại chọn thịt vịt làm nhân. Đây chính là yếu tố tạo nên hương vị độc đáo, không hòa lẫn với bất kỳ món ăn nào của các địa phương khác.
Phần nhân thịt vịt mang đến một hương vị vô cùng độc đáo. (Ảnh: @eatwrb)
Video đang HOT
Từng miếng ức vịt được lọc xương rất khéo, đem ướp với bột canh, mì chính, bột nêm, húng lìu, muối tiêu,… Mỗi hàng bánh còn có bí quyết và công thức riêng trong quá trình tẩm ướp nên khách ăn lúc nào cũng thấy đậm đà.
Đợi vịt đã ngấm gia vị, người bán sẽ múc một muỗng bột, đặt thịt vào giữa rồi khéo léo bọc một lớp bột khác ở phía trên rồi thả vào chảo dầu đang sôi. Sức nóng giúp vỏ bánh phồng lên, từ từ ngả sang màu vàng và tỏa ra mùi hương thơm nức mũi.
Bánh chín, người bán sẽ vớt ra rồi đặt lên vỉ cho ráo dầu. Ai đến mua thì chủ quán cắt nhỏ thành miếng vừa ăn, bán kèm rau sống, nước mắm chua ngọt và đu đủ bào sợi.
Cách làm bánh áp chao. (Ảnh minh họa)
Bánh chín được vớt ra cho ráo dầu. (Ảnh minh họa)
Lớp vỏ giòn tan nhưng bên trong lại dẻo quánh, phần nhân thịt vịt vừa ngọt vừa béo, ăn đến đâu khách phải xuýt xoa đến đấy vì quá ngon. Bánh áp chao được chấm với nước mắm chua ngọt rất bắt vị, không hề ngán vì đã có rau xanh thanh mát và đu đủ bào sợi giòn ngọt.
Ảnh: Ngọc Quỳnh
Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng
Một chiếc bánh áp chao thường chỉ có giá 3.000 – 5.000 đồng, suất ăn trung bình rơi vào khoảng 35.000 đồng/người, quá rẻ cho một món đặc sản. Thông thường, các quán sẽ bán kèm với thịt vịt nướng với lá húng lìu, bạn nên gọi ăn kèm để thưởng thức trọn hương vị núi rừng Đông Bắc.
Đặc sản 'gà nước mặn' dai ngọt, thơm ngon nổi tiếng của Duyên hải Nam Trung Bộ
Đặc sản này của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng xa gần, được du khách rất chuộng mua về làm quà.
Cùng họ với các loại cá bò khác nhưng cá bò hòm có phần thân vuông vức như một chiếc thùng gỗ, lớp da lốm đốm như bò sữa nên mới có tên gọi độc đáo như vậy. Lớp vảy bên ngoài khá dày và nhám chứ không trơn tuột như nhiều loài cá khác.
Cá bò hòm có hình dạng khá kỳ dị nhưng thịt lại rất ngon. (Ảnh minh họa)
Cá bò hòm có giá trị kinh tế cao nhờ phần thịt rất chắc, dai và thơm ngon như thịt gà, do đó ngư dân mới gọi là "gà nước mặn". Ngoài ra, loài cá biển này rất ít xương dăm, nhờ vậy mà việc lọc xương rất dễ dàng, lượng thịt thu về cũng nhiều hơn.
Cá bò hòm nhiều thịt, ít xương, chế biến hay thưởng thức đều dễ dàng. (Ảnh minh họa)
Quá trình đánh bắt không sử dụng lưới hay cần câu vì cá bò hòm thường sống ở đầm, vịnh san hô. Muốn bắt được cá, ngư dân phải dùng mái chèo đập xuống nước để dụ cá bò ra, sau đó lặn xuống biển, men theo các rạn san hô, nhanh tay dùng vợt bắt ngay khi vừa thấy chúng.
"Gà nước mặn" vốn đã rất thơm ngon nên chỉ cần nướng trui trên than hồng là đủ. Thịt cá săn chắc, dai ngọt, đặc biệt không tanh. Một lưu ý khi nướng cá là phải để lửa vừa, lật liên tục và khéo léo thì mới không làm vỡ thịt. Món này ăn kèm với rau sống, cuốn bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm là hết sảy.
"Gà nước mặn" nướng trui với than hồng cũng đủ ngon. (Ảnh minh họa)
Nướng cá phải lật đều tay để cá không bị nát. (Ảnh minh họa)
Bạn cũng có thể biến tấu bằng cách rưới thêm một ít mỡ hành để món ăn thơm ngon hơn. (Ảnh minh họa)
Chính vì sự quý hiếm và chất lượng thịt cao nên du khách nhiều nơi sẵn sàng bỏ ra số tiền không nhỏ để mua đặc sản này về thưởng thức hay làm quà. Cá bò hòm được bán ra với mức giá dao động khoảng 200.000 - 300.000 đồng/kg.
Bánh áp chao ngày đông Xứ Lạng Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến đặc sản vịt quay, lợn quay lá mác mật... Biến tấu từ món vịt trứ danh, bánh áp chao là "món ăn vỉa hè" bình dị, khiến du khách ấm lòng ngày đông lạnh giá giữa phố phường Lạng Sơn tấp nập. Món bánh này được người Lạng Sơn giải thích nhiều cách khác nhau. Ông...