Đặc sản ăn Tết: Tỉnh nào đang nuôi loài gà 6 ngón kỳ lạ?
Chi cục Thú Y tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện dự án “ Xây dựng mô hình chăn nuôi gà 6 ngón Mẫu Sơn tại tỉnh Lạng Sơn” tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc.
Dự án nuôi gà 6 ngón có sự tham gia của 15 hộ gia đình tại 4 thôn: Cốc Tranh, Nhọt Nặm, Phiêng Luông, Đông Chắn, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn).
Mô hình chăn nuôi gà 6 ngón Mẫu Sơn quy mô nông hộ.
Các hộ dân tham gia chăn nuôi gà 6 ngón Mẫu Sơn theo hướng an toàn sinh học được hỗ trợ mỗi hộ từ 100 đến 200 con gà 6 ngón giống, hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi; hỗ trợ vật tư,…
Từ khi triển khai đến nay, các mô hình gà 6 ngón tại các hộ dân có tỷ lệ sống trên 94%; trọng lượng đạt tới 1,7 đến 2kg/con. Dự kiến xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 này.
Video đang HOT
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi loài gà 6 ngón Mẫu Sơn.
Dự án nuôi gà 6 ngón triển khai tại xã vùng cao Mẫu Sơn đã góp phần thay đổi tập quan chăn nuôi của người dân từ sản xuất theo phương thức truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Dự án nuôi gà đặc sản 6 ngón Mẫu Sơn cũng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng thu nhập nông hộ, đồng thời, phát triển giống gà 6 ngón bản địa. Dự án nuôi gà đặc sản 6 ngón khởi động từ tháng 7/2019, kết thúc vào tháng 2/2020.
“Lục trảo Đán Khao” (còn gọi là gà 6 ngón) là giống gà quý hiếm được người dân khu vực núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình chăn nuôi. Đặc trưng của giống gà này là chân có 6 ngón, thân hình mảnh dẻ, mang dáng dấp của gà rừng. Bên cạnh ưu điểm về hình thái thì thịt gà 6 ngón thơm, ngọt, chắc. Gần đây, được thị trường ưa chuộng nên giá bán gà 6 ngón Mẫu Sơn luôn cao hơn các giống gà khác.
Theo Danviet
Vốn đến tay, nhà nông nuôi gà, nuôi trâu mà khấm khá
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng trăm nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập.
Xóa nghèo từ vốn vay ưu đãi
Nhiều năm trước, gia đình anh Ngọc Văn Tỵ và vợ là chị Đinh Thị Hoan (dân tộc Mường) thuộc diện hộ nghèo nhất, nhì ở xã Thượng Long, huyện Yên Lập. Năm 2013, được Ngân hàng CSXH cho vay 10 triệu đồng chương trình hộ nghèo, cùng với vốn của nhà anh chị đầu tư mua máy xay xát.
Làm máy xay xát, thấy dư nhiều cám, trấu, anh chị tiếc của bèn đầu tư chăn nuôi thêm con gà, con lợn. Lúc đầu anh Tỵ chỉ mua 50 con gà giống, đôi lợn nái về nuôi. Nhờ mát tay, chăm chỉ đàn gà, đàn lợn lớn nhanh như thổi, chỉ 2 năm sau gia đình anh chị thoát nghèo.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo tỉnh Phú Thọ đã đầu tư nuôi trâu hiệu quả. Ảnh: T.H
Thấy nuôi gà cho hiệu quả cao hơn nuôi lợn, anh Tỵ dồn vốn đầu tư tập trung nuôi gà. Đàn gà từ 50 con nhân đàn lên 500 con rồi đến hơn 2.000 con gà sinh sản. Với mong muốn vươn lên khó khăn, gây dựng kinh tế khá giả cho gia đình, năm 2016 anh Tỵ tiếp tục làm đơn vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và được Ngân hàng CSXH tỉnh chấp thuận.
Lần này, với số vốn vay 40 triệu đồng anh Tỵ mua ngay một máy ấp trứng với công suất 8.000 trứng/mẻ ấp. "Nhờ vốn vay Ngân hàng CSXH, tôi chủ động việc sản xuất giống gà. Cứ 3 ngày tôi gom được 1 khay đầy trứng cho vào máy ấp.
Mỗi tháng tôi xuất bán 500 con gà giống với giá 10.000 đồng/con, thu về 5 triệu đồng. Đồng thời, mỗi tháng tôi thu về thêm 2 triệu đồng nhờ bán thịt gà ta thương phẩm. Nhờ nuôi gà mỗi tháng tôi thu lãi 4 triệu đồng" - anh Tỵ khoe.
Cùng xóm với anh Tỵ, gia đình chị Hà Thị Mức (dân tộc Mường) cũng được Ngân hàng CSXH cho vay vốn làm ăn. Chị Mức phấn khởi nói: "Vợ chồng tôi mới cưới nhau, vốn liếng không có nhiều nên rất cần vốn làm ăn. May mắn, năm 2018, được vay 40 triệu đồng chương trình hộ nghèo của Ngân hàng CSXH. Có vốn, tôi đầu tư nuôi trâu. Tôi thấy nuôi con gì cũng tốn thức ăn, chỉ có nuôi trâu là ít tốn nhất mà ít bị rủi ro".
Gần 700.000 lượt hộ nghèo được vay vốn
Ông Trương Việt Phương - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ cho biết: Nhìn lại hành trình kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ đã cho vay 697.297 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay hơn 11.326 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt hơn 7.403 tỷ đồng.
Tính đến 30/11/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt trên 4.108 tỷ đồng, tăng gấp trên 22 lần so với cuối năm 2002 với 121.040 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, mức dư nợ bình quân đạt 33,94 triệu đồng/hộ, tăng 31,2 triệu đồng/hộ so với thời điểm thành lập. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đến 30/11/2019 chỉ chiếm tỷ lệ 0,15% tổng dư nọ. Nợ khoanh chỉ chiếm tỷ lệ 0,003% tổng dư nợ, cho thấy ý thức rất cao của người dân với việc sử dụng nguồn vốn này.
Thông qua các chương trình tín dụng, vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã tạo điều kiện gần 700.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Nguồn vốn CSXH đã giúp bà con nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chủ động nguồn tài chính để mua sắm thiết bị, máy móc, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt...
Theo Danviet
Lạng Sơn: Trang trại dưới thả cá trên nuôi gà bán Tết mà khấm khá Với quyết tâm làm giàu ở nông thôn, anh Hoàng Đình Tuyển (thôn Nà Nhì, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà bán dịp Tết kết hợp với nuôi cá thả ao, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chán cảnh làm ruộng vất vả mà nghèo vẫn hoàn nghèo, anh Hoàng Đình Tuyển...