Phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống, đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Cô dâu người Nùng chờ chú rể ở ngoài sân để làm lễ vào nhà chồng. Ảnh: Thiên Minh
Quan niệm khi xưa, trai gái dân tộc Nùng không được quyền tự do yêu đương mà được sự sắp đặt của gia đình: “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Ngày nay, phong tục này dần bị mất đi, thay vào đó, trai gái dân tộc Nùng đến tuổi được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau và tiến đến hôn nhân.
Ông Kỳ Dùng Phú, ở thôn Bản Mạ, xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Phong tục cưới hỏi của người Nùng rất quan trọng. Người Nùng có quan niệm chuẩn bị tốt, chu đáo mọi việc trước hôn nhân thì đám cưới của cô dâu , chú rể mới thật sự hạnh phúc. Dân tộc Nùng thường chọn thời điểm cưới vào tháng 8 cho đến tháng 10 âm lịch”.
Tục cưới hỏi của người Nùng trải qua 6 bước, trong đó, bước thứ nhất là Sam Mình (hỏi mệnh của cô con gái), nhà trai sẽ cử một người tới nhà cô gái để “đánh tiếng” về chuyện tìm hiểu của đôi trai gái. Ở buổi gặp gỡ này chưa có lễ vật nào mang theo. Nếu nhà gái đồng ý, nhà gái sẽ thông tin cho nhà trai giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô gái vào một tờ giấy hồng hoặc đỏ để đưa cho nhà trai đem về nhà, nhờ ông thầy tướng số xem giúp tuổi. Nếu xem tuổi hợp nhau, nhà trai sẽ tiến hành lễ dạm hỏi.
Bước thứ hai gọi là Pao Mình (lễ dạm hỏi). Bước này, nhà trai lại cử người thân lần trước tới nhà cô gái để nói chuyện về tuổi của cô dâu và chú rể. Nhà trai sẽ mang một lá trầu được đặt trong cái đĩa úp cái bát lên và để ở trước cửa nhà cô gái. Nếu nhà gái không ưng thuận sẽ trả lại lá trầu.
Bước thứ ba là Kin Háp (lễ ăn hỏi). Bước này được tổ chức trang trọng hơn, tiến hành sau lễ dạm hỏi khoảng 3 tháng do ước định của hai bên gia đình và dựa vào việc chọn ngày lành, tháng tốt.
Trong buổi lễ ăn hỏi, hai bên bàn bạc nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến đám cưới như: Của hồi môn, tiền bạc, chăn màn , ngày giờ đón dâu… Từ ngày làm lễ ăn hỏi kéo dài từ 2 đến 3 năm mới tiến hành lễ cưới chính thức.
Bước thứ tư là An Nhi (lễ báo ngày cưới). Bước này, nhà trai chọn được ngày lành, tháng tốt, đến thông báo cho nhà gái về thời gian cụ thể của ngày cưới và các khoản đã được báo trước như: Gạo, rưụ, lợn, bạc, tiền…, mặt khác, để hai gia đình có thêm thời gian mời bạn bè, anh em trong nhà thân thuộc về dự lễ cưới.
Bước thứ năm là Co Dảu (ngày cưới), gia đình nhà trai và nhà gái cử ra một số thanh niên giúp làm bếp, tiếp khách… Đồng thời, trong lễ này, nhà trai phải dẫn sang nhà gái một con lợn to, gạo tẻ, rưụ ngon… Nhà trai phải đưa “sính lễ” sang nhà gái từ tối hôm trước.
Người Nùng thường tổ chức ăn cưới 2 ngày đối với người thân, còn bạn bè thì 1 ngày. Khách đến mừng, có thể bằng tiền hoặc vật chất như: Khăn, chăn màn , quần áo…
Bước thứ sáu là Tu Dảu (đón dâu), nhà trai cần phải đón đúng thời gian đã được hai bên thống nhất. Đi theo đoàn chú rể có một đôi vợ chồng làm trưởng đoàn. Cặp đôi này đã có con, khỏe mạnh, hiểu biết các phong tục , tập quán của dân tộc và đặc biệt, thuộc nhiều bài hát sli (một hình thức đối đáp cổ của người Nùng thường hát trong đám cưới). Đi cùng đoàn nhà trai còn có phù rể từ 6 đến 8 người là con gái (dân tộc Nùng kiêng số lẻ). Những người được chọn này phải là người bạn thân thiết của chú rể, biết hát sli, hoạt bát, nhanh nhẹn. Tất cả mọi người đi đón dâu đều phải mặc quần áo truyền thống. Các cô gái đi đưa dâu cũng phải là bạn thân của cô dâu, chưa có chồng, hiền lành, nết na và phải thuộc nhiều bài hát sli.
Bà Vi Thị Tiếp, ở thôn Chi Ma , xã Yên Khoái , huyện Lộc Bình cho biết: “Người Nùng quan niệm, nếu trong ngày cưới, chú rể bị ướt nhiều sẽ gặp may mắn. Khi cô dâu đến nhà trai, cô dâu sẽ dừng lại ngoài sân để thầy cúng làm thủ tục diệt trừ tà ma và cầu phúc cho đôi bạn trẻ khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Làm xong thủ tục , cô dâu vào nhà lạy tạ tổ tiên và gia đình bên chồng, đánh dấu việc cô dâu đã là người trong gia đình của chú rể”.
Ngày nay, do cuộc sống phát triển, một số bước trong tục cưới hỏi của người Nùng được giảm bớt, nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc này.
Thiên Minh
Theo bienphong.com.vn
Trồng khoai lang nghệ trái vụ, củ vừa to đẹp vừa bán được giá
Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã chuyển diện tích đất cát và đất pha cát sang trồng cây khoai nghệ trái vụ. Do hợp đất, cây khoai nghệ ở đây vừa sai củ, lại thơm ngon nên bán được giá cao.
Do hợp đất và khí hậu nên khoai nghệ Lộc Bình có được vẻ ngoài tròn đều, đẹp mắt và có vị thơm ngon đặc biệt, từ lâu đã nổi tiếng là loại khoai ngon của Lạng Sơn. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể Khoai nghệ Lộc Bình. Vì thế, khoai nghệ Lộc Bình lại càng được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến hơn và tìm mua bằng được để ăn, khiến cung không đủ cầu.
Cây khoai nghệ trồng trái vụ cho năng suất cao không kém trồng chính vụ
Trước đây, khoai nghệ chỉ được người dân trong huyện trồng một vụ vào tháng 9, đến tháng 11 cho thu hoạch. Nhận thấy nhu cầu lớn, khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở các xã Tú Đoạn, Khuất Xá, Lục Thôn, Yên Khoái, Tú Mịch... của huyện Lộc Bình đã chuyển nhiều diện tích đất cát và đất pha cát sang trồng khoai nghệ trái vụ, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Chị Hoàng Thị Yên, ở thôn Pắc Mạ, xã Yên Khoái cho biết: "Gia đình tôi năm nay trồng gần 3 sào khoai nghệ trái vụ, do thời tiết thuận lợi nên cây khoai phát triển tốt, cho củ to, đẹp. Vừa qua, gia đình tôi thu hoạch được gần 2 tấn khoai, với giá bán tại nhà 15.000 đồng/kg, mang lại khoản thu nhập gần 30 triệu đồng cho gia đình".
Cũng như chị Yên, anh Hoàng Văn Hanh, ở thôn Bản Chu, xã Tú Đoạn cũng có thu nhập khá từ việc trồng khoai nghệ trái vụ, cho biết: "Nhà tôi có 2 sào đất cát ven sông nên gia đình đã tận dụng dây khoai lang của vụ trước để trồng khoai trái vụ. Không ngờ trồng trái vụ mà cây khoai nghệ phát triển tốt, năng suất cao không kém trồng chính vụ, lại bán được giá cao nữa. Vừa rồi, thương lái đến nhà mua, với 2 sào khoai tôi thu được gần 1,5 tấn, mang lại thu nhập trên 20 triệu đồng, cao hơn so với trồng các loại cây khác trên cùng một diện tích. Sang năm, gia đình tôi vẫn sẽ duy trì và mở rộng trồng khoai nghệ trái vụ".
Khoai lang Lộc Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Theo bà con nông dân nơi đây cho biết, trồng khoai nghệ trái vụ cũng không khác gì trồng chính vụ, chỉ cần là đất cát hoặc đất pha cát. Tuy nhiên, vì trồng trái vụ nên phải ra đồng kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện các loại bệnh thường gặp trên cây khoai để có biện pháp phòng trừ hợp lý.
Cây khoai nghệ sau khi trồng khoảng 80 ngày sẽ tiến hành thu hoạch. Trung bình mỗi sào (360m2) cho thu hoạch khoảng 700 kg củ, với giá bán trên 15.000 đồng/kg, lãi trên 10 triệu đồng/sào.
Tuy diện tích trồng khoai trái vụ tại huyện Lộc Bình còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát nhưng bước đầu đã cho thấy được hiệu quả kinh tế mang lại. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần nghiên cứu và tuyên truyền cho người dân nơi đây kỹ thuật trồng cây khoai nghệ trái vụ, để người dân yên tẩm sản xuất và có thu nhập cao hơn nữa từ loại cây trồng này.
Theo Hoàng Văn Hương (Trung tâm Khuyến nông quốc gia)
Vài suy ngẫm về văn hóa rượu và uống rượu Với các cuộc thí nghiệm trên những cái hủ gốm ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), các nhà khoa học đã tìm ra dấu vết của rượu. Từ đó người ta cho rằng rượu đã xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ 7.000 năm trước Công nguyên. Đến thời nhà Tấn (220 năm trước Công nguyên) thì việc sản xuất rượu đã...
Tin mới nhất
T.Ư thống nhất cao về một số nhân sự thuộc 'trường hợp đặc biệt'
08:00:47 22/01/2021
BCH T.Ư khóa XII đã thống nhất cao lựa chọn một số thuộc trường hợp đặc biệt, cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn nhân sự BCH Trung ương Đảng
07:55:36 22/01/2021
Ngày 21-1, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trả lời báo chí về một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
07:50:14 22/01/2021
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực mới, song cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Tụt hậu xa hơn về kin...
Loạn xe dù, bến cóc cuối năm ở TPHCM
07:43:21 22/01/2021
Tình trạng xe dù, bến cóc tại TPHCM đang trở nên phức tạp, nhất là vào những ngày cận Tết Nguyên đán.
Không nên mở rộng cao tốc Pháp Vân lên 8 - 10 làn xe
07:21:48 22/01/2021
Mở rộng cao tốc Pháp Vân lên 10 làn xe sẽ không phát huy được năng lực đầu tư cũng như năng lực lưu thông phương tiện vào trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Không giới thiệu người 'cơ hội chính trị' làm ĐB Quốc hội
07:12:48 22/01/2021
Sáng 21-1, Bộ Chính trị chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Sắp thu phí BOT mở rộng xa lộ Hà Nội
06:58:33 22/01/2021
Sở GTVT TP.HCM vừa trình UBND TP về phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 - đoạn từ ngã ba Trạm 2 đến nút giao Tân Vạn (dự án mở rộng xa lộ Hà Nội), TP Thủ Đức theo yêu cầu...
Phòng, chống cháy rừng: Không thể chủ quan
06:53:30 22/01/2021
Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, hiện toàn tỉnh có gần 430.000ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó, có trên 250.000ha rừng dễ cháy, chủ yếu là rừng trồng thông, bạch đàn, keo và rừng hộ giao tre, nứa. Đây là nhữ...
Thể chế, sáng tạo và khát vọng - chìa khóa của văn kiện Đại hội XIII
06:51:53 22/01/2021
Ông Nguyễn Viết Thông đánh giá văn kiện Đại hội XIII bám sát cuộc sống, có tầm nhìn bao quát hơn. Chìa khóa của văn kiện được khái quát trong 6 chữ thể chế, sáng tạo, khát vọng.
Toàn bộ hệ thống chính trị phải là rường cột để lãnh đạo đất nước
06:25:26 22/01/2021
Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị về triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2...
Để cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối vững vàng về tư tưởng trước thềm Đại hội XIII của Đảng
06:23:26 22/01/2021
Chỉ còn vài ngày nữa, Đại hội lần thứ XIII (Đại hội XIII) của Đảng sẽ diễn ra tại Hà Nội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực chuẩn bị và náo nức chờ đón sự kiện chính trị trọng đại này; đồng thời kỳ vọng đây sẽ là tiền đề cho ...
Dự báo thời tiết 22/1: Miền Bắc tràn sương mù, miền Nam lạnh sâu về đêm
06:20:29 22/01/2021
Dự báo thời tiết 22/1, các tỉnh miền Bắc sáng có sương mù, trời rét, trưa hửng nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ ngày đêm rất cách biệt.
Lo ngại biến thể mới của nCoV xâm nhập
22:58:54 21/01/2021
Đại diện các bộ Y tế, Quốc phòng, Công an cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ biên giới, động viên người dân không về nước khi biến thể nCoV đang lan nhanh.
Phát hiện thi thể xăm chữ Tâm ở ngực trôi trên sông Hồng
22:57:11 21/01/2021
Cơ quan chức năng đang thông báo tìm thân nhân nạn nhân. Người xấu số mặc áo phông màu tím, quần đùi màu đen, lưng cũng xăm chữ.
Kiểm định, gắn biển số cho hơn 100 xe phục vụ Đại hội Đảng
22:44:36 21/01/2021
Sau khi kiểm tra lốp, dầu máy, các bộ phận trên 109 ôtô phục vụ Đại hội Đảng, Cục Cảnh sát giao thông đã cấp biển số xanh theo ký hiệu ĐHXIII.
TP.HCM: Thanh toán không dùng tiền mặt là tiêu chí đánh giá thi đua trường học
22:21:37 21/01/2021
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản về kết luận và chỉ đạo sau cuộc họp về đề án SSC - Hệ thống quản lý trực tuyến các nguồn thu cho trường học tích hợp thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt
Nhiều điểm mới trong quá trình hiệp thương đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp
22:20:15 21/01/2021
Ngày 21/1, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày hướng dẫn về việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại...
Tuổi trẻ lực lượng Cảnh vệ tham gia bảo vệ Đại hội Đảng
22:15:21 21/01/2021
Sáng 21/1, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an tổ chức Hội nghị triển khai công trình Thanh niên Cảnh vệ xung kích bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Phụ nữ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tham gia kiể...
Hàng loạt tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh ùn tắc nghiêm trọng
22:10:48 21/01/2021
Chiều tối 21/1, nhiều tuyến đường ở quận 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) đã xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển hết sức khó khăn.
"Hương vị của cuộc đời là giúp đỡ, vẻ đẹp của cuộc đời là cho đi"
22:05:25 21/01/2021
Trong đợt rét vừa qua, chị Trần Thị Thanh (39 tuổi, trú tại Hà Nội) và các nhóm thiện nguyện đã đại diện trao hơn 1.000 chiếc áo ấm, chăn ấm cho trẻ em, người dân ở một xã miền núi của tỉnh Hà Giang.
Quảng Bình: Ứng cứu kịp thời 3 ngư dân gặp nạn trên biển
22:05:04 21/01/2021
Ngày 21/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, Đồn Biên phòng Nhật Lệ đã cứu nạn thành công 3 ngư dân gặp nạn trên biển khi thuyền bị chìm trong lúc khai thác hải sản trên biển thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hải Phòng: Sắp có thêm 2 bến cảng trị giá 6.425 tỷ đồng tại cảng Lạch Huyệ
22:02:32 21/01/2021
TP Hải Phòng sẽ tiếp tục xây dựng thêm 2 bến số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng Hải Phòng do Tập đoàn Hateco thực hiện.
Xử phạt lái xe khách đi dưới tầng 1 cầu Thăng Long
21:58:20 21/01/2021
Khi thấy thông báo cầu Nhật Tân đang tắc đường, lái xe đã điều khiển xe khách di chuyển dưới tầng 1 cầu Thăng Long. Hành vi này được người dân đi đường ghi lại và gửi cho cơ quan chức năng.
Phụ nữ chung tay xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
21:55:32 21/01/2021
Chiều 21/1, tại TP. Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội LHPN 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc năm 2020.
Phó Đại sứ Đan Mạch: Giải pháp phát triển bền vững có thể đến từ ý tưởng của học sinh
21:24:12 21/01/2021
Việt Nam có thể tìm thấy các giải pháp phát triển bền vững từ chính những ý tưởng của học sinh, Phó Đại sứ Đan Mạch Louise Holmsgaard nói tại lễ phát động cuộc thi vẽ tranh Đan Mạch trong mắt em sáng 21-1 tại trường Nguyễn Siêu, Hà Nội.
Thi thể người bán vé số nổi trên kênh
21:18:42 21/01/2021
Công an xác định người đàn ông là Quách Thuận, 73 tuổi, làm nghề bán vé số ở Đồng Tháp.
Bình Định: Người dân chặn đường vào nhà máy điện mặt trời vì bị thất hứa?
20:40:28 21/01/2021
Người dân tập trung, yêu cầu chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (ở Bình Định) thực hiện đúng các cam kết như: lắp đặt đèn đường, làm đường bê tông nông thôn, đường dân sinh.
Sở GD&ĐT TPHCM thưởng tết giáo viên 1,5 triệu đồng/người
20:33:21 21/01/2021
Sở GD&ĐT TPHCM vừa công bố mức chi quà Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho giáo viên, công nhân viên tại các đơn vị công lập trực thuộc Sở là 1,5 triệu đồng/người.
Thất thu vụ cá bổi đón Tết, người dân Cà Mau ở thế “tiến thoái lưỡng nan”
20:26:11 21/01/2021
Hiện đang là chính vụ thu hoạch của các nông hộ nuôi cá bổi (sặc rằn) ở tỉnh Cà Mau. Mọi năm, cận Tết nguồn cầu tăng, giá cá cũng có chiều hướng tăng theo. Tuy nhiên, năm nay giá cá liên tục giảm mạnh khiến người dân không khỏi lo lắng....