Đặc sắc xôi Xiêm
Về Hà Tiên, du khách không khỏi đắm mình trước cảnh trời nước bao la và nhiều danh lam, thắng cảnh. Không chỉ vậy, đây còn là vùng đất có nhiều món ăn độc đáo, thu hút sự chú ý của nhiều lữ khách phương xa. Trong đó có món xôi Xiêm nổi tiếng.
Ngang Quan Thánh Miếu (khu phố 3, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang) có một gia đình gốc Hoa chuyên bán các món ăn lạ miệng: xôi chuối, chè đậu xanh, kiểm, bánh lọt, sương sa hạt lựu… nhưng ngon nhất là món xôi Xiêm gia truyền. Chủ quán, chị Trần Thị Xiếu, thường gọi Bảy Xiếu, sinh ra và lớn lên tại PhnomPenh- Campuchia, cha mẹ người gốc Quảng Đông cư ngụ tại Campuchia lâu đời nên chị có khả năng nói ba thứ tiếng Hoa, Việt và Khmer.
Theo chị, cách nấu xôi không quá phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát. Để có một xửng xôi ngon, cần chọn nếp Thái Lan mua ở chợ Hà Tiên, được vận chuyển theo đường biên giới Campuchia. Nếp Thái được chọn mua vì dẻo và ngon hơn nếp Việt Nam. Trước khi nấu xôi, ngâm nếp khoảng 4-5 giờ, sau đó gút nước bằng vải the, chưng cách thủy nửa giờ. Nhân xôi gồm có trứng gà ta, đánh cho nổi lên rồi lấy nước dừa xiêm, ướp đường Thốt Nốt và đường cát Thái Lan. Nhất thiết phải hấp riêng trong một nồi khác. Thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước nấu. Chính nhờ loại nguyên liệu này mà xôi ngoài vị thơm ngọt, béo ngậy còn có một mùi thơm rất lạ. Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên.
Video đang HOT
Ở Hà Tiên, còn có hai người bán xôi Xiêm có tiếng khác là bà Luối gần Khách sạn Việt Toàn (đường Lam Sơn, phường Bình San) và chị Hình Bích Châu gần nhà thờ. Nhưng chỉ mỗi gánh xôi Xiêm của chị Bảy Xiếu nổi trội hơn cả. Xôi Xiêm Bảy Xiếu hợp vệ sinh, thơm ngon, bắt mắt. Mùi thơm, dẻo của nếp Thái, cộng với cái ngon của trứng gà thả vườn, hương sữa đặc trưng, hương đường Thốt Nốt ngọt đậm, đường cát Thái Lan ngọt trong, chan thêm nước cốt dừa xiêm và quệt ít sầu riêng tỏa mùi thơm lừng. Chưa ăn đã thấy thèm!
Theo nhà Hà Tiên học Trương Minh Đạt, Hà Tiên (giáp vịnh Thái Lan, cửa ngõ Campuchia và là điểm giao thoa về vị trí địa lý giữa Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan) là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa. Do vậy, nền văn hóa ẩm thực địa phương cũng rất phong phú và mang đậm dấu ấn phương Đông.
Theo Việt Báo
Cá rô kho trái giác
Cá rô là một loài cá đồng, thịt ngon nổi tiếng. Loài cá này có nhiều cách chế biến, từ món kho tộ cho đến nướng, chiên, nấu canh chua, kho mắm... món nào cũng tuyệt, nhưng có lẽ hấp dẫn nhất là món kho trái giác.
Trái giác là một loại trái nhỏ, lúc sống màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím sậm, vị chua, thuộc họ dây leo, thường mọc ở các khu rừng hoang dã, nhiều nhất là vùng U Minh Thượng. Loài khỉ rừng rất ưa loại trái này.
Chọn khoảng 1 kg cá rô mề còn tươi (loại cá từ 150-200 gr/con), làm sạch, ướp thêm đường, nước màu, tiêu, hành lá, ớt, nước mắm cho thấm độ 10 phút. Sau đó cho vào ơ, rải đều lên cá một lớp trái giác (vừa sống vừa chín) độ 150 gr. Khi ơ cá vừa sôi lên, cho thêm nước vào rồi đun lửa riu riu cho đến khi trái giác chín mềm.
Khi ăn, chúng ta dùng đũa giằm trái giác cho nhừ ra nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Thịt cá rô vừa ngọt, vừa béo, ngon hơn nhiều so với các loại cá đồng khác lại được nấu chung với trái giác, một loại hương đồng cỏ nội, tạo thành một mùi vị đặc trưng vừa chua cay, vừa thơm ngon và bổ dưỡng, giúp cho người ăn có một cảm giác lạ miệng vô cùng thích thú.
Muốn ngon và hấp dẫn hơn, chúng ta có thể dùng các loại rau rừng như bồn bồn tươi, bông súng, bông điên điển, dưa leo, chuối chát... chấm với nước cá. Đúng là một món ngon tuyệt, ít có món kho nào sánh kịp
Theo PNO
Chè chuối món ăn của người Sài Gòn Với món chè này bạn có thể ăn nóng cũng như lạnh do đó có thể thích hợp cho cả bốn mùa.Bằng tài khéo léo của bạn theo công thức dướiđây sẽ khám phá được một vị khác cũngkhông kém hấp dẫn của trái chuối. Vật Liệu - Một nải chuối sứ chín mùi - 100g bột khoai - 100g bột bán loại...