Đặc sắc lễ hội bắp nếp ở phố cổ Hội An
Sáng 23/2, làng nghề trồng bắp nếp phường Cẩm Nam (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam lần thứ 3 – năm 2016.
Đây là lần thứ 3 Hội An tổ chức ngày hội bắp nếp nhằm tôn vinh những người nông dân trồng bắp (ngô) Cẩm Nam.
Ngày hội đã có hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã đến chứng kiến toàn bộ quy trình chế biến và thưởng thức món ăn đặc sản chế biến từ bắp nếp Cẩm Nam như: bắp luộc, bắp nướng, bắp rang, bắp xào, chả bắp, chè bắp, xôi bắp…Thông qua ngày hội, Ban tổ chức cũng muốn vận động và khuyến khích người dân phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của quê hương Cẩm Nam để thương hiệu bắp nếp Cẩm Nam ngày càng lan xa.
TP. Hội An hiện có 150ha đất trồng bắp, riêng phường Cẩm Nam có gần 100 hộ trồng cùng 16 cơ sở chuyên nấu bắp để cung cấp cho thị trường tỉnh Quảng Nam.
Sau đây là một số hình ảnh mà PV báo Người Đưa Tin ghi lại được trong lễ hội bắp nếp sáng nay:
Nhiều tiết mục nghệ thuật chào mừng ngày hội bắp nếp Cẩm Nam – Hội An 2016.
Những nồi bắp luộc đầy ắp, nghi ngút khói vô cùng hấp dẫn với khách tham dự lễ hội.
Video đang HOT
Để cho ra những trái bắp luộc ngon “thu phục” khẩu vị của khách tham quan, khâu “củi lửa” cũng vô cùng quan trọng.
Những trái bắp chín thành phẩm “ra lò” sẵn sàng phục vụ thực khách
Khu vực của bắp nướng, những trái bắp non được nướng trên than hoa dậy mùi thơm hấp dẫn
Bắp nướng trình bày trên đĩa thu hút thực khách từ mùi thơm đến thị giác, gọi mời thực khách thưởng thức.
Bắp được chế biến thành nhiều món như: bắp xào, chè bắp, bắp nướng, ram bắp…
Những người phụ nữ này đang chế biến món bắp xào, ram bắp…
Đĩa bắp xào đã “ra lò”…
Một du khách nước ngoài khá thích thú với món bắp xào này…
Vinh Quang
Theo_Người Đưa Tin
Đặc sắc Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
Nhiều năm qua, Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã trở thành hoạt động văn hóa và tâm linh đặc sắc thu hút hàng triệu lượt người tham gia.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sinh ra tại H.Phù Cát (Bình Định). Khi quân Pháp nổ súng tấn công các tỉnh duyên hải miền Trung, ông cùng gia đình phiêu bạt vào phủ Tân An (Long An ngày nay). Ông được nhiều người biết đến với chiến công đốt cháy tàu L'Espérance của Pháp năm 1861 trên vàm Nhật Tảo (Long An) và trận đánh vào đồn Rạch Giá (Kiên Giang) năm 1868. Sau trận đánh đồn Rạch Giá, quân Pháp tăng cường quân càn quét, Nguyễn Trung Trực kéo quân về Hòn Chông - Kiên Lương rồi ra Phú Quốc để tiếp tục chiến đấu. Nhưng quân Pháp quá mạnh, ông bị bắt, cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực sớm kết thúc. Ông bị quân Pháp hành hình tại chợ Rạch Giá. Ông ra đi để lại cho đời sau tấm gương yêu nước cùng câu nói bất hủ: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
Để tưởng nhớ công lao của ông, người dân Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL đã lập đền thờ. Hằng năm, chính quyền và nhân dân Kiên Giang tổ chức lễ hội trọng thể kỷ niệm ngày mất của ông. Năm nay, lễ hội kỷ niệm 147 năm ngày hy sinh oanh liệt của Cụ Nguyễn (1868 - 2015) diễn ra từ ngày 8 - 10.10 (nhằm ngày 26 - 28.8 âm lịch), với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc. Phần lễ được tổ chức tại đình thờ Nguyễn Trung Trực và công viên Nguyễn Trung Trực với các nghi thức truyền thống như lễ thượng đại kỳ, lễ tế đàn cả, hậu phối... Phần hội, ngoài lễ khai mạc được tổ chức trang trọng còn có các hoạt động như: không gian đờn ca tài tử - sắc màu phương Nam; triển lãm ảnh ngoài trời; tổ chức chợ phiên; thi cộ hoa; biểu diễn lân - sư - rồng. Đặc biệt, khách tham gia lễ hội còn được Ban tổ chức đãi cơm miễn phí tại khuôn viên đình thờ Nguyễn Trung Trực.
Bài, ảnh: Hải Lăng
Theo Thanhnien
Rực sáng hoa đăng trong lễ hội đền Vua Mai Nằm trong chương trình lễ hội đền vua Mai, thả đèn hoa đăng là một nghi lễ tâm linh truyền thống được huyện Nam Đàn phục dựng để cầu an lành, hạnh phúc đã thu hút đông đảo người dân về tham dự. Lê hôi đên Vua Mai tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) là một trong những lễ hội...