Đặc sắc Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
Nhiều năm qua, Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã trở thành hoạt động văn hóa và tâm linh đặc sắc thu hút hàng triệu lượt người tham gia.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sinh ra tại H.Phù Cát (Bình Định). Khi quân Pháp nổ súng tấn công các tỉnh duyên hải miền Trung, ông cùng gia đình phiêu bạt vào phủ Tân An (Long An ngày nay). Ông được nhiều người biết đến với chiến công đốt cháy tàu L’Espérance của Pháp năm 1861 trên vàm Nhật Tảo (Long An) và trận đánh vào đồn Rạch Giá (Kiên Giang) năm 1868. Sau trận đánh đồn Rạch Giá, quân Pháp tăng cường quân càn quét, Nguyễn Trung Trực kéo quân về Hòn Chông – Kiên Lương rồi ra Phú Quốc để tiếp tục chiến đấu. Nhưng quân Pháp quá mạnh, ông bị bắt, cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực sớm kết thúc. Ông bị quân Pháp hành hình tại chợ Rạch Giá. Ông ra đi để lại cho đời sau tấm gương yêu nước cùng câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Để tưởng nhớ công lao của ông, người dân Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL đã lập đền thờ. Hằng năm, chính quyền và nhân dân Kiên Giang tổ chức lễ hội trọng thể kỷ niệm ngày mất của ông. Năm nay, lễ hội kỷ niệm 147 năm ngày hy sinh oanh liệt của Cụ Nguyễn (1868 – 2015) diễn ra từ ngày 8 – 10.10 (nhằm ngày 26 – 28.8 âm lịch), với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc. Phần lễ được tổ chức tại đình thờ Nguyễn Trung Trực và công viên Nguyễn Trung Trực với các nghi thức truyền thống như lễ thượng đại kỳ, lễ tế đàn cả, hậu phối… Phần hội, ngoài lễ khai mạc được tổ chức trang trọng còn có các hoạt động như: không gian đờn ca tài tử – sắc màu phương Nam; triển lãm ảnh ngoài trời; tổ chức chợ phiên; thi cộ hoa; biểu diễn lân – sư – rồng. Đặc biệt, khách tham gia lễ hội còn được Ban tổ chức đãi cơm miễn phí tại khuôn viên đình thờ Nguyễn Trung Trực.
Bài, ảnh: Hải Lăng
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Bộ Văn hóa sẽ về Bắc Ninh làm việc về lễ hội chém lợn
'Chúng tôi sẽ tuyên truyền, giáo dục để người dân thay đổi hình thức tổ chức, không để lễ hội năm 2016 diễn ra như năm trước gây bức xúc dư luận', Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nói.
Sáng 2/10, tại hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó chánh thanh tra Phạm Xuân Phúc cho biết, Thanh tra Bộ đang xây dựng kế hoạch cùng Cục Văn hoá cơ sở về làm việc với Sở Văn hoá tỉnh Bắc Ninh về tổ chức lễ hội năm 2016.
Phó chánh thanh tra nhấn mạnh, sẽ làm việc cụ thể về lễ hội chém lợn làng Ném Thượng với nghi thức gây bức xúc dư luận thời gian qua. "Phong tục của nhân dân cấp quản lý không ngăn cấm và khó có thể xử phạt được, nhưng chúng tôi sẽ tuyên truyền, giáo dục để họ thay đổi hình thức tổ chức, không để lễ hội năm 2016 diễn ra như năm trước gây bức xúc dư luận", ông Phúc nói.
Con lợn trước khi chém sẽ được chở đi quanh làng. Ảnh: Quý Đoàn.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015, lãnh đạo thanh tra Bộ đã nêu rõ vấn đề gây tranh cãi trong dư luận là tục hiến sinh ở một số lễ hội, trong đó có hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Đơn vị này kiến nghị nghiên cứu, cái gì tốt thì phát huy, cái gì không phù hợp và cản trở sự phát triển của xã hội thì có sự điều chỉnh theo hướng vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh sau khi lắng nghe các ý kiến đã yêu cầu mùa lễ hội năm tới phải tổ chức chặt chẽ hơn, kiên quyết loại bỏ những nghi thức, hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng tới cộng đồng lớn và hình ảnh văn hóa Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, 9 tháng qua thanh tra chuyên ngành đã phát hiện 113 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính 2,2 tỷ đồng. Ở địa phương, thanh tra các Sở Văn hóa cũng kiểm tra hơn 7.400 cuộc, xử phạt trên 16 tỷ đồng.
"Chúng tôi tập trung thanh kiểm tra hoạt động quản lý lễ hội, trùng tu tôn tạo di tích, kinh doanh lữ hành lưu trú, vận chuyển khách du lịch... Có vụ việc phức tạp, chúng tôi đã xử lý triệt để như: di dời 6 bia đá trái phép ra khỏi di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần ở Thái Bình; ngăn chặn việc tổ chức diễn xướng Festival trầu văn tại Phủ Giầy (Nam Định) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép...", ông Phúc thông tin.
Lễ hội làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) diễn ra vào mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm có nghi thức chém lợn để tế thánh. Theo người dân địa phương, nghi thức này là để tưởng nhớ người có công khai khẩn vùng đất, giáo dục con cháu về truyền thống và tinh thần chiến đấu anh dũng như thành hoàng Lý Đoàn Thượng xưa chém lợn khao quân rồi phá thành công vòng vây của địch.
Nghi thức chém đứt thủ lợn với máu me loang lổ giữa sân đình trước sự chứng kiến của hàng nghìn người trong đó không ít trẻ em và hình ảnh người dân quẹt tiền vào máu lợn với niềm tin mang may mắn về nhà, bị không ít chỉ trích từ dư luận là phản cảm. Tổ chức Động vật châu Á gọi đây là "lễ hội tàn bạo nhất" và gửi văn bản đến Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đề bị chấm dứt lễ hội này.
Dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, UNBD và Sở Văn hoá tỉnh đề nghị đưa nghi thức chém lợn vào hậu cung nhưng mùa lễ hội 2015 dân Ném Thượng vẫn chém lợn giữa sân đình.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Người lớn đang "cướp" Trung thu của trẻ con Vài năm trở lại đây, lợi dụng mùa Trung thu để người lớn thực hiện những kế hoạch riêng, nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân mình nhiều hơn. LTS: Trung thu là dịp các em nhỏ được vui chơi, phá cỗ, cùng nhau xem múa Lân, ngắm chị Hằng, chú Cuội, rước đèn trong đêm trăng sáng...nhưng hiện nay nhiều người...