Đặc sắc bánh “phu thê” thể hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam
Tại Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ tổ chức ở Cà Mau, nhiều thực khách tỏ ra thích thú với loại bánh “phu thê” được các nghệ nhân xếp thành hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhằm thể hiện chủ quyền biển, đảo quê hương
Nằm trong chuỗi chương trình “Cà Mau điểm đến năm 2021″, từ tối 20 đến 24-4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ.
Bánh “phu thê” được xếp thành bản đồ Việt Nam để thể hiện chủ quyền biển, đảo quê hương
Ngày hội năm nay thu hút sự tham gia của nhiều nghệ nhân làm bánh dân gian từ nhiều tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những món bánh dân dã trở nên hấp dẫn, làm nao lòng nhiều thực khách khó tính khi thưởng thức.
Nhiều loại bánh dân gian Nam bộ khoe sắc với sức hấp dẫn khó chối từ
Trong ngày đầu hoạt động, Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, thưởng thức. Song song đó, đây còn là địa điểm lý tưởng để nhiều bạn trẻ thỏa sức “check in” bên bạn bè và người thân.
Video đang HOT
Qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân, bánh dân gian Nam bộ làm xao lòng những thực khách khó tính
Ông Nguyễn Hữu Tâm (ngụ huyện Cái Nước) cho biết ông đã vượt quãng đường hàng chục km để chở vợ, con tham gia ngày hội bánh quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức ở vùng cực Nam của Tổ quốc.
Các bé nhỏ được cha, mẹ đưa đi tham quan lễ hội bánh dân gian
“Tôi và nhiều người ở đây cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được thưởng thức nhiều loại bánh ngon và hấp dẫn. Tôi rất thích thú với loại bánh “phu thê” được các nghệ nhân sắp xếp thành hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhằm thể hiện chủ quyền biển, đảo quê hương”, ông Tâm chia sẻ.
Các bạn trẻ thỏa sức “check in” tại các quầy bán bánh dân gian
Du khách thích thú khi thưởng thức các món bánh dân gian Nam bộ
Ngày hội khai mạc vào tối 20-4
Tiếp lời ông Tâm, bà Trần Thị Thanh cho hay đây là dịp để những người lớn tuổi như bà ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu khi còn cùng mẹ và bà làm bánh. “Theo tôi, đây là cách tốt nhất để gìn giữ, giới thiệu nghề bánh dân gian đến với giới trẻ”, bà Thanh nhận định
Đặc sản Nha Trang ăn cả chục cái mới no, chủ quán bán hơn 1000 cái/ngày
Bánh căn còn được gọi là bánh bột gạo nướng, vốn bắt nguồn từ đồng bào dân tộc Chăm, được người dân Nha Trang cải tiến tạo ra hương vị riêng, đậm chất miền biển.
Không ai biết bánh căn có từ bao giờ, chỉ biết nó xuất xứ ở Ninh Thuận, là một món ăn nổi tiếng của người Chăm ở đây.
Trải qua bề dày lịch sử, người Việt ở nhiều nơi đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách thức mới làm món ăn này thêm đặc sắc, hợp khẩu vị, như ăn với nhiều loại nước chấm hơn, thêm vào bánh là tôm, mực, thịt bò...
Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh miền Nam nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo chiên (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bánh bột gạo nướng.
Cô Tư, người bán bánh căn hơn 30 năm trên đường Tháp Bà (Nha Trang) bật mí: "Nguyên liệu chính làm bánh căn chỉ có bột gạo được pha loãng. Nhưng để bánh ngon, tôi sẽ làm từ gạo tẻ cũ của mùa trước, trộn với một ít cơm nguội thì bánh mới giòn, xốp và dậy mùi thơm".
Trước đây, cô Tư gánh hàng đi bán rong khắp phố biển Nha Trang. Hơn chục năm nay, cô mới mở quán, ngồi yên vị ở đầu phố Tháp Bà để phục vụ du khách. Trung bình mỗi ngày cô bán hơn 1000 chiếc cùng với những đặc sản khác.
Khuôn nướng bánh phải làm từ gốm, đặt trên bếp than, chỗ đặt khuôn và bếp phải thăng bằng và phía cửa lò kín gió để bánh chín đều và đẹp. Lò than rực hồng, đặt khuôn lên chờ thật nóng, đổ bột vào từng khuôn, rồi đậy nắp lại.
Tùy vào nhu cầu của khách mà chủ quán sẽ thêm mực, tôm hoặc thịt bò lên bánh rồi nướng chín.
Vài phút sau, mùi thơm tỏa ra, mở nắp khuôn nếu thấy khô mặt bánh, dùng chiếc đũa có đầu dẹt nạy quanh vành bánh, bánh không còn dính khuôn, tức là đã chín.
Nước chấm bánh căn là nước mắm tỏi ớt pha loãng với ít chanh, đường. Ăn bánh căn không thể thiếu bát hành phi mỡ thơm nức và viên xíu mại. Nước chấm cũng thay đổi tùy ý khách, có đủ vị mặn, ngọt, béo, bùi, thêm chút xoài chua thái mỏng.
Món bánh dân dã, nhưng theo thời gian, từ làng ra phố, rất nhiều người vì thích ăn mà bắt chước người Chăm làm bánh căn rồi trở thành món đặc sản hấp dẫn khách du lịch.
Sáng sớm hay chiều tối, dạo quanh thành phố biển, đặc biệt con phố Tháp Bà, bạn dễ dàng tìm thấy quán bán "đặc sản" bánh căn nhân trứng gà, trứng cút, thịt băm, tôm lột, mực hoặc nhân "thập cẩm".
Những món ngon mang thương hiệu Bắc Ninh Bắc Ninh nổi tiếng với những món ăn dân dã như nem Bùi, cháo thái Đình Tổ, bánh khúc làng Diềm... Nem Bùi Nem Bùi, còn được gọi là nem thính, có nguồn gốc từ làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm, và lâu nay, nem Bùi đã...