Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên tới Hàn Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 19/6, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Sung Kim đã tới Seoul để hội đàm với những người đồng cấp của Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm xây dựng một chiến lược chung giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản để nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân với Triều Tiên.
Tháp tùng ông Kim trong chuyến đi lần này là Phó Đặc phái viên Jung Pak và đại diện của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, ông Sung Kim tới sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc ngày 19/6/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của ông Sung Kim trên cương vị Đặc phái viên hạt nhân của Mỹ sau khi được bổ nhiệm vào tháng trước. Chuyến thăm diễn ra chỉ vài ngày sau thông điệp đầu tiên của Triều Tiên gửi đến chính quyền của Tổng thống Joe Biden về việc Bình Nhưỡng nên sẵn sàng cho cả kịch bản đối thoại và đối đầu với Mỹ, đặc biệt cần “chuẩn bị đầy đủ” cho kịch bản đối đầu, đồng thời nhấn mạnh “kiểm soát ổn định” tình hình Bán đảo Triều Tiên. Các chuyên gia cho rằng, việc ông Sung Kim tới Hàn Quốc là một động thái được coi là tín hiệu cho thấy Washington đã sẵn sàng tái can dự Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Ngay khi đặt chân đến sân bay quốc tế Incheon, Đặc phái viên Mỹ đã cho biết ông rất mong muốn có “cuộc gặp hiệu quả” với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đề cập tới chuyến thăm của ông Sng Kim, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Đặc phái viên hạt nhân Mỹ Sung Kim dự kiến sẽ gặp song phương với Đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc Noh Kyu-duk và tham gia cuộc họp ba bên với Đặc phái viên hạt nhân của Nhật Bản Takehiro Funakoshi vào ngày 21/6. Các cuộc đàm phán sắp tới diễn ra trong bối cảnh có những quan ngại cho rằng các nỗ lực đối thoại với Triều Tiên có thể mất đi giá trị nếu Seoul và Washington triển khai đợt tập trận quân sự chung mùa Hè thường niên và chiến dịch bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng cho biết trong thời gian ở Seoul, ông Sung Kim sẽ có kế hoạch gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao khác của Hàn Quốc và các thành viên của giới học thuật và xã hội dân sự để thảo luận về kết quả của quá trình đánh giá chính sách về Triều Tiên gần đây của Mỹ.
Trước đó vào cuối tháng 4, Washington tuyên bố đã hoàn tất quá trình đánh giá chính sách kéo dài nhiều tháng và cho biết sẽ theo đuổi cách tiếp cận “hiệu chỉnh, thực tế” nhằm hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in diễn ra vào ngày 21/5, hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh vai trò cốt lõi của ngoại giao và đối thoại trong nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Quan chức cấp cao Hàn - Mỹ thảo luận về chính sách đối với Triều Tiên
Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk, ngày 19/3 đã hội đàm với ông Sung Kim, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương về một chiến lược chung đối với Triều Tiên, 1 ngày sau khi 2 nước tổ chức cuộc gặp "2 2" với sự tham gia của các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng.
Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk (trái) và quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Sung Kim.
Cuộc hội đàm giữa ông Noh Kyu-duk và ông Sung Kim là sự tiếp nối thỏa thuận đạt được trong cuộc hội đàm cấp bộ trưởng nhằm theo đuổi một "chiến lược phối hợp đầy đủ" để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Phát biểu khi bắt đầu cuộc gặp ông Noh, nhà ngoại giao Mỹ cho biết: "Như Ngoại trưởng Antony Blinken đã nhấn mạnh hôm 17 và 18/3, chúng tôi đánh giá rất cao ý kiến đóng góp của Hàn Quốc khi chúng tôi tiến hành đánh giá toàn diện về chính sách đối với Triều Tiên của mình".
Về phần mình, ông Noh Kyu-duk nhấn mạnh một chiến lược phối hợp đầy đủ giữa các đồng minh trong vấn đề Triều Tiên là "điều cần thiết" để thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa một cách hiệu quả. Nhà ngoại giao này khẳng định: "Thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu trong chính sách an ninh và đối ngoại của Chính phủ Hàn Quốc. Hòa bình thực sự trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể đạt được sau khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc là tập trung nỗ lực để mang lại hòa bình thực sự trên bán đảo càng sớm càng tốt với sự tham vấn và phối hợp chặt chẽ với Mỹ".
Ngoại trưởng Blinken trước đó cho biết chính quyền mới của Mỹ đang xem xét "mọi việc" từ cách tiếp cận ngoại giao cho đến các biện pháp gây áp lực "với tinh thần cởi mở" trong quá trình xem xét chính sách đối với Triều Tiên mà ông cho biết sẽ được hoàn thành trong những tuần tới.
Tổng thống Nam Sudan giải tán Quốc hội, thực thi thỏa thuận hòa bình Ngày 8/5, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir thông báo đã giải tán Quốc hội, mở đường cho các nghị sĩ của các phe đối lập tại nước này được bổ nhiệm theo một thỏa thuận hòa bình ký hồi năm 2018. Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir phát biểu tại một sự kiện ở Juba, ngày 22/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tổng...