Đặc nhiệm SEAL thiệt mạng khi huấn luyện
Một đặc nhiệm SEAL tập sự thiệt mạng trong tuần đầu tiên tham gia huấn luyện cơ bản ở thành phố Coronado, bang California.
Seaman James “Derek” Lovelace. Ảnh: US Navy.
Seaman James “Derek” Lovelace, 21 tuổi, được đưa ra khỏi bể bơi ngày 6/5 sau khi anh có dấu hiệu di chuyển khó khăn khi mặc đồ ngụy trang, mặt nạ lặn, AP dẫn lời Trevor Davids, người phát ngôn Trung tâm Phúc lợi Đặc biệt Hải quân, hôm qua nói.
Lovelace bất tỉnh và được chuyển đến một bệnh viện dân sự, nơi bác sĩ kết luận anh đã tử vong. Hiện chưa rõ nguyên nhân cái chết của Lovelace. Các quan chức hải quân đang điều tra vụ việc.
Lovelace gặp nạn khi đang tham gia tuần huấn luyện đầu tiên với tư cách là đặc nhiệm SEAL tập sự. Các bài tập được thiết kế để giúp xác định năng lực, sự tự tin và an toàn trong nước của học viên, theo hải quân Mỹ.
Lovelace sinh ra tại Đức và mơ ước trở thành một đặc nhiệm SEAL, theo cáo phó tại Nhà tang lễ Whitehurst Powell, quê nhà Crestview, bang Florida. Anh thích các hoạt động dưới nước và từng chơi bóng chày thời trung học. Lovelace gia nhập hải quân và tốt nghiệp khóa huấn luyện cơ bản ngày 28/1.
“Tôi không biết phải nỏi gì. Thằng bé thật tuyệt vời”, Jan Pugh, bà ngoại của Lovelace, nói với The Virginian-Pilot. “Nó đang theo đuổi giấc mơ trở thành một đặc nhiệm SEAL. Tất cả chúng tôi đều bị sốc”.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Con ma - tàu tấn công cao tốc tương lai của đặc nhiệm Mỹ
Đặc nhiệm SEAL của Mỹ trong tương lai có thể sở hữu các tàu tấn công cao tốc hoạt động êm ái trong cả điều kiện biển động.
Tàu Con ma chạy thử nghiệm. Ảnh: Bloomberg
Theo Defense One, tàu tấncông cao tốc mang cái tên khá ấn tượng GHOST (Con ma) này có thiết kế độc đáo với hệ thống vận hành khá đặc biệt. Công ty Juliet Marine Systems ở bang New Hampshire, Mỹ, đang chào bán tàu cho lực lượng hải quân.
Tàu Con ma lướt trên mặt nước nhờ hai động cơ có hình dáng như quả ngư lôi, giúp các đặc nhiệm SEAL có cảm giác êm như đang ngồi trên máy bay hơn là một con tàu. Nó hứa hẹn cung cấp một nền tảng ổn định để hải quân lắp đặt những hệ thống vũ khí hiện đại của tương lai, điển hình như súng bắn laser, vốn chỉ hoạt động tốt ở vùng biển lặng.
Tàu Con ma có thể được sử dụng để tuần tra ở eo biển Hormuz, phía nam Iran, cùng với các chiến hạm lớn và đắt tiền hơn. Song, trước khi điều đó xảy ra, Juliet Marine Systems cần tập trung cải thiện vận tốc tàu.
Cơ chế vận hành đặc biệt
Sự ra đời của tàu Con ma đã đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực thiết kế tàu hải quân. Chưa con tàu nào với hình dạng giống nó hoặc có cơ chế hoạt động tương tự từng xuất hiện trước đây. Thân tàu trông như một viên kim cương gắn trên hai động cơ giống ngư lôi, được nhà sản xuất gọi là "cánh ống".
Các bộ phận cấu thành kết hợp với nhau sẽ kéo tàu phóng trên mặt nước chứ không phải đẩy tàu từ phía sau bằng chân vịt. Đặc điểm trên khiến tàu khó bị radar phát hiện hơn, và cái tên Con ma cũng xuất phát từ đây.
Tàu vận hành dựa trên nguyên tắc vật lý siêu khoang (supercavitation), vốn là một yếu tố trong thiết kế ngư lôi từ Thế chiến II. Siêu khoang nhằm chỉ đến việc tạo ra bong bóng khí trong nước. Các bong bóng này sẽ làm giảm lực ma sát khi ngư lôi được phóng đi dưới lòng biển.
"Chúng tôi có một hệ thống hút không khí xuống qua thân tàu, qua hai thanh đỡ đến cánh ống và đi tới đằng sau các chân vịt. Không khí thoát vào trong nước sẽ tạo ra một lớp khí ngăn cách thân tàu với mặt nước", ông Thomas Richards, cựu đô đốc hải quân Mỹ, hiện là phó chủ tịch kiêm giám đốc của Juliet Marine Systems, miêu tả. "Nhờ lớp không khí ấy, chúng tôi giảm được đáng kể lực cản khi thân tàu tiếp xúc mặt nước". Nói một cách ngắn gọn, tàu Con ma tạo ra các bong bóng khí và di chuyển trên chúng thay vì mặt nước.
Thân tàu có hình dạng cấu trúc kim cương gắn trên hai động cơ giống ngư lôi. Ảnh: CNN
Khái niệm siêu khoang từng gây ồn ào vào năm 2014 khi Trung Quốc tuyên bố nghiên cứu chế tạo tàu ngầm siêu thanh có thể chạy với tốc độ 9.800 km/h bằng cách áp dụng hiện tượng vật lý này. Nếu thành hiện thực thì chiếc tàu ngầm đó sẽ chỉ mất khoảng 100 phút để đi từ Thượng Hải đến San Francisco.
Giới quan sát công nghệ quân sự phương Tây khi đó cho biết họ thấy buồn cười trước tuyên bố của Bắc Kinh. "Dù Trung Quốc nói gì đi nữa, 'một ngày nào đó' trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm không phải là một ngày sắp đến", bình luận viên Jeffrey Kluger từ tạp chí Time nhận xét.
Siêu khoang có thể giúp ngư lôi phóng đi với vận tốc 370 km/h hoặc thậm chí lên đến 426 km/h. Đây là tốc độ kỷ lục của ngư lôi siêu khoang Shkval Nga. Tuy nhiên, vận tốc trên chỉ duy trì trong vài km đầu tiên khi ngư lôi vừa được khai hỏa.
Dù đạt khả năng tàng hình cao, tốc độ lại đang là điểm bất lợi của Con ma. Con tàu tấn công với thiết kế bắt mắt này không thể chạy nhanh hơn các tàu cao tốc của hải quân Mỹ hiện nay.
Theo Richards, Con ma có thể chạy với vận tốc 55,5 km/h và tốc độ này mới chỉ tiêu tốn 50% mã lực của tàu. Công ty Juliet Marine Systems kỳ vọng sẽ nâng tốc độ tàu lên ít nhất 74 km/h hay thậm chí là 83 km/h để phục vụ các sứ mệnh quan trọng. Công ty cũng đang nghiên cứu động cơ và thiết kế chân vịt mới.
Nhược điểm thứ hai của Con ma nằm ở giá thành. Với giá 10 triệu USD mỗi chiếc, theo Richards, tàu Con ma đắt hơn nhiều so với tàu tuần tra cao tốc Mark V SOC giá 3,7 triệu USD mà Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của hải quân Mỹ đang sử dụng. Con ma cũng đắt hơn cả các xuồng cao tốc RIB mà hải quân Mỹ thường dùng để đưa đặc nhiệm SEAL vào những khu vực nguy hiểm.
Hồng Vân
Theo VNE
Chiến thuật thọc sâu IS áp dụng để sát hại đặc nhiệm Mỹ Lần đầu tiên, IS dùng xe bom, thiết giáp chọc thủng phòng tuyến của người Kurd rồi tiến thẳng đến vị trí đóng quân của các đặc nhiệm Mỹ ở Iraq. Đặc nhiệm Mỹ huấn luyện quân sự cho các lực lượng an ninh Iraq. Ảnh: CNN Ngày 4.5, các quan chức Lầu Năm Góc xác nhận một lính đặc nhiệm SEAL của...