Đặc nhiệm SEAL của Mỹ tập trận ở ‘địa điểm chiến lược’ gần Nga
Đặc nhiệm SEAL thuộc Hải quân Mỹ đã được điều động đến châu Âu tham gia cuộc tập trận tại một số nước Đông Âu, khu vực sát sườn Nga.
Lực lượng đặc nhiệm Hải quân Croatia, Hungary và Mỹ trong cuộc tập trận Black Swan 21 ngày 8/5. Ảnh: Bộ Quốc phòng Croatia
Vào đầu tháng 5, Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt tại châu Âu (SOCEUR) của quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận thường niên lớn nhất kết hợp với một cuộc tập trận nhỏ hơn cùng các đơn vị đặc nhiệm của quốc gia thành viên Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và những nước đối tác khác của Washington
Theo Business Insider, cuộc tập trận mang tên Trojan Footprint 21 và Black Swan 21 được quan tâm đặc biệt ở thời điểm phương Tây có nhiều ý kiến về Nga liên quan đến Ukraine.
SOCEUR dự định tổ chức hai cuộc tập trận trong cùng thời điểm nhằm mô phỏng viễn cảnh xảy ra xung đột với Nga tại khu vực từ các quốc gia Baltic đến Nam Scandinavia, Ukraine và vùng Biển Đen.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ đã cử đặc nhiệm SEAL góp mặt vào cuộc tập trận cùng binh sĩ Áo, Bulgaria, Croatia, Đức, Hungary, Montenegro, Gruzia, Bắc Macedonia, Tây Ban Nha, Ukraine và Anh.
Sự kiện này diễn ra tại Romania và các quốc gia Đông Âu. Hai cuộc tập trận được cho còn có mục tiêu tập trung vào khả năng phối hợp giữa lực lượng đặc nhiệm và binh sĩ trong xung đột với Nga.
Theo các chuyên gia, trong trường hợp Mỹ xảy ra xung đột với Nga, lực lượng đặc nhiệm thuộc Hải quân Mỹ sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Quân đội Nga đã tăng cường hiện diện trong khu vực, tạo “pháo đài không thể xâm nhập” bảo vệ Moskva từ trên mặt đất và trên không. Nga còn triển khai hệ thống phòng không S-400 đến Crimea.
Crimea trong khi đó là môi trường lý tưởng cho các chiến dịch của đặc nhiệm Hải quân Mỹ như đặt cảm biến dưới biển và cài mìn vào chiến hạm kẻ địch.
Cuộc so găng về chiến dịch thông tin giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc
Trong buổi điều trần trước Quốc hội gần đây, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã đưa ra đánh giá rằng Bắc Kinh và Moskva đang sử dụng chiến dịch thông tin và tuyên truyền để thu lợi thế kinh tế, tình báo và quân sự.
Một quân nhân Mỹ chia sẻ kinh nghiệm với lực lượng đặc nhiệm Guatemala trong một cuộc tập trận. Ảnh: Business Insider
Đô đốc Craig Faller tại Bộ Chỉ huy miền Nam của Mỹ đã ghi nhận rủi ro và tiết lộ những bước đi để xử lý tình hình này, trong đó có vai trò của đơn vị đặc nhiệm Mỹ.
Theo Business Insider (Mỹ), những quốc gia mang tham vọng tạo được ảnh hưởng toàn cầu thường hướng tới mảng văn hóa hoặc kinh tế, hình thành mối quan hệ mà họ có lợi ích với các nước khác. Một ví dụ là Viện Goethe thường dạy tiếng Đức và văn hóa Đức cho hàng trăm, hàng nghìn người ở nhiều quốc gia. Mục đích là khiến nhiều người nước ngoài quan tâm đến Đức và từ đây nhận lợi thế về du lịch, kinh doanh, nhập khẩu lao động.
Nhiều chuyên gia nhận định Trung Quốc cũng đang áp dụng chiến lược này nhưng qua kênh cơ sở hạ tầng hoặc kinh doanh. Một ví dụ là tại Ecuador, Trung Quốc đã xuất khẩu sang quốc gia này công nghệ "thành phố an toàn" để theo dõi hoạt động của công dân qua hàng chục nghìn camera và trí thông minh nhân tạo.
Nhưng nhiều nghị sĩ Ecuador trong tháng 3 đã đề nghị chấm dứt công nghệ thông tin của Trung Quốc được cho có mục đích chống tội phạm nhưng lại lắp đặt ở những khu vực an ninh cao như quanh đại sứ quán Mỹ.
Đối với các chiến dịch thông tin, có một đơn vị đặc nhiệm của quân đội Mỹ có khả năng chuyên biệt để xử lý. Đó là Nhóm Chiến dịch Tâm lý chuyên về tạo ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài. Đơn vị này trực thuộc Bộ Chỉ huy Chiến dịch đặc biệt Lục quân Mỹ.
Chiến dịch tâm lý thường tìm biện pháp truyền đạt những thông tin được chọn lựa cho dư luận nước ngoài nhằm mục đích tác động đến cảm xúc, mục tiêu và hành vi của họ. Theo đó, Nhóm Chiến dịch Tâm lý chủ chương "xúc tác" tạo cảm hứng hoặc củng cố thái độ ưu tiên lợi ích của Mỹ.
Những đơn vị khác cũng có thể đóng góp tạo ảnh hưởng đến đối tác qua hình thức gián tiếp là tập trận chung, cố vấn hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng. Những đơn vị này đặc biệt có hiệu quả trong khuyến khích tăng cường đối tác với quân đội Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Tàu Ever Given vẫn chưa thể tiếp tục hải trình sau khi giải cứu Mặc dù đã được giải phóng khỏi kênh đào Suez song "siêu tàu" chở hàng Ever Given vẫn phải chờ đánh giá từ các chuyên gia xem liệu có đủ điều kiện để tiếp tục hải trình hay không. Siêu tàu chơ hang Ever Given sau khi được giải cứu ngày 29/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo trang mạng Business Insider, hiện tàu Ever Given...