Đặc nhiệm Nga đối phó với chủ nghĩa khủng bố như thế nào?
Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Paris lúc đầu đã gây sốc và sợ hãi, sau đó đã nảy ra rất nhiều câu hỏi.
Câu hỏi chính: Liệu tình báo Pháp có biết âm mưu của khủng bố trước đó? Và Moscow đang áp dụng những biện pháp nào để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố?
Chủ tịch Hiệp hội quốc tế cựu chiến binh đơn vị chống khủng bố “ Alfa” Sergey Goncharov cho rằng, sự thất bại trong hoạt động của mạng lưới tình báo đã dẫn đến cuộc tấn công lớn vào Paris.
“Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng, những vụ tấn công khủng bố là một điều bất ngờ đối với lực lượng an ninh Pháp, ông nói. Đây không phải là cuộc tấn công đầu tiên vào nước Pháp, và đáng lẽ lực lượng an ninh cần phải thiết lập mạng lưới tình báo trong các tầng lớp “nguy hiểm”, ở đây nói về những người tị nạn, mà trong số họ chắc chắn có những kẻ phá hoại đã lọt vào Châu Âu.
Moscow đang áp dụng những biện pháp nào để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố?
Nếu phân tích hành động của cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm trực tiếp trong thời gian vụ tấn công khủng bố, thì thấy được rõ rằng, lính đặc nhiệm đang ở trong trạng thái bị sốc. Vụ tấn công khủng bố đã có quy mô rất lớn, và cảnh sát chỉ đơn giản không có đủ sức để hạn chế hậu quả của nó và bắt giữ các thủ phạm”, ông Goncharov nói.
Video đang HOT
Các sự kiện bi thảm ở Paris là một cái cớ để nói về những biện pháp nhằm đảm bảo an ninh tại các thành phố lớn khác. Một trong những thành phố lớn là Moscow.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ “Moskovsky Komsomolets” (MK), một chuyên gia ẩn danh của cơ quan đặc nhiệm Nga cho biết rằng, đã từ lâu Nga áp dụng các biện phòng ngừa chống lại mối đe dọa khủng bố. Ví dụ, gần đây ở khu vực Moscow đã bắt giữ 15 tên khủng bố thành viên nhóm Hizb ut-Tahrir bị cấm ở Nga. Ở Nga đã thành lập mạng lưới tình báo và hiện nay đang tăng cường các biện pháp an ninh khác.
Trước hết, tại các sân bay đã tăng cường kiểm soát hành khách và hành lý ký gửi từ các nước thuộc Liên minh chống khủng bố, bởi vì những nước này bị đe dọa nhiều nhất. Và tất nhiên, hành khách và hành lý từ các nước Ả Rập, bởi vì trên lãnh thổ các nước này có thể có những người ủng hộ lực lượng khủng bố. Tại các nhà ga quốc tế cũng áp dụng những biện pháp như vậy.
Chắc là, người dân Nga không cảm nhận thấy những biện pháp an ninh bổ sung. Mọi người đã làm quen với điều đó. Ví dụ, bây giờ cảnh sát lại bắt đầu kiểm tra các căn hộ, nơi có thể có những người di cư bất hợp pháp. Đây là một biện pháp phổ biến mà không ai để ý.
Ngoài ra, Nga bắt đầu tích cực làm việc với các cộng đồng dân tộc. Các cơ quan đặc nhiệm sẽ đè bẹp tình cảm cực đoan có sử dụng uy tín của những người cao tuổi. Rất có thể Nga sẽ áp dụng không chính thức khái niệm của Mỹ “không khoan nhượng” có nghĩa là nếu một công dân thuộc nhóm “nguy hiểm” có các hành vi phạm tội dù tối thiểu thì sẽ bị trừng phạt tối đa có thể theo pháp luật.
Theo người đối thoại với tờ “Moskovsky Komsomolets”, những người hâm mộ các mạng xã hội nên thận trọng, bởi vì thậm chí một lời được nói lên một cách ngu ngốc có thể thu hút sự chú ý của cơ quan đặc nhiệm, rồi các chuyên gia sẽ đến nhà bạn, và thứ hai, những lời ngu ngốc như vậy đánh lạc hướng khỏi các vấn đề thực sự quan trọng.
“Hoạt động dự phòng trên Internet của các cơ quan đặc nhiệm đã giúp cho cô Varvara Karaulova, người bị những kẻ khủng bố tuyển dụng, trở về Nga, cũng như không cho phép cô này thực hiện những điều ngu ngốc ở Matxcơva” chuyên gia cho biết khi trả lời phỏng vấn của “MK”./.
Nguồn: Sputnik
Theo VOV.VN
Cựu tổng thống Pháp muốn phần tử cực đoan phải đeo vòng điện tử
Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy cho rằng cần phải giám sát các phần tử có dấu hiệu cực đoan trên toàn lãnh thổ Pháp bằng cách cho họ đeo vòng tay điện tử.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: AFP
"Chúng ta phải cải thiện triệt để công tác an ninh nội địa. 11.500 đối tượng trong danh sách S cần phải được theo dõi và giám sát tại gia bằng cách đeo vòng điện tử", cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia TF1. S là danh sách các đối tượng có dấu hiệu bị cực đoan hóa.
Theo ông, đây là biện pháp an ninh hữu hiệu nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố.
Vài ngày sau các cuộc tấn công đẫm máu tại Pháp, chủ tịch đảng "Những người Cộng hòa" khẳng định vấn đề trước mắt không chỉ là đoàn kết dân tộc mà là tăng cường an ninh.
Trong số các biện pháp mà ông Sarkozy đưa ra bao gồm trục xuất bằng vũ lực tất cả đối tượng hồi giáo cực đoan và đóng cửa những nhà thờ chúng thường xuyên qua lại, cũng như triệt phá các đường dây buôn vũ khí tại các khu phố ổ chuột ngoại ô Paris.
"Tất cả những đối tượng cực đoan trở về từ Syria và Iraq cần phải bị bỏ tù ngay lập tức, những phần tử mang hai quốc tịch sẽ không được ở lại Pháp thêm bất cứ một giây phút nào", ông Sarkozy nhấn mạnh.
Ngoài ra, cựu tổng thống Pháp còn kêu gọi xây dựng thêm nhiều trung tâm chống cực đoan hóa để giải quyết vấn đề tâm lý cho các đối tượng mới xuất hiện dấu hiệu cực đoan.
Ông Sarkozy đưa ra bình luận sau khi Pháp rung chuyển vì các vụ đánh bom tự sát và xả súng tại trung tâm Paris hôm 13/11, khiến 129 người thiệt mạng. Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm đứng sau vụ khủng bố này. Những phần tử tham gia vụ tấn công bị nghi là có liên quan đến Syria.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tình báo Pháp, Đức biết vụ tấn công khủng bố Paris vài tuần trước? Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nhiều mục tiêu ở ngay trung tâm Paris (Pháp) đêm 13.11 cho thấy một sự thất bại trong công tác tình báo của nước này. Liệu tình báo Pháp có biết âm mưu của khủng bố trước đó? Tình báo Pháp, Đức biết vụ tấn công khủng bố ở Paris vài tuần trước đó? -...