Đặc nhiệm Mỹ tới Libya sau vụ sát hại đại sứ
Hôm qua, Mỹ đã quyết định điều hai tàu khu trục tới Libya và phái cử một nhóm đặc nhiệm thủy quân lục chiến tăng cường an ninh cho Đại sứ quán tại thủ đô Tripoli sau vụ Đại sứ nước này bị sát hại ở Benghazi.
Quyết định điều động các tàu chiến trên và một đơn vị gồm khoảng 50 lính thủy quân lục chiến tới Libya được đưa ra sau khi Đại sứ Mỹ cùng 4 công dân khác thiệt mạng trong một vụ tấn công nhằm vào Lãnh sự quán nước này ở Benghazi hôm thứ Ba (11/9).
“Hai tàu khu trục đang trên đường tới khu vực lân cận Libya nhưng đây chỉ là biện pháp phòng ngừa”, một quan chức cao cấp ở Washington cho biết.
Sau sự việc trên, Tổng thống Barack Obama đã nhanh chóng ra lệnh thắt chặt an ninh tại các trụ sở ngoại giao Mỹ trên toàn thế giới đồng thời kịch liệt lên án vụ tấn công ở Benghazi, xảy ra đúng thời điểm Mỹ đang kỷ niệm 11 năm sự kiện khủng bố 11/9.
Video đang HOT
Tàu khu trục mang tên lửa định hướng USS McFaul của Hải quân Mỹ
“Lực lượng thủy quân lục chiến đã phái một tổ an ninh chống khủng bố hạm đội (FAST) tới Libya”, một quan chức Mỹ giấu tên nói trên hãng tin AFP.
Lực lượng thủy quân lục chiến và những nhà thầu tư nhân chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các văn phòng ngoại Mỹ giao ở nước ngoài nhưng hiện vẫn chưa rõ làm thế nào những kẻ tấn công có thể phá vỡ được vòng an ninh thắt chặt ở Benghazi vừa qua.
Đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tham mưu trưởng chiến dịch Hải quân Mỹ, FAST được thành lập năm 1987 nhằm đáp trả các mối đe dọa an ninh sau một loạt các vụ tấn công khủng bố trong những năm 1970 và 1980.
Theo 24h
Đại sứ thiệt mạng, Mỹ điều tàu tới Libya
Tàu chống khủng bố của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ hôm nay được điều động tới Lybia để bảo vệ an ninh sau vụ tấn công đẫm máu vào lãnh sự quán Mỹ.
Một binh sĩ của Hạm đội An ninh Chống khủng bố Mỹ (FAST). Ảnh: Defense.gov
"Lực lượng thủy quân lục chiến đang điều động một đội của Hạm đội An ninh Chống khủng bố (FAST) tới Lybia", AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay.
Quyết định này được đưa ra sau khi ông Christopher Stevens, đại sứ Mỹ tại Libya, và 3 nhân viên ngoại giao đồng hương thiệt mạng khi một đám đông xông vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi. Những người này tức giận sau khi trích đoạn một bộ phim của nhà sản xuất nghiệp dư của Mỹ nhạo báng người Hồi giáo được đăng tải trên Internet.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhanh chóng tăng cường an ninh tại những cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới đồng thời lên án mạnh mẽ vụ tấn công đẫm máu tại thành phố miền tây Lybia, trùng hợp ngẫu nhiên với ngày kỷ niệm 11 năm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Liên Hợp Quốc, NATO, tòa thánh Vatican và nhiều nước khác cũng lên án vụ tấn công của nhóm người Lybia. Chính phủ Lybia sau đó lên tiếng xin lỗi Mỹ vì vụ tấn công này. "Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới chính phủ và người dân Mỹ cùng toàn thể người dân trên thế giới vì những gì đã xảy ra", Mohamed al-Megaryef, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lybia, nói.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với một số đơn vị tư nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ bảo đảm an ninh cho các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Hiện chưa rõ làm thế nào mà những kẻ tấn công vượt qua được lực lượng an ninh để giết hại được những nhà ngoại giao Mỹ.
Hạm đội An ninh Chống khủng bố được thành lập năm 1987 nhằm đối phó nhanh nhất với những đe dọa an toàn sau những vụ tấn công khủng bố trong thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước. Hạm đội này luôn trong chuẩn bị để bảo vệ các lực lượng và sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.
Theo VNE
Lính tinh nhuệ Trung Quốc giỏi võ hơn đặc nhiệm Mỹ? Với quân số chưa đến 5.000 nhưng đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Trung Quốc, họ là những người đã từng vượt qua được cả đặc nhiệm Mỹ và Anh. Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc - Chinese Special operations forces (SOF) là một lực lượng bao gồm biệt kích, binh sĩ giống biệt kích dù US Ranger của Mỹ. Những...