Đặc nhiệm Mỹ bay như chim bằng dù RA-1
Đặc nhiệm Mỹ sẽ được trang bị loại dù đặc chủng mới giúp nhảy từ độ cao lớn, tải trọng nặng và bay xa hàng chục km.
Theo tờ Army Times, loại dù mới mà Mỹ sẽ trang bị cho đặc nhiệm có tên gọi là RA-1. Loại dù này giúp đặc nhiệm Mỹ có thể nhảy từ độ cao 7,3 km với khối lượng lên tới 204 kg. Đặc biệt, với loại dù mới, lính Mỹ có thể bay tới mục tiêu ở khoảng cách lên tới 47 km so với điểm nhảy dù.
Nhờ tải trọng lớn (lên tới trên 200 kg), lính Mỹ có thể thực hiện cú nhảy dù với trang bị đầy đủ, kể cả áo giáp. Người Mỹ khẳng định mẫu dù mới RA-1 có đặc điểm kỹ chiến thuật vượt trội so với loại dù cũ đang được dùng phổ biến là MC-4. Trong điều kiện được huấn luyện tốt và chuẩn bị chu đáo, dù RA-1 có thể giúp nhảy từ độ cao trên 10 km.
Dù MC-4 của Mỹ
Theo kế hoạch, RA-1 sẽ được Mỹ đưa vào trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm trong quý III/2014. Tuy nhiên, việc trang bị loại dù mới này sẽ chỉ hạn chế cho một số đơn vị đặc nhiệm có quy mô nhỏ. Một trong những nguyên nhân là RA-1 có khả năng cơ động cao. Chính tính cơ động này lại không thích hợp cho việc thả quân dù hàng loạt với quy mô lớn. Những chiếc dù có khả năng bay xa tới gần 50 km ở tốc độ cao sẽ khiến lính dù dễ va chạm vào nhau ngay trên không.
Khác với đa số loại dù thông thường, RA-1 được trang bị ghế ngồi giúp lính đặc nhiệm không bị tê chân trong quá trình nhảy dù kéo dài và ngay khi tiếp đất họ có thể sẵn sàng lâm trận. Ngoài ra, mẫu dù mới còn có các trang thiết bị bổ sung như quần áo giữ nhiệt, mặt nạ dưỡng khí giúp bay ở độ cao lớn trong thời gian dài. RA-1 thậm chí còn có hệ thống dẫn đường hiện đại.
Video đang HOT
RA-1 trong trạng thái rơi tự do
Theo các chuyên gia, mẫu dù RA-1 của Mỹ được chế tạo theo dạng “cánh”. Loại dù thông thường có dạng “vòm” chỉ có thể bay từ trên xuống, dù dạng “vòm” có khe mang giúp bay xuống và tiến về phía trước. Trong khi đó, dù dạng “cánh” sẽ tạo lực nâng nhờ chuyển động ngang. Tốc độ trong khi bay sẽ tạo ra áp suất chênh lệch giữa phần dưới và trên “cánh” dù. Cấu tạo này giúp dù có diện tích nhỏ hơn loại dạng “vòm” trong khi vẫn tạo ra lực nâng tương đương.
Cấu tạo dạng “cánh” cũng giúp dù giảm tốc độ rơi trong khi tăng tốc độ di chuyển ngang. Theo tính toán, RA-1 có thể bay với tốc độ 32 km/h theo chiều ngang và tốc độ hạ cánh từ 0-6 km/h.
Dù dạng vòm có khe mang Việc điều khiển cánh dù được thực hiện bằng hai dây dù điều khiển hai bên. Nếu kéo dây dù bên trái, cánh dù sẽ xoay về bên phải và ngược lại. Nếu kéo đồng thời cả hai dây dù điều khiển, dù sẽ giảm tốc độ chuyển động ngang. Kéo mạnh tới một lực cần thiết, cánh dù sẽ thay đổi hình dạng để không tạo ra lực nâng nữa và khi đó dù sẽ rơi thẳng đứng.
Dù RA-1 dạng cánh còn có một đặc điểm đáng chú khác là ngay trước khi ngừng tạo lực nâng, tốc độ rơi và tốc độ di chuyển ngang của dù sẽ gần như ngay lập tức giảm về 0 km/h (tức là trong trạng thái không di chuyển). Nếu như ngay lúc đó, thả dây dù điều khiển về vị trí cũ, dù sẽ trở lại hình dạng ban đầu và tiếp tục bay với tốc độ cũ.
Người Nga hiện cũng có một mẫu dù tương tự RA-1 của Mỹ là Arbalet. Tuy nhiên, thông tin về loại dù của Nga hiện vẫn là một bí mật, đặc biệt là về khả năng bay xa của loại dù này.
Có thông tin cho rằng mẫu dù Arbalet-2 có thể mang khối lượng tối đa 150 kg, có thể sử dụng trong điều kiện nhiệt độ từ -35 độ C đến 35 độ C. Loại dù này của Nga có thể đảm bảo cho cú nhảy từ máy bay đang di chuyển với tốc độ 350 km/h.
Loại dù của Nga đã trải qua quá trình thử nghiệm cấp quốc gia tại Trung tâm bay thử nghiệm Bộ Quốc phòng và hiện đã được đưa vào sử dụng.
Dù Arbalet của Nga
Theo kế hoạch, đến giữa năm 2015, lính dù Nga sẽ được trang bị 400 hệ thống dù Arbalet-2. Loại dù này sẽ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm, đặc nhiệm-dù và lính dù cứu hộ với trang thiết bị và vũ khí đầy đủ.
Loại dù này có thể được sử dụng để nhảy từ các loại máy bay Il-76, An-12, An-26, An-2 và cả trực thăng Mi-8. Đây là những loại máy bay có trang thiết bị cần thiết cho lính dù.
Theo Đất Việt
Tiết lộ mới về xác chết trùm khủng bố Bin Laden
Daily Mail dẫn một nguồn tin của đặc nhiệm Mỹ cho biết, Osama bin Laden bị các đặc nhiệm lần lượt thay nhau bắn hơn 100 phát đạn trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố năm 2011.
Theo báo cáo mới nhất từ Báo cáo Tình hình Đặc nhiệm-một trang web khá nổi trong giới tình báo và lực lượng vũ trang Mỹ, số phát đạn trùm khủng bố Bin Laden lĩnh là lý do tại sao hình ảnh xác chết tên này chưa bao giờ được công bố.
Dẫn hai nguồn tin mật, Báo cáo Tình hình Đặc nhiệm lập luận, trong khi lực lượng SEAL cho rằng "bắn vào một người vài lần để đảm bảo hắn thực sự chết và không còn là mối đe dọa là đạo đức, hợp pháp" thì lời nói đó vẫn không thể biện minh cho mức độ kinh khủng trên thi thể Bin Laden.
Trùm khủng bố Osama bin Laden
"Vấn đề chính không phải việc Bin Laden bị biến thành pho-mát Thụy Sỹ như thế nào mà những hành vi như vậy không được kiểm soát, ngày càng tồi tệ và dần trở thành tiêu chuẩn trong lực lượng" - Tác giả báo cáo, ông Jack Murphy, một cựu đặc nhiệm viết.
"Những gì xảy ra trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã vượt quá mức cần thiết. Cái vượt quá này không phải để đảm bảo Bin Laden không còn khả năng đe dọa. Đây đơn thuần chỉ là sự tự buông thả bừa bãi", tác giả báo cáo, ông Jack Murphy, một cựu đặc nhiệm viết.
Tại thời điểm chiến dịch diễn ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra quyết định sẽ không công bố hình ảnh thi thể Bin Laden và việc thủy táng. Lý do bởi các hình ảnh này có thể kích động bạo lực và bị sử dụng làm công cụ tuyên truyền của tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Tiết lộ mới này cho thấy những người tham gia chiến dịch đang cố tránh né sự trừng phạt vì xả đạn bừa bãi quá mức cần thiết. Nhiều sự thật về chiến dịch này đã được tiết lộ trong cuốn sách "Thành viên thứ sáu trong Đội SEAL" của tác giả Mark Bissonnettes. Tuy nhiên, ông Murphy cho rằng những gì Bissonnette viết "có thể là những mô tả lịch sự, có chừng mực và cân nhắc nhất".
Cuốn sách của Bissonnettes không nói rõ số phát đạn đặc nhiệm bắn vào người Bin Laden nhưng nghe có vẻ như quá ít so với những báo cáo mới nhất.
"Khi cái chết đang đến từ từ đau đớn, hắn vẫn đang co giật. Một lính đặc nhiệm và tôi chĩa súng vào ngực hắn và bắn thêm vài viên đạn. Những viên đạn khoét vào người hắn, khiến cơ thể hắn đập xuống sàn nhà cho đến khi hắn bất động", Bissonnettes viết trong cuốn "Ngày không đơn giản" xuất bản vào tháng 9/2012.
Theo Phan Yến (Tiền Phong/Dailymail)
Vụ tập kích Sơn Tây (1): Đặc nhiệm Mỹ chắc mẩm "vớt cá trong rọ" Ngày 21/11/1970 Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh thực hiện chiến dịch giải cứu tù binh mang mật danh "Kingpin" (Bờ biển Ngà), sử dụng đơn vị đặc nhiệm thuộc không quân 1127, bất ngờ tập kích, giải cứu tù binh tại trại tù binh Sơn Tây. Kể từ khi can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam tháng 8/1964, số lượng phi...