Đặc nhiệm Australia uống bia bằng chân giả của phiến quân
Hình ảnh mới công bố cho thấy đặc nhiệm Australia có truyền thống uống bia đựng trong chân giả của phiến quân Taliban tử trận tại Afghanistan.
Một số bức ảnh do Guardian thu được cho thấy một binh sĩ, người vẫn đang phục vụ trong quân đội Australia, uống bia đựng trong một cái chân giả trong “ quán bar chui” có tên gọi Fat Lady’s Arms. Quán bar này được binh sĩ Australia tự ý lập bên trong căn cứ lực lượng đặc nhiệm Australia ở Tarin Kowt, thủ phủ tỉnh Uruzgan, Afghanistan năm 2009.
Một binh sĩ Australia uống bia bằng chân giả trong quán bar tại Afghanistan năm 2009. Ảnh: Guardian .
Trong một bức ảnh khác, hai binh sĩ đang nhảy với cái chân giả này. Đây là những bức ảnh đầu tiên được công bố xác nhận thông tin trước đó về truyền thống dùng chiếc chân giả trên để uống bia của lính đặc nhiệm Australia.
Chân giả này được cho là thuộc về một tay súng Taliban bị giết trong cuộc tấn công của Lực lượng Đặc nhiệm Không quân Australia (SAS) tại Kakarak ở Uruzgan tháng 4/2009. Lính SAS có thể đã coi nó như một chiến lợi phẩm rồi mang về lưu giữ trong quán bar, nơi khách đôi khi dùng để uống bia.
Video đang HOT
Cái chân sau đó được gắn trên một tấm bảng bằng gỗ dưới tiêu đề Das Boot, cùng với Thập tự sắt, huân chương được sử dụng thời Đức Quốc xã. Một cựu quân nhân nói với Guardian rằng cái chân giả này theo đội đặc nhiệm mọi lúc. “Bất cứ nơi nào Fat Lady’s Arms được dựng lên, đó là nơi chiếc chân được cất giữ và thỉnh thoảng được dùng để uống bia”, người này nói.
Một số binh sĩ nói rằng “phong tục” này được các sĩ quan cấp cao chấp thuận và thậm chí một số sĩ quan cũng tham gia. Lính Australia bị nghiêm cấm mang “chiến lợi phẩm” ra khỏi chiến trường hay giữ lại chúng.
Một số sĩ quan cấp cao tỏ ra tức giận, nói rằng họ bị chỉ trích bất công trong báo cáo của thẩm phán tòa án quân sự Australia Paul Brereton khi bị cho rằng đã chấp nhận “phong tục” như vậy trong lực lượng đặc nhiệm SAS, dù thực tế các sĩ quan đã biết về việc này trong nhiều năm qua. Báo cáo của Brereton cho thấy “văn hóa chiến binh” đã góp phần tạo môi trường cho “tội ác chiến tranh”.
Hai binh sĩ Australia tạo dáng với cái chân giả trong quán bar ở Afghanistan năm 2009. Ảnh: Guardian .
Tin đồn về những bức ảnh chụp cảnh lính đặc nhiệm uống bia bằng chiếc chân giả từ lâu đã lan truyền trong cộng đồng đặc nhiệm Australia. Nhiều hãng truyền thông đã đưa tin về sự tồn tại của cái chân giả, song đây là lần đầu tiên những bức ảnh được tiết lộ.
Thông tin được đưa ra sau khi thẩm phán Brereton công bố báo cáo điều tra gây chấn động, cho biết nhiều lính đặc nhiệm Australia đã có hành vi sát hại, hành quyết 39 tù nhân và dân thường Afghanistan.
Thẩm phán Brereton đề nghị truy tố hình sự và thu hồi huy chương của các binh sĩ liên quan đến các vụ hành quyết, bồi thường lập tức cho nạn nhân và gia đình của họ, thu hồi bằng khen các đơn vị có liên quan thuộc Nhóm Tác chiến Đặc biệt.
Sau khi báo cáo được công bố, Bộ trưởng Quốc phòng Angus Campbell thông báo sẽ tước bằng khen với các binh sĩ phục vụ trong Nhóm Tác chiến Đặc nhiệm từ năm 2007 đến năm 2013.
Tuy nhiên, người thân của các lính đặc nhiệm tử trận trong gian đoạn này tỏ ra tức giận, cho rằng đây là quyết định “cào bằng” và ảnh hưởng đến những người vô can. Bộ trưởng Campbell sau đó cho biết ông chưa đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào về các khuyến nghị trong báo cáo của Brereton.
Australia triển khai đặc nhiệm chiến đấu cùng quân đội Mỹ và đồng minh tại Afghanistan từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Các lực lượng này rút về nước vào năm 2014.
Australia chuẩn bị đưa 24.000 công dân về nước trước Giáng sinh
Chính phủ Australia đang lên kế hoạch đưa 24.000 công dân đang mắc kẹt ở nước ngoài về nước trước dịp Giáng sinh năm nay.
Quyết định mới được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần 2 tại nước này đang dần được kiểm soát và nhiều địa phương tiếp tục nới lỏng các hạn chế đi lại bắt đầu từ tuần tới. Sau cuộc họp nội các liên bang Australia vừa diễn ra, chính phủ nước này cho biết sẽ phấn đấu đưa 24.000 công dân đang mắc kẹt ở nước ngoài trở về nước, trong đó khoảng 4.000 người đang cần về nước sớm nhất có thể
Australia phấn đấu đưa 24.000 công dân mắc kẹt ở nước ngoài về nước trước dịp Giáng Sinh năm nay. Ảnh: AAP.
Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định chính phủ sẽ làm hết sức bao gồm hỗ trợ lãnh sự, cung cấp các chuyến bay và cơ sở cách ly để đưa phần lớn người dân có nhu cầu trở về trước dịp Giáng sinh.
Chính phủ liên bang Australia đưa ra tuyên bố này sau khi đạt được thỏa thuận với một số bang về việc mở rộng năng lực cách ly của các cơ sở tiếp nhận người hồi hương cùng với sự hỗ trợ của quân đội liên bang. Bên cạnh đó, Australia dự kiến sẽ miễn cách ly đối với người dân trở về từ các khu vực không có dịch Covid-19 tại New Zealand. Hiện số người Australia đang ở New Zealand chiếm khoảng 15% tổng số công dân nước này muốn được hồi hương.
Cũng trong cuộc họp nội các liên bang vừa qua, các bang tại Australia đã đồng ý tăng tiếp nhận công dân hồi hương từ mức 4.000 người mỗi tuần hiện nay lên mức 6.000 người/tuần trong 2 tuần tới và nới lỏng thêm các hạn chế kiểm soát biên giới để tạo điều kiện thúc đẩy giao thương giữa các bang trong 6 tuần tới.
Quyết định tăng mức tiếp nhận công dân hồi hương được đưa ra khi dịch bệnh Covid-19 đang từng bước được khống chế tại Australia. Tại bang Victoria, bang điểm nóng về đợt dịch thứ 2, ngày hôm nay (19/9) chỉ ghi nhận 21 ca mắc mới và 7 trường hợp tử vong.
Đây là mức tăng hàng ngày thấp nhất tại bang Victoria kể từ tháng 6 đến nay. Bang New South Wales hôm nay (19/9) ghi nhận 3 ca mắc, trong đó 2 trường hợp là du khách nhập cảnh. Các bang và vùng lãnh thổ khác không ghi nhận ca mắc mới. Tính đến hôm nay, Australia đã có gần 26.900 ca mắc, hơn 23.800 người đã bình phục và 844 trường hợp tử vong do Covid-19./.
Công ty Trung Quốc bị tố cáo thu thập thông tin của 2,4 triệu người Công ty Zhenhua Data tại Thâm Quyến được cho là đã xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân chi tiết của 2,4 triệu người. Dữ liệu Zhenhua Data thu thập bị rò rỉ đến tay học giả Mỹ Christopher Balding, người từng ở Thâm Quyến nhưng đã trở lại Mỹ do lo ngại về an ninh. Ông chia sẻ dữ...