Đặc khu kinh tế: Thu hút FDI đừng để tình trạng không thể bỏ vì “tiếc”, vì “đau”

Theo dõi VGT trên

Về thu hút FDI tại đặc khu kinh tế đang “ nóng” tại diễn đàn Quốc hội, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, chúng ta cần một cái nhìn khác đi về đóng góp của FDI, không thể lạc quan tếu như hiện nay. Thay vì chờ đợi một vài lời hứa từ doanh nghiệp nước ngoài thì nên tập trung nguồn lực cho doanh nghiệp trong nước.

Quốc hội đang thảo luận về Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và dự kiến sẽ thông qua vào ngày 15.6 tới. Một nội dung được quan tâm thảo luận khi thành lập các đặc khu kinh tế là thu hút FDI.

Chúng ta từng đề ra những mục tiêu rất rõ ràng để thu hút FDI, như giấc mơ về một nền công nghiệp do FDI mang lại, chuyển giao công nghệ, lan toả hệ thống. Nhưng rồi, sau 30 năm thu hút FDI chúng ta được gì? Có nên mơ tiếp giấc mơ ấy? Để trả lời một phần câu hỏi, “Góc nhìn chuyên gia” của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia Tài chính, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia.

Đặc khu kinh tế: Thu hút FDI đừng để tình trạng không thể bỏ vì tiếc, vì đau - Hình 1

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia.

Việt Nam được coi là nước có độ mở lớn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vậy sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhìn lại Việt Nam được gì?

Những nước làm công nghiệp hoá thành công ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc thì đều thu hút FDI rất ít, rất chọn lọc.

Lý do thu hút FDI ít vì họ muốn phát triển ngành công nghiệp non trẻ trong nước và hướng ngành công nghiệp non trẻ ấy ra thị trường quốc tế nên không muốn có sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta thấy Việt Nam tăng trưởng được nhờ cải cách, mở cửa, trong đó có thu hút vốn từ ngoài vào nhưng tiến trình Công nghiệp hoá từ năm 1993 khi có khẩu hiệu “Công nghiệp hoá – hiện đại hoá” đến nay, tiến bộ không đáng kể, đặc biệt công nghiệp chế tạo.

Đã hơn 25 năm chúng ta vẫn chưa có được các ngành công nghiệp cốt lõi như luyện kim, chế tạo thiết bị năng lượng, máy thủy và đóng tàu, đầu máy toa xe, công nghiệp ôtô, thiết bị hạ tầng viễn thông, thiết bị điện tử (con chip), thiết bị xây dựng và máy móc nông nghiệp, công nghiệp hóa chất… mà người Việt Nam làm chủ công nghệ.

Theo con số thống kê năm 1995 cho thấy tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào khoảng 23%, sau khi trừ khai khoáng khoảng 8%, công nghiệp chế biến chế tạo còn khoảng 15%. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp trong GDP trừ khai khoáng và xây dựng và điện nước thì công nghiệp chế biến chế tạo vẫn chỉ khoảng 15% GDP. Chưa kể hàm lượng nước ngoài tăng rất nhanh nhất là công nghiệp chế tạo.

Nếu nhìn từ phía thu hút lao động, từ năm 1995 -2015 chúng ta thu hút được từ 19-20 triệu lao động, trong đó chỉ có 5-6 triệu lao động đi vào công nghiệp. Chính vì vậy nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng Việt Nam là thoái nông nghiệp chuyển sang dịch vụ chứ không phải chuyển sang công nghiệp. Hay đúng hơn là dịch vụ hoá chứ không phải công nghiệp hoá và có thể chúng ta gặp may vì đó là thế mạnh tự nhiên của Việt Nam.

Vậy trong thời gian tới chúng ta nên định hướng thế nào cho thu hút đầu tư nước ngoài để có hiệu quả, thưa ông?

Vẫn phải dựa vào những gì chúng ta đang có và làm. Chúng ta đành coi thành tích của FDI như là thành tích chung, doanh thu FDI như doanh thu chung, người lao động có được công ăn việc làm. Còn công nghệ là của riêng FDI, không có chuyện chuyển giao cho Việt Nam. Nếu nhìn được như vậy sẽ thấy phần khởi về những con số tăng trưởng, xuất khẩu và không quan tâm tỷ trọng nội địa trong đó, không coi trọng tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong ngành công nghiệp.

Như vậy cũng cần xác định nền kinh tế Việt Nam đi theo hướng khác, đó là dịch vụ, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Còn công nghiệp nặng thì nằm trong tay nước ngoài.

Đặc khu kinh tế: Thu hút FDI đừng để tình trạng không thể bỏ vì tiếc, vì đau - Hình 2

Video đang HOT

Sau 30 năm thu hút FDI chúng ta được gì? (Ảnh: IT)

Tôi quen biết vị chủ tịch của doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam liên doanh với nước ngoài về sản xuất phụ tùng xe máy. Đối tác ngoại hứa sau 20 năm sẽ chuyển giao công nghệ, nhưng đến nay đã 21 năm họ vẫn không chuyển giao. Ngoài ra họ còn thành lập thêm 15 công ty con chia sẻ hết lợi nhuận. Biến ông chủ Việt Nam từ lúc vốn liên doanh ban đầu là 30%, mỗi năm được chia 16 triệu USD tiền lãi, đến nay mỗi năm chẳng còn mấy đồng.

Đến thời điểm này, ông chủ Việt Nam này đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, bỏ thì thương, vương thì tội, công nghệ cũng không lấy được, tiền thu về không bõ những gì bỏ ra nhưng lại không thể bỏ liên doanh ấy vì “tiếc”, vì “đau”.

Nói vậy để thấy thu hút FDI chúng ta không được nhiều như những con số chúng ta vẫn thấy như tăng trưởng GDP hay tăng xuất khẩu.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thu hút FDI công nghệ cao?

Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta có thể công nghiệp hoá theo hướng khác và thu hút FDI theo hướng công nghệ 4.0, như đi vào trí tuệ nhân tạo, sản xuất Robot, kết nối vạn vật, thành phố thông minh…Nhưng để làm được công nghệ 4.0 cũng là một bài toán lớn, nan giải. Bởi, muốn có công nghệ 4.0 phải có nền tảng thực sự.

Muốn làm robot thì ít ra cũng phải sản xuất được những chi tiết làm ra con Robot ấy, nghĩa là một nền công nghiệp chế tạo đủ mạnh. Ngoài ra, chúng ta phải có cơ sở dữ liệu khổng lồ. Lấy ví dụ một con robot khám bệnh tim chuẩn hơn trăm bác sĩ cộng lại, bởi con robot đó chứa dữ liệu của hàng triệu bệnh nhân, trong hàng chục năm trước đó. Như vậy cần nền tảng dữ liệu thật tốt.

Quan trọng hơn, chúng ta phải có đội ngũ kỹ sư, đặc biệt kỹ sư phần mềm phải rất giỏi. Đài Loan phải cử hàng chục ngàn kỹ sư sang Mỹ đào tạo kể cả đào tạo công nghệ cơ bản và đào tạo tại chỗ, thì họ mới có được những công ty sản xuất chip điện tử đứng đầu thế giới. Cuối cùng là chúng ta phải có môi trường xã hội về ứng dụng công nghệ thông tin.

Nhìn từ những yêu cầu trên, chúng ta có thể hướng công nghiệp hoá, thu hút FDI trong thời gian tới bằng cách đẩy nhanh quá trình phát triển bằng kết nối vạn vật, đào tạo kỹ sư. Như vậy, sẽ tận dụng được thành tựu công nghệ của FDI và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá mới với công nghệ 4.0.

Nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ theo đúng cam kết, thưa ông?

Thu hút FDI có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng không thực hiện nổi mục tiêu hàng đầu của công nghiệp hoá là chuyển giao công nghệ cho khu vực nội địa. Vì vậy, trong tương lai định hướng thu hút vốn FDI cần được thay đổi theo hướng thay vì chuyển giao công nghệ chúng ta mua sắm công nghệ, sáng tạo công nghệ như tập đoàn Vingroup đang làm tại dự án Vinfast. Tuy nhiên, đây là thách thúc rất lớn đối với Chính phủ, doanh nghiệp và đội ngũ kỹ sư, trí thức Việt Nam.

Điều cuối cùng nhưng có ý nghĩa quyết định cho thành công của công nghiệp hóa theo hướng truyền thống hay theo hướng công nghệ mới là các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này phải có chính phủ “chống lưng” hỗ trợ và tài trợ. Đồng thời Chính phủ cũng đặt ra kỷ luật xuất khẩu với doanh nghiệp loại này.

Bất kể một nước công nghiệp hóa thành công nào cũng cần Chính phủ bảo hộ, kể cả Mỹ, Anh, Đức, Pháp trước đây và Nhật, Hàn, Đài Loan, Trung Quốc gần đây. Nhưng khi đã đứng ở đỉnh cao của công nghiệp, các nước này đều “đá cái thang bảo hộ đi” và hô hào thị trường tự do. Bốn nước Đông Nam Á (trừ Singapo) thất bại nặng nề trong công nghiệp hóa chính là mở cửa thị trường và tư nhân hóa hệ thống ngân hàng quá sớm khi mà công nghiệp non trẻ chưa đủ nguồn lực tài chính và sức vóc cạnh tranh.

Xin cám ơn ông!

Theo Danviet

"Đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng vào đặc khu kinh tế, 93 triệu dân được hưởng lợi gì?"

Nói về 3 đặc khu dự kiến thành lập là Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đặt câu hỏi với nhà soạn thảo Luật: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1,4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước? Từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì?

Đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng vào đặc khu kinh tế, 93 triệu dân được hưởng lợi gì? - Hình 1

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên, bất chấp việc Luật Đặc khu còn chưa biết hình hài ra sao, 3 đặc khu có được thành trên thực tế hay không thì giá đất ở các đặc khu dự kiến này đã lên gấp 5, gấp 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước khi có đề xuất đặc khu này. Cùng với đó là rất nhiều các tranh cãi xung quanh tính hiệu quả và thời điểm hành hành Luật Đặc khu, xây dựng đặc khu kinh tế ở nước ta.

Để làm rõ hơn những thắc mắc xung quanh câu chuyện trên, "Góc nhìn chuyên gia" của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này.

97% đất được sang nhượng tại các đặc khu là đất nông nghiệp, đất rừng

Thưa ông, trên thực tế, giá đất tại 3 khu vực dự kiến sẽ trở thành đặc khu của Việt Nam đã tăng gấp 5, 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước đó và giá đất ở 3 nơi này trên thị trường có thể lên tới 50, 60 triệu/m2. Với giá đất đắt đỏ như vậy liệu có nhà đầu tư sản xuất nào chịu nổi để mà chấp nhận đầu tư không?

Trước hết, xin cung cấp một số liệu, hiện nay 97% giao dịch đất tại các khu vực dự kiến trở thành đặc khu kinh tế không phải là đất ở mà là đất nông nghiệp, đất rừng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần căn cứ vào Luật Đất đai về giải quyết câu chuyện nêu trên.

Tôi từng đọc ở đâu đó, một vị luật sư nói các tỉnh có đặc khu cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm luật. Như vậy là vị này không dựa vào Luật Đất đai hay Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp.

"Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn", TS. Nguyễn Đức Kiên.

Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư vào thì giá trị đền bù đất sẽ theo đơn giá đất nông nghiệp và đất rừng, chứ không phải theo giá đất đang bị các cò đất tại các đặc khu thổi lên vù vù lên tới 50, 60 triệu/m2.

Người chịu thiệt ở đây chính là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ đã bị bơm vá để ăn chênh lệch. Hay nói cách khác là một bộ phận đầu cơ lợi dụng chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước tung tin ra và thổi giá lên để ăn lại tiền đền bù của nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ quên rằng nhà nước chưa cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những người bị lừa thì đang mua đất nông nghiệp với giá đất nhà ở, thậm chí còn cao hơn.

Có lẽ họ hy vọng rằng, bằng số đông người mua, dùng chính sách dân tuý để ép chính quyền nhượng bộ, đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, điều đó là sai Luật.

Trong trường hợp này, tôi nhớ tới một câu nói của Lê Nin rất nổi tiếng rằng: "Khi lợi nhuận lên tới 300% thì có treo cổ lên họ cũng làm. Những nhà đầu cơ đang bất chấp tất cả, kể cả vi phạm luật chỉ vì lợi nhuận".

Thưa ông, đặc khu không còn là một khái niệm mới là với quốc tế, đặc biệt là một nước láng giềng ngay cạnh ta là Trung Quốc. Vậy đặc khu ở Việt Nam có gì mới để thu hút được đầu tư?

Thiết nghĩ mọi so sánh đều là khập khiễng. Chúng ta chỉ có thể so sánh sự vật, sự việc ở cùng một thời điểm và cùng một thang đo, nếu không thì rất khó. Tuy nhiên, so với Thẩm Quyến của Trung Quốc thì đặc khu của ta quy định ngành nghề kinh doanh rộng hơn, trao thẩm quyền cho đặc khu nhiều hơn.

Thời điểm thành lập đặc khu ban đầu của Trung Quốc là vào năm 1988. Khi đó, Trung Quốc thành lập 5 đặc khu và mỗi đặc khu có nhiệm giải quyết những yêu cầu khác nhau. Trong đó Chu Hải, Sán Đầu, và Thâm Quyến là 3 đặc khu đầu tiên, với mục tiêu Sán Đầu là huy động sự đóng góp của 8 triệu người Triều Châu đang sinh sống ở nước ngoài đóng góp về bằng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp công nghệ cao. Tại Sán Đầu còn hình thành trung tâm đào tạo, trường đại học với quy chế mời Giáo sư người Triều ở Mỹ về làm hiệu trưởng và trả lương cao hơn cả mức lương họ được trả ở Mỹ, trong lúc kinh tế của Trung Quốc thời điểm đó là rất thấp.

Còn Thẩm Quyền thì nằm bên này Hồng Kong nên được lấy làm đối trọng với Hồng Kong và thành lập thành phố 2 bên sông Hoài. Còn ở Đặc khu kinh tế phố Đông, thì được dùng làm trung tâm kinh tế tài chính của cả Trung Quốc. Sau 30 năm hoạt động, người ta lại thành lập đặc khu trong lòng đặc khu tại phố Đông và gọi là phố Wall. Tại đây tất cả cách dịch vụ tài chính ngân hàng đều theo tiêu chí như phố Wall của Mỹ cộng với ưu thế là thiên đường thuế Barbados.

Cách đây 6 năm Singapore cũng thành lập đặc khu, trong khi nước này có dân số chưa bằng dân số tỉnh Thanh Hoá nước ta và diện tích thì nhỉnh hơn Phú Quốc một chút. Ở đó họ đầu tư gần 5 tỷ USD, tính ra vài trăm USD/m2 (chưa tính tiền giải phóng mặt bằng) để chuyên phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí và họ đã thành công.

Vì thế có thể nói đặc khu chưa bao giờ hết vai trò ở những góc nhìn mới, như tại Singapore là một ví dụ.

Bỏ ra 1.400.000 tỷ đồng đầu tư Đặc khu, đất nước được gì?

Vậy thưa ông, điểm mấu chốt để Đặc khu hoạt động hiệu quả là gì, liệu Đặc khu ở Việt Nam có thành công?

Đầu tiên là đặc khu có gì mới? Mới nhưng lại cũ và cũ nhưng lại mới, bởi việc thành lập đặc khu đã được ghi trong hiến pháp năm 2013, còn mới là làn đầu thực hiện và được triển khai cùng lúc tại 3 địa điểm. Điểm mới thứ 2 là mô hình tổ chức theo luật tổ chức chính quyền địa phương, theo hiến pháp, vừa có hội đồng nhân dân, vừa có chủ tịch, nhưng bộ máy hình thành theo nhu cầu của đặc khu, chứ không phải áp dụng theo mô hình của tỉnh hay trung ương.

Đặc khu thành công hay không thành công là do chúng ta có tìm được nhà đầu tư chiến lược không và chính sách có phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư chiến lược không? hay những khuyến khích có phù hợp với yêu cầu tổ chức bộ máy của nhà đầu tư chiến lược không?

"Xây dựng Luật đặc khu chúng ta cần làm theo cách "đo chân khách rồi mới đóng giầy" mới là phương án tối ưu nhất, chứ không phải là đóng giầy số sẵn rồi và ai vừa thì mua", TS. Nguyễn Đức Kiên.

Chúng ta tìm nhà đầu tư chiến lược dựa trên quan điểm không chê các nhà đầu tư trong nước, không chê các nhà đầu tư trong nước nhưng để họ làm nhà đầu tư chiến lược thì cần đặt câu hỏi "với sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước thì đất nước phát triển theo hướng nào? Đặc khu sẽ đi về đâu?"

Yêu cầu quan trọng với rất cả các nhà đầu tư chiến lược là phải có thị trường, công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng công nghệ đó. Một số nhà đầu tư trong nước có thể có vốn nhưng họ có công nghệ, có trình độ quản lý không? Họ có thị trường làm đầu ra cho sản phẩm sản xuất ra không? Có cam kết được sản phẩm sản xuất ra có thể lách vào thị trường quốc tế, tham gia các chuỗi không?

Đứng về mặt niềm tin thì chúng ta có thể tin nhau, nhưng trên thực tế thì khả năng nhà đầu tư trong nước vào được thị trường thế giới là rất khó.

Vì thế, xây dựng Luật đặc khu chúng ta cần làm theo cách "đo chân khách rồi mới đóng giầy" mới là phương án tối ưu nhất, chứ không phải là đóng giầy số sẵn rồi và ai vừa thì mua.

Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?

Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn.

Xin cám ơn ông!

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Lê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếpLê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếp
19:59:35 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
Ảnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốtẢnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốt
19:57:49 01/02/2025
Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lựcĐại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực
18:11:29 01/02/2025
Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!
19:00:59 01/02/2025
Kim Hye Soo rời khỏi giải thưởng Rồng Xanh để tránh phải nhịn đóiKim Hye Soo rời khỏi giải thưởng Rồng Xanh để tránh phải nhịn đói
17:56:14 01/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
4 cặp đôi Hoa ngữ yêu miệt mài hết phim này đến phim khác: Một cặp cưới luôn ngoài đời sau 5 lần kết duyên trên màn ảnh

4 cặp đôi Hoa ngữ yêu miệt mài hết phim này đến phim khác: Một cặp cưới luôn ngoài đời sau 5 lần kết duyên trên màn ảnh

Hậu trường phim

21:19:18 01/02/2025
Trong thế giới phim Hoa ngữ, tình yêu luôn là một chủ đề hấp dẫn và đầy cảm xúc. Những cặp đôi đẹp trên màn ảnh luôn khiến khán giả thích mê.
Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới

Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới

Sao việt

20:54:50 01/02/2025
Mới đây, diễn viên Khả Ngân chia sẻ đoạn clip mới trên mạng xã hội. Cô gây lo lắng khi tiết lộ đang bị bệnh ngày đầu năm mới
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Sao châu á

20:51:04 01/02/2025
Cuộc hôn nhân của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy lộ nhiều dấu hiệu bất ổn. Dù tin đồn ly hôn ầm ĩ dư luận cặp đôi vẫn nhất quyết không lên tiếng
Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Thế giới

20:30:45 01/02/2025
Theo nghị sĩ cấp cao Nga Aleksey Zhuravlev, Moscow có thể sẽ coi việc triển khai trên diện rộng binh lính NATO ở Ukraine là mối đe dọa trực tiếp.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.
Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Tin nổi bật

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.