Dabaco đặt mục tiêu lãi sau thuế 457 tỷ đồng năm 2020, ước tăng trưởng 28%
Dabaco thông qua phương án phát hành riêng lẻ 300 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi.
CTCP Tập đoàn Dabaco (mã chứng khoán DBC) vừa thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 và 5 năm tiếp theo của Tập đoàn.
Kế hoạch lãi sau thuế 457 tỷ đồng năm 2020
Theo đó, Dabaco đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2020, bao gồm cả doanh thu nội bộ ước đạt 13.202 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 512 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 457 tỷ đồng – trong đó lợi nhuận từ mảng SXKD chính ước đưa về 405 tỷ đồng, còn lại 52 tỷ đồng từ các lĩnh vực khác.
Trước đó Dabaco đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với doanh thu đạt 5.232 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước đó. Còn lợi nhuận trước thuế đạt chưa đến 74 tỷ đồng, giảm 72,5% so với cùng kỳ và mới chỉ hoàn thành 15% so với kế hoạch đặt ra cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 47 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía công ty, việc lợi nhuận những tháng đầu năm 2019 giảm mạnh do ảnh hưởng của giá thịt lợn trong năm 2019 cùng với đó là ảnh hưởng đến sản lượng thức ăn chăn nuôi của công ty.
Kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Dabaco khá tham vọng khi trăng 28,4% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2019. Tuy nhiên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Dabaco đang xây dựng trong bối cảnh giá thịt lợn trên cả nước đang tăng mạnh, nguồn cung lại khan hiếm do ảnh hưởng từ đợt dịch trước đó, phần lớn người chăn nuôi còn chưa kịp tái đàn.
Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021-2025
Không chỉ kế hoạch lớn cho năm 2020, Dabaco cũng xây dựng kế hoach dài hạn giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu tổng doanh thu tăng trưởng khoảng 9,3% trong năm 2021 và tăng tiếp trong các năm sau đó. Ước tính tổng doanh thu đến năm 2025 lên đến gần 16.500 tỷ đồng (bao gồm cả doanh thu nội bộ).
Video đang HOT
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế cũng ước tính tăng 15% trong năm 2021 và tăng tiếp 12% vào năm sau đó…
Phát hành riêng lẻ 300 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi
Bên cạnh đó Dabaco cũng thông qua phương án phát hành riêng lẻ 300 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của công ty.
Tài sản đảm bả là các tài sản gắn liền với đất tại dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ Việt Nhật, máy móc thiết bị của nhà máy; tài sản gắn liền với đất tại Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Nutreco; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Xí nghiệp gà giống Yên Thế và các tài sản bổ sung khác…
Nguyên Phương
Theo Nhịp sống kinh tế
Năm 2020, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục lỗ ròng?
Dự phóng sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020 cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) nhưng VDSC cũng cho rằng, Bách Hóa Xanh vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ cho cả năm.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng ngắn hạn của MWG. Thị trường điện máy tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng tốt (10% trong năm 2019). Trong khi thị phần của Điện Máy Xanh trong năm 2019 ước tính khoảng 37% (từ 35% năm 2018), cho thấy vẫn còn dư địa tăng trưởng từ hợp nhất thị phần đang nằm trong tay các cửa hàng điện máy tư nhân.
Bách Hóa Xanh vượt mục tiêu ban đầu 700 cửa hàng và hướng đến mốc 1.000 cửa hàng trong năm nay
Thêm vào đó, MWG có tiềm năng từ bán chéo tại các cửa hàng Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh. Việc thay đổi cách trưng bày tại các cửa hàng hiện hữu tạo thêm nhiều không gian cho các loại hàng hóa mới có biên lợi nhuận cao và có thể tạo ra hiệp lực với danh mục hàng hóa chính, như đồng hồ đeo tay, mắt kính, hàng gia dụng. Các mặt hàng này có biên lợi nhuận gộp từ 40 - 50% và có thể khai thác được lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng hiện hữu.
Mô hình thành công của Bách Hóa Xanh đã được hoàn thiện và đang được nhân rộng nhanh chóng. Không chỉ thành công tại TP HCM, Bách Hóa Xanh đang mở rộng rất tốt ra các tỉnh miền Nam, thể hiện qua doanh thu/cửa hàng và mức độ đón nhận cao từ người mua.
Chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn EBITDA tại cấp độ cửa hàng cho 700 cửa hàng hiện hữu vào tháng 8/2019. Doanh thu trung bình/cửa hàng trong tháng 11/2019 đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ, trong khi biên lợi nhuận gộp đạt 20%, tăng từ 18% vào cuối năm 2018.
Với những luận điểm đó, VDSC dự phóng năm 2020, MWG sẽ mở mới 100 Điện Máy Xanh nhỏ (một số sẽ được chuyển đổi từ cửa hàng Thegioididong). Từ đó doanh thu Điện Máy Xanh sẽ tăng 18% trong khià Thegioididong giảm 4%.
Mở mới 800 Bách Hóa Xanh, doanh thu có thể tăng trưởng khoảng 130%. Từ đó, biên lợi nhuận gộp cả năm của Bách Hóa Xanh có thể đạt 21,5%. VDSC dự phóng Bách Hóa Xanh sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020, nhưng vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ cho cả năm. Chuỗi này sẽ hòa vốn trong nửa cuối năm.
Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 của MWG tăng trưởng lần lượt 23% và 33% so với năm 2019.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc mở rộng chuỗi Bách Hóa Xanh chậm hơn kỳ vọng do khó khăn trong khâu logistic tại các tỉnh miền Trung. Đồng thời, chiến lược bán chéo các phụ kiện thời trang của MWG không đạt hiệu quả như kỳ vọng do quy mô thị trường chưa đủ lớn.
Báo cáo cập nhật mới đây của Công ty Chứng khoán SSI cũng dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm 2019 của MWG sẽ đạt lần lượt 101.954 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và 5.018 tỷ đồng (tăng trưởng 33%).
Cho năm 2020, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của MWG sẽ đạt lần lượt 129.313 tỷ đồng (tăng trưởng 27%) và 6.485 tỷ đồng (tăng trưởng 29%).
Ước tính này dựa trên giả định trong năm 2020, ở phân khúc điện tử - điện máy, MWG sẽ chuyển đổi 50 cửa hàng Thế giới di động có lưu lượng khách hàng cao thành các cửa hàng Điện máy Xanh mini, đồng thời thay đổi cách sắp xếp của 100 cửa hàng Điện máy Xanh mini thành các cửa hàng Điện máy Xanh lớn và mở thêm 150 cửa hàng Điện máy Xanh.
Từ đó, SSI ước tính MWG sẽ có 937 cửa hàng Thế giới di động và 1.200 cửa hàng Điện máy Xanh vào cuối năm 2020.
Công ty chứng khoán này cũng ước tính MWG sẽ có 500 cửa hàng bán đồng hồ, với doanh thu 3.024 tỷ đồng (so với 675 tỷ đồng trong năm 2019), tương đương số lượng đồng hồ bán ra đạt 2 triệu đơn vị sản phẩm với mức giá trung bình là 1,5 triệu đồng/đơn vị sản phẩm.
Do đó, doanh thu từ mảng điện tử - điện máy ước tính đạt 103.697 tỷ đồng (tăng trưởng 13%), chiếm 80% tổng doanh thu 2020.
Đối với chuỗi Bách hóa xanh, với khả năng mở 50-70 cửa hàng mỗi tháng như hiện tại, SSI ước tính MWG sẽ mở 650 cửa hàng Bách hóa xanh trong năm 2020, tập trung ở các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Việc này sẽ nâng số lượng cửa hàng Bách hóa xanh lên 1.650 cửa hàng trong năm 2020, so với 1.000 cửa hàng trong năm 2019.
Từ đó, doanh thu của Bách hóa xanh được dự báo đạt 25.616 tỷ đồng (tăng trưởng 144%), chiếm 20% tổng doanh thu năm 2020.
SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp chuỗi này sẽ tiếp tục cải thiện từ 19% trong năm 2019 lên 20,5% trong năm 2020 nhờ khả năng thương lượng cao hơn với các nhà cung cấp do số lượng cửa hàng tăng và doanh thu tại mỗi cửa hàng được cải thiện.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất thoát giảm, phần trăm lợi nhuận cao hơn từ thực phẩm tươi sống và đưa thêm các sản phẩm thương hiệu riêng vào kinh doanh cũng là cá yếu tố giúp thúc đẩy lợi nhuận gộp.
Trong vài năm qua, MWG đã tập trung vào việc tăng tỷ suất lợi nhuận gộp thông qua việc mở rộng cửa hàng nhanh mặc cho chi phí trung tâm phân phối và chi phí vận chuyển tăng, cũng như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khác.
Từ năm 2020, MWG đặt mục tiêu kiểm soát các chi phí này chặt chẽ hơn. Do đó, SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế của Bách hóa xanh cải thiện trong năm 2020 và chuỗi có thể đạt lợi nhuận dương từ năm 2021.
Nha Trang
Theo enternews.vn
Năm 2020: Bức tranh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều gam màu sáng Nhận định chung về tình hình thị trường bất động sản trong năm 2020, các chuyên gia và nhà đầu tư đều cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục sàng lọc, tăng trưởng chậm hơn. Sáng nay (6/1), diễn đàn Đầu tư và Phát triển kinh doanh 2020: "Cơ hội tăng tốc và bứt phá" vừa được tổ chức tại TP.HCM. Tại đây,...