Đã ‘yêu’ là phải nhiệt tình, máu lửa
Dù hôm nay bạn chẳng mặn mà lắm với chuyện chăn gối, nhưng một khi đã quyết định “chiều” chàng rồi thì nên vui vẻ. Bởi vậy, không “yêu” thì thôi, đã “yêu” là phải nhiệt tình.
Có một điều nực cười là ở chốn phòng the, phụ nữ rất hay “cành cao” với đàn ông. Nguyên nhân có thể do sự đỏng đảnh, do các nàng đang vướng bận điều gì đó trong lòng, hay đơn giản chỉ vì không muốn. Tuy nhiên chị em nên biết, thái độ của mình trong vấn đề chăn gối cũng phải hết sức tế nhị và rõ ràng, tránh làm chàng “tự ái” và hỏng đi cuộc yêu. Có một số nguyên tắc mà bạn nên nhớ mỗi khi “nhập cuộc”.
1. Dứt khoát “có” hoặc “không”
Nếu mệt mỏi hoặc gặp những vấn đề nào đó khiến bạn chắc chắn không thể đáp ứng “nhu cầu” của chàng thì hãy từ chối ngay từ đầu. Tất nhiên, phải “giải trình” lí do cụ thể để anh ấy thông cảm.
Mất lòng trước được lòng sau, còn hơn việc bạn cứ õng ẹo, nhấm nhẳng nhưng lại không rõ là có định “yêu” hay không. Như thế dễ làm chàng mất hứng và nổi cáu lắm!
Ngoài ra, có thể bạn muốn “làm trò” một chút để kích thích chàng, song phải nhớ là đừng làm dụng chiêu này kẻo phản tác dụng.
Nếu không thích bạn có thể từ chối để ngủ (Ảnh minh họa)
2. Chớ để anh chờ đợi vì lí do lãng xẹt
“Từ từ đã, để em đi đắp mặt nạ”, “Chờ em tí, em xem nốt đoạn phim này thôi”,… đó đâu phải là những chuyện không thể đừng. Bạn bắt đối phương kìm hãm sự sung sướng chỉ vì mấy lí do lãng xẹt đó liệu có quá đáng không? Hơn nữa, sự chờ đợi đang làm anh ấy dần mất hứng thú. Chàng sẽ nghĩ: “Hóa ra, cô ấy khoái xem phim hơn cả làm chuyện ấy với mình!”.
Tóm lại, bạn phải biết đặt mức độ ưu tiên hợp lí cho chuyện “yêu”.
2. Đã “yêu” thì phải nhiệt tình
Không bao giờ có khái niệm “bị yêu” mà chỉ có “được yêu” thôi. Dù hôm nay bạn chẳng mặn mà lắm với chuyện chăn gối, nhưng một khi đã quyết định “chiều” chàng rồi thì bạn nên vui vẻ. Bởi vậy, không “yêu” thì thôi, đã “yêu” là phải nhiệt tình. Đó là nguyên tắc thứ 2 bạn cần ghi nhớ.
Video đang HOT
Mất điểm nhất là một cô nàng nằm im như khúc gỗ, chẳng biểu hiện cảm xúc, khiến đối phương không biết là đang “phê” quá hay đang “cam chịu”. Bên cạnh đó, một cô nàng lười biếng, chỉ thích hưởng thụ cũng làm đàn ông chán ốm.
Vì thế, bước vào cuộc “yêu”, bạn phải thể hiện mình là một cô nàng “máu lửa”. Riêng trong phòng the, sự ngoan hiền không được đánh giá cao.
3. Không mặc cả, không giao hẹn
“Anh ơi nhanh lên nhé, em còn phải ngủ sớm, mai dậy sớm”, “Đừng có làm em đau đấy!”… Nếu bạn muốn làm giảm đi sự hưng phấn và ham muốn đang hừng hực trong chàng thì cứ việc nói mấy câu vô duyên như thế trước khi “nhập cuộc”, chúng quả là gáo nước lạnh hiệu quả.
Vả lại, khi đã vào cuộc yêu, bảo đảm chàng sẽ chẳng nhớ tới những lời hứa nữa đâu, nên bạn đừng mất công giao hẹn, mặc cả làm gì. Chúng chỉ biến bạn thành cô nàng lắm chuyện và “sốt ruột” mà thôi.
Nhưng nếu đã “yêu” là bạn phải nhiệt tình và máu lửa (Ảnh minh họa)
Gợi ý: Nếu muốn đưa đẩy chàng “yêu” theo cách của mình thì lúc “hành sự”, bạn hãy thủ thỉ khe khẽ, đủ để anh ấy nghe thấy: “Em muốn anh thế này…”. Riêng việc tiếc rẻ thời gian cho “chuyện ấy” thì lời khuyên cho bạn như sau: anh ấy có là “super man” cũng không thể làm bạn mất nửa ngày đâu!
4. Không cáu gắt nếu chưa thỏa mãn
Ai chẳng có lúc thiếu sót. Trong cuộc sống đã vậy mà trong chuyện ái ân cũng thế thôi. Vì thế, nếu màn “yêu” hôm nay chàng lỡ không đưa được bạn lên “đỉnh” thì đừng vội cau có hoặc làm mình làm mẩy trách móc. Hành động đó làm chàng tủi hổ lắm đó!
Không cần thiết phải giả vờ đã mãn nguyện (vì nếu phát hiện ra thì anh ấy còn tự ái hơn), nhưng khéo léo nhất là bạn mỉm cười nhẹ nhàng để anh ấy hiểu rằng: “Em không sao đâu, miễn sao anh hạnh phúc thì em cũng thỏa lòng”. Chàng sẽ cảm kích và yêu bạn hơn vì điều này, đồng thời chắc chắn lần “yêu” sau anh ấy sẽ chuẩn bị chu đáo hơn để bạn không thất vọng.
5. Cảm ơn chàng khi kết thúc
Dù chất lượng cuộc “yêu” có thế nào, hay bạn đã mệt phờ người, nhưng cũng đừng quên dành cho anh ấy một cái hôn nhẹ lên môi hoặc bờ vai. Đó là lời “cảm ơn sâu sắc” cho sự nỗ lực của chàng trong những giây phút nóng bỏng vừa qua. Nghe có vẻ khách khí, song đó cũng là phép lịch sự nên có trong văn hóa “yêu”. Hơn nữa, thực tế là trong “chuyện ấy”, thường thì đàn ông vẫn phải dày công và mất sức hơn mà!
(Theo BĐVN)
Học sinh trường chuyên phát bệnh vì điểm số
Tranh thủ ôn bài trên đường đi.
Lo lắng bị loại khỏi trường, lại phải chịu áp lực bởi kỳ vọng của gia đình, sự thúc ép của giáo viên, hững cuộc ganh đua điểm số diễn ra phổ biến và đã có học sinh học đến nỗi phát bệnh tâm thần.
Học đến suy dinh dưỡng
Có mặt tại trường chuyên THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) đúng vào giờ ra chơi, chúng tôi thấy có nhiều học sinh tụ tập xem triển lãm ảnh, số khác đá cầu hay tụ tập từng nhóm nói chuyện giữa sân trường. Nhưng trong một số lớp học, nhiều học sinh không chịu rời khỏi lớp mà hì hụi học bài.
Ghé qua phòng y tế, chúng tôi thấy có bốn học sinh đang nằm nghỉ tại đây vì nhức đầu, đau bụng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Oanh, cán bộ phụ trách phòng y tế của trường cho biết, trung bình mỗi tháng có khoảng 80 - 100 học sinh xuống khám. Đa số đều có triệu chứng đau đầu do ngủ không đủ, ngủ không đúng giờ, không thư giãn hoặc bị các bệnh rối loạn tiêu hoá, đau bao tử vì ăn uống tuỳ tiện... "Nhiều em học sinh mê học quá, không chăm lo sức khoẻ, học ngày học đêm nên suy nhược cơ thể, có khi ngất xỉu", bà Oanh kể.
Một số học sinh cho biết thời gian biểu một ngày đa phần chỉ dành cho việc học. Ngoài các giờ học theo chương trình, các em còn phải tham gia các lớp nâng cao theo từng khối. Ngày học ở trường, tối lại đi học thêm ở ngoài.
Từ ba năm nay, thời gian biểu của em Võ Thị Thanh Vân, học sinh lớp 12 song ngữ 2 trường Lê Hồng Phong "lập trình" như sau: 5h hoặc 5h30 sáng dậy học bài. Sau khi vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong thì đến trường. Chiều, nếu học nâng cao thì ở lại trường. Tối lại đi học thêm, học đến chín giờ mới về nhà, nghỉ ngơi một lúc rồi tiếp tục học cho đến 11 giờ mới ngủ.
"Nếu ngày nào nhiều bài thì 12 giờ đêm em ngủ, sáng 4h giờ phải dậy học", Vân kể.
Theo đánh giá của bà Oanh, những học sinh hay xuống phòng y tế cũng là những em thường bức xúc việc học của mình. So với những học sinh khác thì những em này đa phần bị suy dinh dưỡng. "Vì ráng học để đạt mục đích, có em quên ăn, quên ngủ. Nhiều em thừa nhận là thức học đến hai, ba giờ sáng...", bà Oanh kể.
Phát bệnh thần kinh vì áp lực điểm số
Hầu như học sinh nào cũng nhận xét môi trường giáo dục và chương trình đào tạo của trường mình rất tốt, thu nhận được nhiều. Cha mẹ các em cũng rất yên tâm. Có phụ huynh còn nói với con "học trường chuyên thì nắm chắc một vé vào đại học".
Tuy nhiên, chương trình học khiến cuộc sống của các em gần như chỉ gắn với việc học và luôn bị ám ảnh về điểm số. Nhiều học sinh tự gây áp lực cho mình bằng cách ganh đua, học đêm học ngày để kiếm điểm, để trụ hạng.
Tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM), khi đậu vào trường, học sinh sẽ được đăng ký học theo lớp chuyên của mình. Cuối năm, trường sẽ tổ chức thi sát hạch để sàng lọc học sinh. "Dù học sinh đang học lớp chuyên nhưng qua một thời gian nếu thi không đạt, nhà trường bắt buộc phải cho những em này về lớp thường học. Những em không còn theo nổi thì trường cũng có cách để phụ huynh tự cho con chuyển trường", bà Tô Thị Thanh Danh, Phó Hiệu trưởng trường Trần Đại Nghĩa cho biết.
Không chỉ thế, học sinh còn chịu sức ép từ sự kỳ vọng quá lớn của gia đình. Muốn con học giỏi, đạt thứ hạng cao nên nhiều phụ huynh bắt con phải học thêm, thúc ép vào đội tuyển mà quên mất nhu cầu vui chơi, giải trí của con.
Một học sinh lớp 12 trường Lê Hồng Phong tâm sự: "Ba mẹ sợ em bị ra khỏi lớp chuyên, thua bạn bè nên bắt em phải học thêm hai chỗ. Bài vở ngập đầu, có lúc học muốn xỉu nhưng sợ làm ba mẹ buồn nên em phải "ráng". Học triền miên thế này có khi em điên mất. Lớp em có nhỏ bạn, học rất giỏi nhưng nhiều khi cứ ngồi ngây ra như người mất hồn, ai gọi cũng không biết".
Còn một học sinh chuyên toán của trường chuyên Tiền Giang thì thừa nhận: "Những tiết học trống hay ngày chủ nhật tụi em cũng muốn đi chơi nhưng không dám đi vì bài tập dồn lại rất nhiều. Đi chơi mà tâm trạng cứ lo nghĩ đến đống bài vở ở nhà thì sao vui nổi. Đến kỳ thi học sinh giỏi, không thi đội tuyển bị thầy cô la, về nhà ba mẹ lại thúc ép. Tụi em rất bị áp lực, vì nếu thi rớt thì nổi tiếng còn hơn thi đậu".
Lãnh đạo một trường chuyên cho biết, hiện ông vẫn còn mấy cuốn sách và một xấp giấy của một học sinh lớp 11. Em học sinh này bị hoang tưởng và luôn nghĩ rằng mình là chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty mẹ ở Singapore. Xấp giấy đó, em học sinh này gọi là "cổ phiếu" và mời thầy hiệu trưởng góp vốn. Trước đó, tại trường này cũng xảy ra một vụ học sinh có ý định tự tử nhưng nhờ nhà trường can thiệp kịp thời nên cứu được.
"Có thể gia đình không theo dõi tình hình sinh hoạt, không quan tâm sát sao với con cái nên khi con phát bệnh thì không biết. Áp lực bài vở, học mệt quá cũng là nguyên nhân khiến các cháu bị như vậy", vị này thừa nhận.
Học sinh trường chuyên yếu kỹ năng xã hội
Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục TP HCM tiến hành với 800 học sinh chuyên tại TP HCM thì: so với học sinh trường không chuyên, học sinh các trường chuyên có điểm IQ (chỉ số thông minh) hơn hẳn.
Về chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc), học sinh trường chuyên có thể làm việc với áp lực cao, có sự rõ ràng, quả quyết, có nhận thức cá nhân cao. Với kỹ năng tư duy, phán đoán tốt, các em có khả năng phân tích các mặt khác nhau của một vấn đề.
Tuy nhiên, do quá yêu mến "cái tôi", một số học sinh đặt vị trí, vai trò của mình quá cao trong tập thể; khó chấp nhận ý kiến của người khác và chính tư duy này đã cản trở những nỗ lực nhằm phát huy hết các tiềm năng của các em, khiến kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cũng như giải quyết vấn đề của học sinh trường chuyên không được phát triển đúng mức.
Kiến thức quá nặng cũng làm cho cuộc sống của học sinh trường chuyên thiếu cân bằng. Một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm là kỹ năng xã hội của học sinh các trường chuyên chiếm vị trí rất thấp trong 13 tiêu chí đánh giá EQ. Theo nhóm nghiên cứu, kỹ năng xã hội sẽ giúp học sinh biết chấp nhận xã hội và được xã hội chấp nhận.
Theo SGTT