Đã xử lý được hơn 361 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Tính từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về xử lý nợ xấu cho thấy: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng sát sao, quyết liệt và đồng bộ cùng với sự chủ động, nỗ lực của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 đã được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%.
Cụ thể: cuối năm 2016 là 2,46%; cuối tháng 8/2017: 2,45%; cuối năm 2017: 1,99%; cuối năm 2018: 1,91%; cuối năm 2019: 1,63% và thời điểm 31/5/2020 là 1,86%.
“Như vậy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng giảm liên tục qua các năm”, Chính phủ đánh giá.
Tính từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Tong đó nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 307,96 nghìn tỷ đồng (chiếm 85,26%). Nợ xấu bán cho VAMC là 48,52 nghìn tỷ đồng (chiếm 13,43%). Nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 4,72 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,3%).
Video đang HOT
Bên cạnh kết quả trong xử lý nợ xấu nói chung, xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến 31/5/2020 cũng đạt được kết quả bước đầu quan trọng; các hình thức xử lý nợ xấu được các tổ chức tín dụng vận dụng, áp dụng đa dạng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Cụ thể: Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 293,88 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012-2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Dịch bệnh Covid-19 đang tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động, chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng như: Tín dụng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước; Dịch bệnh tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm suy giảm năng lực trả nợ của khách hàng khi đến hạn trong thời gian tới, gia tăng nợ xấu toàn ngành, ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của các tổ chức tín dụng.
“Như vậy, trong thời gian tới, dịch bệnh Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường và tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nói riêng”, Chính phủ lưu ý.
Nợ xấu tăng lên chủ yếu do ảnh hưởng của Covid-19
Các giải pháp đồng bộ tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD).
Xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn. Quang cảnh hội thảo - Ảnh: H.Dịu
Sáng 30/9, tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề: "Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh khẳng định, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định số 1058 về Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Về kết quả đạt được, theo ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng, NHNN, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.630 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012-2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3.520 tỷ đồng/tháng).
Tỷ trọng nợ xấu đã xử lý bằng hình thức khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 31/12/2019 và 31/5/2020 tương ứng khoảng 40,5% và 40,1%, cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 (22,8%).
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã giảm từ 2,46% (2016) xuống 1,89% trong hai năm 2018-2019, nhưng lại tăng lên mức 2,04% vào ngày 30/6/2020, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, hoạt động mua nợ của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã góp phần quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức dưới 3% trong suốt giai đoạn từ 2015 đến nay.
Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 42 vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ông Trần Đăng Phi cho rằng, trước hết là khó khăn trong nâng cao năng lực tài chính đáp ứng Basel II, tiếp đó là tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là tập đoàn/tổng công ty nhà nước còn chậm.
Việc xử lý tài sản đảm bảo còn khó khăn trong trường hợp tài sản cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, có khó khăn trong thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu theo Nghị quyết 42; thực hiện thứ tự ưu tiên khi thanh toán nghĩa vụ về thuế, án phí...
Do đó, thời gian tới, để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và công tác cơ cấu lại theo Quyết định 1058 được triển khai có hiệu quả trên thực tế, các chuyên gia cho rằng cần xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả.
Từ những kiến nghị trên, NHNN cho biết đang nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Ngoài ra, NHNN cũng đang đề nghị sửa đổi Nghị quyết 42 theo hướng hợp lý hơn.
Nợ xấu tiếp tục cần Quốc hội "ra tay" Tháng 6/2017, sau nhiều tranh cãi và cả lo ngại trước những quy định quá đặc thù, Quốc hội vẫn thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng . Nghị quyết số 42 có hiệu lực sau chưa đầy 2 tháng kể từ ngày được ban hành. Nhưng đến nay, vấn đề...