Đã xác định được danh tính kẻ chặt đầu 2 nhà báo Mỹ
Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James B. Comey cho biết Mỹ đã xác định được danh tính của phiến quân Hồi giáo đã chặt đầu 2 nhà báo Mỹ ở Syria. Trong khi đó, Thủ tướng Iraq cho biết phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” IS đã lên kế hoạch tấn công tàu điện ngầm Mỹ và Pháp.
Danh tính kẻ chặt đầu 2 nhà báo Mỹ đã được FBI xác định.
Tuy nhiên ông từ chối cung cấp thêm thông tin về kẻ trùm đầu có giọng Anh đã thực hiện vụ hành quyết hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff.
“Tôi tin là chúng tôi đã xác định được danh tính của anh ta”, ông Comey cho biết trong buổi họp báo tại trụ sở FBI ở Washington.
Chính video chặt đầu hai nhà báo Mỹ trên đã góp phần hối thúc chính quyền Tổng thống Obama đẩy mạnh chiến dịch chống phiến quân “Nhà nước Hồi giáo”, được gọi tắt là IS, nhóm đã chiếm nhiều vùng đất rộng lớn ở Iraq và Syria. IS tại Syria đã là mục tiêu không kích chính của Mỹ trong tuần này.
Người Anh gốc Yemen hoặc Sudan?
Do kẻ chặt đầu 2 nhà báo Mỹ có giọng Anh, nên cuộc điều tra của giới chức trách tập trung vào hàng trăm chiến binh Hồi giáo người Anh, được cho là đã tới Syria để tham chiến.
Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết các nhà điều tra đã loại bỏ nghi ngờ nghi phạm là một rapper trẻ Ai Cập có tên Adel Abdel Bary, người đã đi từ London tới Syria vào năm ngoái. Cha của Bary đã bị dẫn độ tới Mỹ năm 2012 để hầu tòa vì bị nghi ngờ tham gia vụ đánh bom sứ quán Mỹ ở Đông Phi năm 1998. Ông ta đã tuyên bố vô tội vào tuần trước nhưng thẩm phán liên bang Mỹ đã không chấp nhận điều này.
Video đang HOT
Tờ Washington Post của Mỹ dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết kẻ chặt đầu 2 nhà báo Mỹ nói tiếng Ả rập lưu loát và đã đeo cùng một chiếc mũ trùm đầu trong tất cả các lần xuất hiện với con tin trong các video.
Nguồn tin cho biết có thể tên này lớn lên ở một gia đình nói tiếng Ả rập tại London. Một nguồn tin khác cho biết gia đình hắn ta có thể tới từ Yemen hoặc Sudan.
Giới chức trách đã dùng phân tích giọng nói để xác định danh tính kẻ hành quyết này nhưng một quan chức tình báo của Mỹ cho biết FBI có thể xác định được danh tính qua các phương pháp khác.
Âm mưu tấn công tàu điện ngầm Mỹ, châu Âu
Ông Comey cũng nói tới mối nguy hiểm khác, do nhánh al-Qaeda ở Syria, được biết tới là nhóm Khorasan. Ông cho biết nhóm này có thể phần lớn vẫn chưa bị tiêu diệt sau một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ.
“Tôi tin nhóm này vẫn tồn tại”, ông nói và cho biết “không tự tin hoàn toàn” rằng âm mưu tấn công khủng bố của Khorasan nhằm vào Mỹ và châu Âu đã được triệt phá.
Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cũng cho biết thông tin tình báo của nước này cho thấy IS đang chuẩn bị tấn công vào hệ thống tàu điện ngầm ở Mỹ và Paris.
“Họ lên kế hoạch tấn công tàu điện ngầm ở Paris và Mỹ”, ông Abadi cho biết với một nhóm phóng viên Mỹ tại New York nhân tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Tuy nhiên ông Comey và các quan chức cấp cao khác của Mỹ và của Pháp cho biết họ không biết về mối đe dọa như vậy.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
100 trẻ em đã bị "dìm chết" trong vụ chìm tàu ở Địa Trung Hải
Sau khi đâm mạnh vào tàu chở người nhập cư, bọn buôn lậu tàn độc còn chờ cho tới khi tàu chìm hẳn rồi cười hô hố và bỏ đi.
Một nhóm liên chính phủ cho hay, các cuộc điều tra với những người sống sót trong vụ tàu chở người nhập cư bị bọn buôn lậu cố tình đánh đắm trên Địa Trung Hải cho thấy trong số khoảng 500 người nhập cư bị đuối nước, có tới 100 trẻ em. (Theo nguồn tin khác có đến 700 người chết đuối).
Những người di cư từ châu Phi sang châu Âu (ảnh: EPA)
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) mới cho biết ngoài 2 người Palestine sống sót trên con tàu đi từ Ai Cập tới Malta (khởi hành vào ngày 6/9 và gặp nạn vào ngày 10/9) còn có một số người may mắn khác - họ đã cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết về vụ việc.
Những người sống sót xác nhận bọn buôn lậu đã nổi giận khi những người nhập cư - đa phần là người Palestine, Ai Cập, Sudan và Libya - từ chối chuyển sang một con thuyền nhỏ ít có khả năng chịu được sóng to trên biển. Bọn chúng sau đó dùng tàu của mình xô mạnh vào tàu người di cư.
Một nạn nhân sống sót nói với IOM: "Sau khi húc vào tàu của chúng tôi, bọn chúng đợi tới khi tàu chỉm hẳn thì mới chịu rời đi và cười hô hố".
IOM dựa trên các lời khai của nhân chứng ước tính có khoảng 400-450 người từ 10 tuổi trở lên mà tổng số người trên tàu chìm là 500, nên suy ra số trẻ em chết đuối là vào khoảng 50-100 em.
Trong số 9 người nhập cư được cứu sống có 1 bé gái 2 tuổi. Sau khi được cứu khỏi vụ chìm tàu, có thêm 1 người nhập cư tử vong và một người khác vẫn trong trạng thái nguy kịch. Những người sống sót hiện nay bao gồm 4 người Palestine, 1 người Ai Cập và 1 người Syria.
Một cậu bé Palestine 16 tuổi tên là Hamed kể lại giây phút kinh hoàng: "Bọn cháu kêu Cứu... cứu... nhưng bọn họ chỉ chằm chằm nhìn chúng cháu như thể đang xem phim".
Hamed nói tiếp: "Cháu cũng như nhiều người khác nữa không biết bơi. Cháu trước đó chưa bao giờ thấy biển cả. Bảy người trong bọn cháu ôm lấy phao nhưng sau một hồi lâu thì nhiều người lả đi và chỉ còn cháu và một cậu nữa - cậu này còn có thêm áo phao nữa - là trụ lại được. Sau đó cậu này cũng biến mất nốt. Số khác thì bám vào các mảnh gỗ và bị dòng nước cuốn đi. Bọn cháu bị ngâm trong nước biển như thế hàng tiếng đồng hồ".
Vẫn lời Hamed: "Tụi buôn lậu đe dọa nếu hành khách trên tàu không chịu lên con thuyền nhỏ hơn thì sẽ bị đưa về Ai Cập. Mọi người nhất quyết trả lời rằng thà quay về còn hơn lên con thuyền nhỏ như vậy".
Vào thời điểm đó - những người sống sót kể lại - nhóm 10 kẻ buôn lậu (được cho là người Palestine và Ai Cập) "bắt đầu tru tréo lên và ném gậy về phía những người di cư".
Theo một nhân chứng, một người nhập cư đã quyết định treo cổ tự tử để khỏi phải chết đuối.
Trong số 500 nạn nhân tử vong, có 300 người ở boong dưới và 200 ở boong trên. Khi tàu bị đâm húc, những người bị kẹt dưới chết đuối ngay lập tức. Trong số người ở trên, một số kịp bám vào những vật thể nổi trong 3 ngày liền nhưng đa phần đã "đầu hàng" khi gặp phải gió mạnh và sóng to./.
Theo Trung Hiếu
VOV.VN/The Guardian
Nhân viên cứu trợ nhân đạo thiệt mạng càng nhiều Ở những điểm nóng vì xung đột leo thang, lực lượng cứu trợ nhân đạo là cứu cánh với dân thường đang chịu lầm than. Nhưng, họ lại gặp nguy hiểm hơn bao giờ. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, năm 2013 là năm tồi tệ nhất đối với các nhân viên cứu trợ nhân đạo với 155 người thiệt...