Đã vớt được hộp đen máy bay QZ8501 AirAsia
Một quan chức Indonesia vừa cho hay, các thợ lặn thuộc Hải quân Indonesia đã tìm thấy và trục vớt được hộp đen của chiếc máy bay mang số hiệu QZ8510 của hãng hàng không AirAsia đâm xuống biển Java ngày 28.12.2014 khiến 162 người tử nạn.
Các thợ lặn đang nỗ lực trục vớt hộp đen máy bay trong hôm nay. Trong ảnh là một mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số QZ8501 được vớt lên từ dưới đáy biển.
“Sáng nay tôi đã nhận được một báo cáo chính thức từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia. Lúc 7h11, chúng tôi đã nâng thành công hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay lên mặt nước”, ông Fransiskus Bambang Soelistyo, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia tuyên bố trong cuộc họp báo sáng nay.
Trước đó, sáng 11.1, đại diên cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia cho hay họ đã bắt được các tín hiệu mạnh mẽ hơn được phát đi từ các hộp đen của chiếc máy bay bị nạn đâm xuống biển Java ngày 28.12.2014 khiến 162 người tử nạn.
Một quan chức thuộc cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cho hay: “Các tín hiệu được phát hiện cách vị trí tìm được đuôi chiếc máy bay khoảng một km về phía đông”.
Theo thông cáo của Bộ Giao thông Indonesia đêm 11.1 cho biết, các thợ lặn chưa thể trục vớt ngay được các hộp đen bị chôn vùi trong các mảnh vỡ của thân máy bay.
Sau một ngày tìm kiếm trong điều kiện thời tiết xấu, nước chảy xiết, các thợ lặn đã xác định được những hộp đen của chiếc máy bay xấu số nằm ở vùng biển sâu từ 20 đến 30 mét.
Hôm nay, các nhân viên trong đội tìm kiếm và cứu nạn sẽ nỗ lực thử di chuyển các mảnh vỡ của thân máy bay để tiếp cận nơi có hộp đen.
Video đang HOT
Một quan chức Bộ Giao thông Indonesia cho biết thêm rằng, nếu không thể di chuyển các mảnh vỡ thân máy bay, nhóm tìm kiếm sẽ sử dụng kỹ thuật như đã áp dụng khi trục vớt mảnh vỡ đuôi máy bay, và dùng túi khí để đưa các hộp đen lên mặt nước.
Cũng trong khu vực này, lực lượng tìm kiếm còn phát hiện một vật thể, được cho là phần thân của chiếc máy bay. Tại đây, nhiều thi thể các hành khách cũng được phát hiện.
15 ngày sau vụ tai nạn thảm khốc, lực lượng cứu hộ mới tìm vớt được 48 thi thể trong tổng số 162 người trên chiếc máy bay.
Ngày 28.12.2014, không lâu sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia, cất cánh từ Surabaya, Indonesia để tới Singapore, phi công đã đề nghị bộ phận không lưu cho phép bay cao hơn để tránh mây, bão lớn, nhưng không được phép, do lưu thông trong khu vực dày đặc. Chỉ vài phút sau, không lưu mặt đất mất liên lạc với chiếc máy bay.
QZ8510 chở theo 162 người, trong đó có 2 phi công, 5 tiếp viên và 155 hành khách (bao gồm 16 trẻ em) đến từ nhiều nước khác nhau. Trong số 155 hành khách có một người Singapore, một người Anh, một người Malaysia, ba người Hàn Quốc và 149 người Indonesia.
Giới chức thời tiết Indonesia trong một báo cáo nhận định, thời tiết là “nguyên nhân khởi phát” vụ tai nạn, song nguyên nhân chính thức phải chờ tìm được và phân tích dữ liệu của hộp đen máy bay.
Chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của tàu và máy bay Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Australia, Nga và Hàn Quốc, tính đến thời điểm này đã trục vớt được 48 thi thể nạn nhân. Nhiều thi thể được cho là còn bị mắc kẹt trong cabin của máy bay.
Các cơ quan chức năng Indonesia đã nhận dạng được 29 thi thể. Mới nhất, một cặp vợ chồng người Hàn Quốc và Indonesia đã được nhân dạng hôm qua.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Máy bay AirAsia nhiều khả năng không phát nổ trên không
Các chuyên gia cho rằng máy bay của AirAsia có thể đã lao xuống biển Java trong tình trạng còn nguyên vẹn và chỉ vị vỡ ra khi va chạm với mặt nước trước khi chìm xuống đáy biển.
Thân nhân hành khách đau buồn trước vụ tai nạn QZ8501.
Sau khi các thi thể nạn nhân và mảnh vỡ được trục vớt từ trên biển, các chuyên gia về tai nạn hàng không nhận định rằng nhiều khả năng QZ8501 không phát nổ trên không.
Ngày 30/12, các mảnh vỡ của chiếc Airbus 320-200 đã được tìm thấy, hơn 48 giờ sau khi nó mất tích. Các đội tìm kiếm cũng nhìn thấy một số thi thể còn nguyên vẹn. Một máy bay của không quân Indonesia cũng được cho là đã phát hiện một vùng nước tối trông giống xác máy bay đang nằm dưới đáy biển.
Trong bối cảnh chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn và định vị vẫn đang được tiến hành, có thể sẽ mất hàng tuần trước khi các thi thể và mảnh vỡ được trục vớt hết để giới chức và các nhân viên điều tra xác định điều gì đã xảy ra với chuyến bay QZ8501.
Các hộp đen trên máy bay dự kiến sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về nguyên nhiến QZ8501 bị rơi.
Nhưng xem xét những thông tin có được cho tới nay, các chuyên gia quốc gia đã đưa ra một số nhận định.
Ông John Cox, cựu phi công thương mại của Mỹ và hiện đang điều hành công ty tư vấn, cho hay: "Tôi nhìn thấy các cánh cửa và các cáo báo cho biết một mảnh vỡ nằm dưới đáy biển. Đây là những dấu hiệu cho thấy máy bay còn nguyên vẹn khi rơi xuống biển".
"Nếu cánh, mũi và đuôi của máy bay cũng được tìm thấy tại cùng khu vực, có thể kết luận rằng máy bay còn nguyên vẹn trước khi va chạm với nước", ông Cox nói thêm.
Còn ông Jacques Astre, chủ tịch công ty tư vấn Giải pháp an toàn hàng không quốc tế, nhận định: "Việc khu vực mảnh vỡ tương đối nhỏ cho thấy máy bay đã bị vỡ khi va chạm với nước, chứ không phải trên không".
Nếu một số thi thể được tìm thấy trong tình trạng còn nguyên vẹn, điều đó cũng cho thấy nhận định tương tự, ông H.R. Mohandas, một cựu phi công, cho hay.
"Sự gần nhau của các mảnh vỡ với địa điểm cuối cùng của máy bay trước khi mất tích cũng cho thấy máy bay đã rơi khá nhanh", ông Mohandas.
Khu vực nơi các mảnh vỡ được tìm thấy chỉ cách địa điểm cuối cùng của chỉ máy bay khoảng 10 km.
Dấu hiệu đầu tiên của trục trặc đã diễn ra khoảng 45 phút sau khi máy bay cất cánh. Khi đó, phi công đã đề nghị tăng độ cao để tránh bão.
Các dữ liệu từ cơ quan thời tiết Indonesia cho thấy đã có mưa nhẹ tại các khu vực Belitung và Pontianak nơi máy bay dự kiến bay qua và trời nhiều mây. Những đám mây như vậy có thể gây sét hoặc các điều kiện thời tiết nguy hiểm khác như gió mạnh, lốc xoáy.
Ông Mark D. Martin, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty tư vấn Martin Consulting, nhận định: "Trong tình huống không thuận lợi khi máy bay đi vào vùng mây bão ở độ cao 9.400-11.500 m, sự đóng băng ở bề mặt cánh lái có thể ảnh hưởng tới các cách xử lý của phi công và có thể khiến máy bay bị mất độ cao với tốc độ 1.500 m/phút".
Chuyến bay QZ8501, chở 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn, đã mất liên lạc vào sáng ngày 28/12 khi đang bay từ Indonesia đi Singapore.
An Bình
Theo Dantri/Straittimes
Trục vớt 6 thi thể, phát hiện thân máy bay QZ8501 "bị lộn ngược" Giới chức Indonesia vừa thông báo tàu chiến BungTomo đã trục vớt tổng cộng 6 thi thể, trong đó có 1 thành viên phi hành đoàn và 1 em bé. Tối qua, tàu này cũng đã phát hiện được vật thể nghi là thân chiếc máy bay ở độ sâu 24-30 m và dường như "bị lộn ngược" Tư lệnh quân đội Indonesia,...