Đã vợ con rồi có cần cắt bao quy đầu?
Tôi bị hẹp bao quy đầu từ nhỏ, không lộn ra được. Dù vậy, việc này không ảnh hưởng lắm tới quan hệ chăn gối hay sinh hoạt của tôi. Vậy tôi có cần cắt da quy đầu không?
Tôi đã có vợ và con, cũng chưa từng bị viêm nhiễm hay bệnh gì liên quan tới đường sinh dục, ngoại trừ thi thoảng có hơi đau phần đầu “của quý” khi kéo da vùng này quá mạnh hay “yêu” ở tư thế lạ. Tôi nghe nói hẹp bao quy đầu có thể dẫn tới ung thư dương vật nên rất lo lắng, không biết mình có nên đi cắt không? (Hải, 34 tuổi)
Ảnh minh họa: Livescience.com.
Trả lời:
Video đang HOT
Chào anh,
Bao quy đầu là một bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật. Khi bao da bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho không lộn được thì gọi là chít hẹp hoàn toàn, hoặc lộn ra một cách khó khăn thì là bán chít hẹp. Đây là bệnh phổ biến ở nam giới.
Khi bị hẹp bao quy đầu, dễ dẫn tới tích tụ các chất cặn bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu ở nếp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, dẫn tới các bệnh viêm nhiễm và gây biến chứng ung thư dương vật. Tuy nhiên, cũng như anh, nhiều người bệnh thường không đi khám chữa vì thấy không ảnh hưởng đến sinh hoạt, vẫn tiểu tiện và có thể quan hệ tình dục bình thường.
Hiện tại, anh chưa thấy việc hẹp bao quy đầu ảnh hưởng gì tới sức khỏe và đời sống tình dục của mình nhưng rõ ràng không thể dám chắc 10-15 năm nữa vẫn vậy. Khi tình trạng hẹp bao quy đầu còn tồn tại là anh vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng, nặng nề nhất là ung thư dương vật. Vì vậy, tốt nhất, để đảm bảo cho sức khỏe, tránh đi một mối lo lắng, anh nên đi cắt bao quy đầu.
Đây là một tiểu phẫu đơn giản và hiện nay, tại các cơ sở chuyên khoa về nam học đã sử dụng các phương pháp đảm bảo về cả chức năng lẫn thẩm mỹ cho người bệnh.
Bác sĩ Phạm Quang Trung _ Phòng khám đa khoa tiết niệu và nam khoa Tâm Anh
Theo VNE
Cắt bao quy đầu giảm nguy cơ nhiễm HIV?
Một nghiên cứu mới cho thấy, cắt bao quy đầu sẽ làm thay đổi hệ sinh thái của vi khuẩn cư ngụ ở dương vật, điều này giải thích nguyên nhân tại sao nó có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và những bệnh do virus khác.
Ở Mỹ, thủ thuật cắt bao quy đầu thường được thực hiện sau khi đứa trẻ chào đời vài ngày, hiện thủ thuật này vẫn đang vấp phải nhiều tranh cãi. Trong đó, một số nhà khoa học không ủng hộ việc cắt bao quy đầu cho rằng điều này sẽ gây giảm độ khoái cảm tình dục.
Nhưng nghiên cứu được công bố trên Tạp chí mBio đã giải thích được vì sao thủ thuật này giúp đàn ông ít có khả năng lây nhiễm HIV hơn so với những người khác, điều mà trước đó giới khoa học vẫn còn mơ hồ. Lance Price, một nhà dịch tễ học di truyền tại Đại học George Washington ở Washington và cộng sự đã thực hiện định lượng vi khuẩn cư ngụ trong "của quý" của những người đàn ông đã và chưa cắt bao quy đầu.
Ở Mỹ, thủ thuật cắt bao quy đầu thường được thực hiện sau khi đứa trẻ chào đời vài ngày
Kết quả cho thấy ở những người đàn ông Uganda đã cắt bao quy đầu thường có ít sự đa dạng về vi khuẩn ở dương vật. Một năm sau khi cắt bao quy đầu, sự hiện diện của những loài vi khuẩn kỵ khí sống trong vùng kín đàn ông đã giảm xuống, trong đó có những loại vi khuẩn có khả năng gây viêm nhiễm không được tìm thấy. Một số vi khuẩn hiếu khí lại tăng lên.
Theo các nhà khoa học, có thể là do trước khi cắt bao quy đầu các vi khuẩn đã kích hoạt các tế bào miễn dịch có tên là Langerhans. Sau đó, các tế bào này đã ứng phó với HIV bằng cách đưa chúng tới tế bào T của hệ miễn dịch. Nhưng thật không may, HIV lại phát triển và sinh sản ngay bên trong tế bào T, vì vậy, việc tế bào Langerhans trình diện virus với tế bào T dường như làm tăng thêm khả năng xâm nhiễm chứ không hề giảm đi.
Vì vậy, khi số lượng các loài vi khuẩn kỵ khí bị giảm xuống, số lượng tế bào Langerhans được kích hoạt cũng giảm theo giúp nguy cơ nhiễm trùng xuống thấp.
Theo H.Trang (Người lao động)
Cắt bao quy đầu và "chuyện ấy" khi trưởng thành Một nghiên cứu mới đây cho thấy việc cắt bao quy đầu cho bé trai khi được 3 đến 6 tuổi không ảnh hưởng xấu đến chức năng tâm lý tình dục khi bé đến tuổi trưởng thành. Nghiên cứu ở hơn 300 đấng mày râu Thổ Nhĩ Kỳ từ 30-40 tuổi cho thấy không có sự khác biệt về chức năng cương...