Da vẫn ẩm mà không cần kem dưỡng ẩm
Không cần quá lạm dụng vào “sự viện trợ” của kem dưỡng ẩm, bạn có thể dưỡng ẩm da theo những cách vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
1 . Mát xa cho da
Chỉ bôi kem không vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng sẽ không giúp bạn giải quyết được tình trạng khô da hay bong tróc da vào sáng hôm sau.
Sau cả ngày phải “chiến đấu” với hàng tá các loại đồ trang điểm, da của bạn cần được nghỉ nghơi để láy lại sự cân bằng. Các lỗ chân lông bị bịt kín bởi vậy, những động tác mát xa nhẹ nhàng sẽ là bài thể dục hiệu quả nhất giúp các lỗ chân lông giãn nở và đào thải các chất bẩn trên bề mặt da, từ đó làm da luôn sạch sẽ, mịn màng và hấp thu tốt hơn các dưỡng chất có trong kem dưỡng da khi bôi về sau.
Bạn cũng nên lưu ý, sau khi rửa sạch mặt, nên bôi lên da một lớp nước hoa hồng hoặc các loại dầu mát xa chuyên dụng rồi mới tiến hành mát xa da vì nếu mát xa trong tình trạng mặt mộc có thể gây tổn thương nhẹ tới lớp biểu bì ngoài da, từ đó làm tình trạng bong tróc da càng trở nên trầm trọng.
Không được chăm sóc kỹ như da mặt, vùng da cổ thường bị “lãng quên”. Và kết quả là cùng với thời gian, da cổ của bạn trở nên già nua, nhăn nheo và xỉn màu.
Vì vậy, hãy quan tâm hơn tới vùng da cổ bằng cách bổ sung một số loại kem dưỡng ẩm chuyên dành cho da vùng cổ kết hợp mát xa nhẹ nhàng để ngăn chặn việc hình thành nếp nhăn trên da.
Video đang HOT
2. Chú ý tới đôi môi
Những nụ cười, những lời nói trong ngày là “nhiệm vụ bất khả kháng” của đôi môi. Thời tiết hanh khô vào mùa đông kết hợp với việc lạm dụng son môi đã làm cho da môi trở nên khô và nứt nẻ. Do vậy, việc chăm sóc cho đôi môi sau một ngày làm việc mệt mỏi là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
Hãy dùng nước lạnh để tẩy trang và lau rửa sạch đôi môi. Bạn không nên dùng nước nóng vì nhiệt độ càng làm kích thích quá trình mất nước gây nên sự bong tróc và nứt nẻ của đôi môi. Sau đó bạn có thể dùng dầu ăn hoặc các loại kem dưỡng môi để bôi để làm da môi mềm hơn.
3. Đừng quên da tay và da chân
Một đôi tay làm việc cả ngày cùng một đôi chân phải “oằn mình” vất vả cõng cả cơ thể bạn di chuyển sẽ làm tổn thương nặng nền cho làn da vùng tay và chân. Buổi tối là lúc chân tay bạn cần được nghỉ ngơi và chăm sóc.
Mỗi tối, hãy tranh thủ những lúc thư giãn, xem tivi hay nghe nhạc để ngâm chân tay trong nước ấm từ 15-20 phút. Có thể thêm vào nước một chút tinh dầu bạc hà hoặc oải hương. Nước ấm sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông, lưu thông các mạch máu, loại bỏ các tế bào da chết làm da trở nên mềm mại và tránh được các căn bệnh thường gặp trong mùa đông như phù nề, sưng, đau nhức… Vitamin E có trong các loại tinh dầu giúp nuôi dưỡng da mịn màng và săn chắc hơn.
Một đôi tay và chân được chăm sóc cẩn thận và đúng cách sẽ góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cả cơ thể và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày!
Theo VNE
Chữa ho và chảy mũi cho trẻ không cần kháng sinh
Dùng siro mật ong hấp tắc (quất) hoặc chanh, xịt mũi và họng bằng dung dịch muối biển, chú ý giữ ấm cơ thể cho bé khi bị ho và sổ mũi, khoảng sau 1 tuần, các triệu chứng ho và sổ mũi của bé sẽ chấm dứt.
Ảnh: guim.co.uk
Bé nhà tôi hiện giờ được 5 tuổi, hồi 2 tuổi rưỡi, bé từng bị viêm VA. Bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, chỉ một tối ngủ quạt thốc vào mũi, một trận ăn vạ khóc nhiều, hay buổi đi học nô nhiều mồ hôi mẹ quên không lau lưng, chở ngay về nhà, đi đường gió cũng có thể khiến hôm sau bé ho và sổ mũi.
Trước đây, khoảng hai tháng một lần, tôi đều phải đưa bé đi khám bác sĩ vì các triệu chứng ho và sổ mũi. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, tôi bắt đầu áp dụng các phương pháp dân gian để chữa bệnh ho và sổ mũi cho con, tôi chỉ đưa con đi khám bác sĩ nếu ngoài triệu chứng ho và sổ mũi, bé còn bị sốt (vì bị sốt chứng tỏ bé có dấu hiệu bị viêm nhiễm cần dùng kháng sinh).
Công thức chữa ho và sổ mũi thông thường mà tôi áp dụng cho bé rất đơn giản: hấp mật ong và quất (hoặc chanh), cho bé uống 2 thìa (khoảng 10 ml) mỗi ngày vào sáng và tối (vì ban ngày bé đi học và tôi không muốn mang thuốc đến lớp). Mỗi lần tôi hấp một lượng vừa đủ cho bé uống trong khoảng 4 lần, một lần hấp mất khoảng 15-20 phút, những lần uống sau tôi chỉ việc hâm nóng lại mật ong, 2 phút, rất nhanh. Uống siro này giúp cơ thể bé được giữ ấm.
Bên cạnh đó, tôi cũng không quên xịt mũi và họng cho bé bằng dung dịch xịt mũi muối biển. Nếu bé khỏe mạnh, tôi có thể mua thuốc xịt muối biển loại bình dân khoảng 20.000 đồng một lọ, nhưng khi bé bị ốm, tôi chọn mua loại tốt hơn, của ngoại, khoảng 70.000-80.000 đồng/lọ. Và vì bé đi học nên tôi cũng chỉ xịt mũi và họng sau hai lần đánh răng sáng và tối của bé. Mỗi bên mũi và họng chỉ xịt một lần trong mỗi lần xịt. Xịt muối biển sẽ giúp vệ sinh lỗ mũi và họng của bé, để nước mũi không còn chảy xuống họng, tạo đờm và gây ho nữa.
Khi bé ngủ, tôi bật điều hòa 27 độ C, để tốc độ gió ở mức độ thấp nhất, cánh gió ở chế độ tự động, cho bé mặc quần áo dài, quàng khăn ở cổ. Đến gần sáng, tôi tắt điều hòa.
Cách chữa này thường kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày là các triệu chứng ho và sổ mũi chấm dứt hoàn toàn. Hy vọng kinh nghiệm của tôi có thể giúp được cho các bà mẹ có con nhỏ. Thậm chí, khi chính tôi bị ho và sổ mũi, tôi cũng áp dụng cách làm này và cũng mất khoảng một tuần là khỏi hoàn toàn.
Kinh nghiệm của độc giả Phạm Thị Phương Hoa (TP HCM)
Theo VNE
Chữa ho và sổ mũi mà không cần uống thuốc Khi trẻ ho và sổ mũi, bạn hãy giữ ấm, làm sạch mũi và cho trẻ uống nhiều nước thì có thể không cần cho bé uống thuốc mà vẫn tự khỏi. Ảnh minh họa - Luôn luôn cho trẻ ngồi trên chiếu, mền, đệm... (không cho trẻ ngồi trên nền nhà lạnh lẽo). - Nếu bé sổ mũi, hãy hút mũi bé...