Đã từng tiêu Tết chỉ với 3 triệu đồng, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ: Tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là mua gì cho đúng!
Với Thanh, chỉ cần mua đủ thực phẩm để ăn trong 1 tuần Tết là đủ.
Tết Nguyên đán, từ lâu đã là dịp lễ quan trọng nhất và tràn đầy ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Trong không khí rộn ràng của những ngày cuối năm, mọi người đều mong muốn chuẩn bị thật tốt để đón một cái Tết “đủ đầy” và “no ấm”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm về việc mua sắm Tết đã có những chuyển biến rõ rệt. Không ít người bắt đầu hướng đến suy nghĩ rằng, Tết không nhất thiết phải mua sắm quá nhiều, quan trọng nhất là đủ thực phẩm để sử dụng trong tuần nghỉ Tết. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới về sự tiêu dùng thông minh và tiết kiệm trong ngày lễ truyền thống.
Thực tế cho thấy, việc mua sắm quá mức không chỉ gây ra lãng phí và áp lực tài chính cho bản thân mỗi người, mà còn tạo nên những hệ lụy không mong muốn cho xã hội. Cảnh tượng người người, nhà nhà đua nhau săn lùng, mua sắm ngày Tết đã không còn xa lạ. Nhiều gia đình coi việc chuẩn bị cho ngày Tết như một cuộc đua, với quan niệm “càng chật nhà càng ấm cúng”, hoặc “càng nhiều thực phẩm trên bàn ăn càng thể hiện sự thịnh vượng”.
Mua sắm quá nhiều không chỉ làm tăng gánh nặng tài chính mà còn tạo ra vấn đề lãng phí sau Tết. Số lượng thực phẩm mua về nhiều đến mức không thể sử dụng hết, thậm chí phải vứt bỏ, là minh chứng cho thói quen mua sắm không tiết kiệm và không hợp lý. Một số người vay mượn tiền bạc để mua sắm Tết, rồi sau đó phải đối mặt với áp lực trả nợ, tạo nên gánh nặng tinh thần không chỉ cho bản thân mà cả gia đình.
Tất nhiên, với mỗi một gia đình và mức kinh tế khác nhau thì áp lực chi tiêu Tết cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn ở mặt bằng thu nhập ở mức trung bình thấp thì quả thật đôi khi Tết biến thành dịp khiến đầu óc vô cùng càng thẳng.
Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, với quỹ thời gian eo hẹp, mọi người thường có xu hướng sử dụng số tiền mình có để mua sắm nhanh chóng và tiện lợi nhất có thể. Tuy nhiên, việc mua sắm cho Tết nên được nhìn nhận trên cơ sở nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Gia đình của Ngọc Thanh (28 tuổi, ở Hà Nội) có 1 con nhỏ đang học lớp 3 là 1 gia đình có mức tu nhập trung bình. Dự tính Tết này, thu nhập từ lương thưởng của 2 vợ chồng sẽ rơi vào khoảng 30 triệu đồng.
Thanh chia sẻ hiện tại cuộc sống khá ổn định nên mức thu nhập của cô và chồng cũng khá khẩm hơn chứ khoảng 5 năm trước thôi, thậm chí có cái Tết cả nhà cô chỉ còn có 3 triệu nhưng Tết vẫn chẳng khác gì so với hiện tại.
Với 3 triệu đồng, nhưng Thanh vẫn có thể đón một cái Tết đầm ấm, ý nghĩa bằng cách lựa chọn các món ăn truyền thống, đủ dùng và không cần phô trương. Chẳng hạn, thay vì mua sắm tràn lan, có thể lựa chọn một số món ăn cần thiết như bánh chưng, giò lụa, thịt gà, dưa hành, cùng một số loại quả để bày trên bàn thờ gia tiên, vừa giữ được nét truyền thống, vừa đảm bảo sức khỏe và không gây lãng phí.
Vào năm Tết chỉ có 3 triệu đó thì đúng là cô không tiết kiệm được đồng nào, 3 triệu này sử dùng toàn bộ vào mua sắm Tết. Cụ thể như sau:
1. Thực phẩm Tết: 2 triệu đồng
2. Mừng tuổi: 500.000 đồng
Video đang HOT
3. Hoa bày ban thờ và 1 ít đồ trang trí, bánh kẹo Tết: 500.000 đồng
Ngược lại, khi hiện tại gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn 1 chút thì cô vẫn cho rằng cả năm đi làm vất vả có chút tiền thưởng thì sao cứ nhất định phải tiêu cho hết thì thôi? Sự thông minh trong cách tiêu dùng không chỉ thể hiện qua số tiền bạn chi ra, mà còn qua việc bạn sử dụng số tiền đó như thế nào. Việc chọn lựa những sản phẩm cần thiết, chất lượng, và có kế hoạch tiêu dùng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế sẽ là cách tiêu dùng thông minh trong những ngày Tết.
Ví dụ như năm ngoái, thu nhập Tết của nhà Thanh là 37 triệu thì cô phân bổ chi tiêu như sau:
1. Tiết kiệm: 27 triệu đồng
2. Thực phẩm Tết: 5 triệu đồng
3. Mừng tuổi Tết: 1 triệu đồng
4. Đồ cúng lễ: 1 triệu đồng
5. Cây Tết: 1 triệu đồng
6. Quần áo: 1 triệu đồng
8. Du xuân: 1 triệu đồng
Không thể phủ nhận rằng, việc mua sắm cho Tết cũng là cách để mọi người thể hiện lòng hiếu khách và sẵn sàng cho việc đón tiếp khách quý trong những ngày đầu năm mới. Nhưng hiếu khách không đồng nghĩa với việc phải chứng tỏ bằng vật chất.
Sự ấm cúng và niềm vui trong ngày Tết không chỉ đến từ những món ăn thịnh soạn hay những vật phẩm trang trí đắt tiền, mà quan trọng hơn, nó đến từ sự quây quần, sum vầy của các thành viên trong gia đình, từ những câu chuyện đầy ắp tiếng cười và những khoảnh khắc bên nhau quý giá.
Vậy nên, dù bạn có 3 triệu hay 30 triệu để tiêu Tết, điều quan trọng là bạn phải tiêu tiền một cách có ý thức và phù hợp với điều kiện của mình. Đừng để sự mua sắm làm lu mờ đi giá trị đích thực của ngày Tết, đó là sự sum họp và biết ơn.
Chúng ta nên nhìn nhận Tết như một dịp để tái tạo năng lượng, đoàn kết gia đình và củng cố những mối quan hệ xã hội, thay vì coi đó là một cuộc chiến không khoan nhượng về mặt vật chất.
Xét cho cùng, Tết Nguyên đán vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam và mang đến cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về cuộc sống, con người và những giá trị tinh thần. Hãy cho mình và gia đình một cái Tết vừa đủ, trọn vẹn và ý nghĩa, thay vì một Tết xa hoa nhưng thiếu sự gần gũi và chân thành.
Làm rể Việt Nam, chàng trai Đức xăng xái dọn bàn thờ, đốt vàng mã, gói bánh tét
Chàng rể người Đức sung sướng được trải nghiệm Tết Nguyên đán như một người Việt, anh hăm hở nấu bánh tét, cẩn thận lau dọn bàn thờ, đốt vàng mã cho tổ tiên nhà vợ.
Sống ở Việt Nam nhiều năm nhưng vẫn chỉ "lướt qua" văn hóa Việt như một khách du lịch, sau khi cưới Thái Thảo (29 tuổi, Đà Nẵng), anh Heiko (33 tuổi, người Đức) được sống như một người Việt thực sự và ngày càng mải mê tìm hiểu đất nước của vợ mình.
Tưởng gặp người xấu khi trai Tây làm quen qua Facebook
Từ năm 2019, Heiko làm công việc quay phim tại Huế. Anh sớm học tiếng Việt nhưng vẫn chưa hiểu lắm về đất nước xinh đẹp này. Heiko tự nhận thời điểm đó anh vẫn chỉ là một vị khách du lịch.
Năm 2021, trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID19, Heiko trở về nước Đức với gia đình. Tình cờ thấy Thảo qua một bài đăng trên Faceboook, anh ấn tưởng với vẻ ngoài xinh đẹp, năng động của cô nên chủ động nhắn tin làm quen.
Thảo kể về lần đầu họ nói chuyện: "Lúc đầu, tôi thấy một tài khoản để ảnh đại diện là người nước nhưng lại nhắn tin bằng tiếng Việt, sử dụng cả icon, sticker, ký tự đặc biệt như giới trẻ hiện nay... thì rất hoang mang và nghi ngờ đó chỉ là người xấu. Anh kiên trì nhắn đến nhiều lần, sau một thời gian dài tôi mới dám đáp lời, may là trang cá nhân cũng đầy đủ thông tin".
Quen nhau qua tin nhắn trên Facebook, lúc đầu Thái Thảo tưởng Heiko chỉ là tài khoản lừa trên mạng.
Vẫn chưa yên tâm, Thảo yêu cầu gọi video call để xác minh là người thật hay nick ảo. Tuy nhiên thời gian đó Heiko đang đi phượt dài ngày với bạn bè tại các vùng đồi núi không có internet nên cả hai chỉ có thể nhắn tin điện thoại. Cách nói chuyện thú vị của Heiko khiến cô gái cảm thấy đây là một người đáng tin cậy và bớt nghi ngờ. Dần dà, đôi bên đều có thiện cảm với nhau, nói chuyện ngày qua ngày.
Sau 3 tuần đi du lịch, Heiko trở về nhà và họ có cuộc gọi video đầu tiên. Lúc này, Thảo mới yên tâm mình không bị lừa. Hai người gọi video nói chuyện 2-3 tiếng mỗi ngày, có khi mở điện thoại để nhìn nhau rồi chìm vào giấc ngủ. Tình cảm ngày càng sâu đậm và nhu cầu gặp nhau mỗi lúc một lớn hơn.
Quen nhau được 6 tháng, Heiko rất nóng lòng được gặp Thảo ngoài đời. Cuối năm 2021, anh cố gắng trở lại Việt Nam bằng visa chuyên gia vì khi đó Việt Nam mở cửa cho khách du lịch. Cuối cùng, họ cũng được gặp nhau vào tháng 1/2022. Thảo thấy Heiko rất hiền lành, nhẹ nhàng và vui vẻ. Thêm vài lần đi chơi, hai người quyết định làm người yêu.
Lần đầu gặp mặt, cặp đôi đã thích nhau và nhanh chóng hẹn hò.
"Không giống như suy nghĩ của nhiều người rằng đàn ông Đức lạnh lùng, tôi thấy Heiko khá là vui tính, lại biết lắng nghe. Mỗi khi hai đứa có xung đột, anh luôn là người mở lời trước để hòa giải, vì vậy cuộc tình của chúng mình tiến triển rốt ổn, không gặp nhiều khó khăn", Thái Thảo chia sẻ.
Tháng 11/2023, trong một chuyến đi du lịch Đắk Lắk, Heiko dựng chân máy ảnh và bảo bạn gái đứng vào khung hình. Thảo tưởng Heiko có ý định chụp lại bức hình làm kỷ niệm, nhưng hóa ra anh thò tay vào túi quần rút ra một hộp nhẫn, quỳ xuống mở lời cầu hôn. Vậy là họ thành vợ chồng vào tháng 1/2024.
"Thế mà người ta bảo đàn ông Đức ít lãng mạn. Cũng đáo để lắm đấy chứ", Thảo nói.
Chàng rể Đức biết hóa vàng, gói bánh tét, lau bàn thờ
Sống gần nhà bố mẹ vợ nên đôi vợ chồng về thường xuyên khi nhà có công có việc. Heiko ngạc nhiên khi thấy các gia đình Việt Nam thường xuyên có những ngày cúng lễ. Nghe Thảo giải thích về phong tục tập quán và các khía cạnh cuộc sống của người Việt Nam, anh càng yêu thích và ham tìm hiểu hơn về quê hương vợ mình.
Trước khi kết hôn, dù ở Việt Nam đã lâu nhưng Heiko luôn trải qua các ngày Tết Nguyên đán như một vị khách du lịch. Thậm chí đôi khi anh còn bị đói vào năm mới, xung quanh có hàng quán nào thì ăn tạm hàng quán đó. Nhưng từ khi có vợ Việt Nam, trải nghiệm năm mới của người đàn ông Đức này khác hẳn.
Thảo nhớ lại, trong lần đầu tiên được ăn Tết Nguyên đán như một người bản địa, Heiko mặc quần đùi, áo phông, ngồi xổm đốt vàng mã ở sân. Lúc sau, anh lại vào nhà đuổi ruồi cho mâm cỗ. Những công việc mà Thảo thường phải làm như bê đồ cúng, lau dọn bàn thờ, dọn dẹp nhà cửa, đi tảo mộ hay thậm chí là gói bánh tét, Heiko đều hào hứng đảm nhận hết.
00:01:06
Clip chàng rể Đức hóa vàng, dọn dẹp, gói bánh tét ngày Tết Nguyên đán. (Nguồn: TikTok Thái Thảo)
Công việc Heiko thích nhất là phụ làm bánh tét. Anh thường nhận công đoạn gói lá, thắt bánh, buộc lại thành chuỗi thật gọn gàng. Tết Nguyên đán 2024, anh còn thức nguyên đêm 12 tiếng để nhóm lửa, canh lửa nồi bánh tét cùng cả gia đình. Đến sáng hôm sau, anh bưng nồi bánh tét nóng vào nhà, rất hào hứng vì đây là một truyền thống giàu ý nghĩa, độc đáo mà bản thân chưa từng có cơ hội trải nghiệm.
Là người ăn chay trường, sau khi làm rể, Heiko đặc biệt thích các món bánh canh, bánh lọc trần, gỏi làm từ rau củ. Thảo cười, bảo vậy là cô đã Việt hóa ông chồng Đức thành công.
Thảo kể, hồi mới cưới, cuộc sống có chút lộn xộn nên hai người hay cãi nhau. Cô gái Việt xem bất đồng ngôn ngữ và văn hóa là rào cản lớn nhất. Trong những lần nóng giận, Heiko nói tiếng Anh và Thảo không hiểu rõ, còn cô tuôn ra những từ tiếng Việt mà bản thân chưa biết cách diễn giải cho chồng.
Bí quyết vượt qua của họ là không bao giờ đem bất đồng lên giường, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết trong một ngày. Thảo thường chọn cách im lặng để tránh căng thẳng leo thang, còn Heiko là người chủ động mở lời để gỡ bỏ mọi nút thắt. Anh giải thích về cảm xúc của mình, vì thế Thảo cũng dần mở lòng và nói hết những gì mình nghĩ. Từ đó, cô nhận ra là không nên kìm nén, giữ cảm xúc bực bội, tức giận mãi trong lòng mà nên nói hết với bạn đời để nhẹ nhõm hơn.
Mỗi khi có mâu thuẫn, cặp đôi luôn tìm cách giải quyết ngay trong ngày.
Lấy nhau rồi, Thảo phát hiện thêm nhiều ưu điểm của chồng mình. Heiko là người rất tiết kiệm, chi tiêu cẩn thận khiến lúc đầu cô tưởng anh bủn xỉn, đến khi hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như lối sống của người Đức mới biết là hầu như ai cũng vậy. "Người Đức khi mua bất kỳ cái gì hay chi tiền cho điều gì thì luôn tính toán và suy nghĩ rất kỹ chứ không phung phí", cô nói. Đây là điều Thảo hiểu được qua việc vợ chồng thường xuyên chia sẻ, trao đổi - một bí quyết quan trọng để có hôn nhân hạnh phúc mà cô nghiệm ra sau một thời gian lấy chồng.
Trổ tài điêu khắc trái cây chuẩn bị đón Tết sớm, giới trẻ Việt khiến cộng đồng mạng cười ngất: "Tưởng đang mừng lễ Halloween" Tết còn xa nhưng không khí đã rộn ràng khi giới trẻ Việt rủ nhau điêu khắc trái cây, tạo nên những tác phẩm vừa độc lạ vừa khiến dân tình cười đau ruột. Cuối năm luôn là thời điểm mọi người náo nức chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Dù còn gần hai...