Đã tìm ra phương pháp học ngoại ngữ mới mà hiệu quả
Cậu bé đi bán hàng rong nói chuyện với vị khách bằng 11 thứ tiếng khác nhau khiến dân mạng không khỏi ngưỡng mộ.
Để học tốt ngôn ngữ không dễ, vì nó không chỉ dừng lại ở việc nắm ngữ pháp, thuộc từ vựng hay có kỹ năng, mà còn là việc tiếp thu một nền văn hóa khác, hiểu thêm những cách nghĩ mới. Có những bạn trầy trật đi học suốt nhiều năm liền một bộ môn ngoại ngữ nhưng đến khi thực hành lại không thể áp dụng được. Để có thể vận dụng tốt những lý thuyết trên sách vở, bạn luôn cần tìm một môi trường phù hợp, có cơ hội được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ ấy và luyện tập dần để cải thiện khả năng giao tiếp.
Như cậu bé bán hàng rong trong đoạn clip mới đây, chắc chắn với tính chất công việc phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên đã học hỏi được nhiều ngoại ngữ. Có thể không đến mức chuyên nghiệp nhưng đủ để cậu chàng có khả năng ứng phó, giao tiếp cơ bản để chào bán những sản phẩm của mình.
Cụ thể, theo lời giới thiệu, cậu có thể sử dụng được 11 thứ tiếng: Tiếng Quảng, tiếng Phổ thông, tiếng Anh, Thái, Nhật, Hàn, Pháp, Tây Ban Nha,… Trong clip cậu bé đang nói chuyện với một người phụ nữ, liên tục thể hiện kỹ năng nói bằng nhiều ngoại ngữ khác nhau, sử dụng chúng một cách rất tự nhiên và thỉnh thoảng mời chào người phụ nữ mua hàng ủng hộ.
Clip cậu bé bán hàng rong bằng 11 thứ tiếng gây sốt cư dân mạng
Đoạn clip thực sự gây ấn tượng với người xem và nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Ai cũng phải gật gù đồng ý rằng thật sự rất khâm phục cậu bé, đồng thời đưa ra kết luận: Cách học ngoại ngữ tốt nhất vẫn là tự thực hành và chủ động giao tiếp với nhiều người.
Cư dân mạng thi nhau để lại bình luận phía dưới:
Bạn Loan Trần bày tỏ: “Bồ mình nói 4,5 thứ tiếng đã thấy đỉnh lắm rồi mà gặp em này thì tắt điện”.
Bạn Tố Như thêm vào: “Không hiểu sao thấy nhiều người gato với cả bé này là học vẹt các kiểu? Em nó đã phải đi mưu sinh vất vả, biết thế này cũng là năng khiếu rồi. 3-4 thứ tiếng đã là nhiều tài rồi. Còn đi nói học vẹt các kiểu. Giỏi thì đi mưu sinh như các em mà nói. Cứ loa to với cả một bé con”.
Bạn Mai Anh tếu táo: “Khi mình là cầu thủ siêu sao đã thi đấu cho tất cả các giải đấu khắp châu lục nhưng dòng đời đưa đẩy phải đi bán rong”.
Bạn Việt Dũng cũng hài hước: “Thay vì đi đến các trung tâm để lấy mấy cái chứng chỉ thì tớ nghĩ là nên đi bán hàng rong. Vừa có tiền lại giỏi ngoại ngữ”.
Bạn Trâm Anh đồng tình: “Chị cầm máy quay chắc chắn là hướng dẫn viên du lịch, đúng là do hoàn cảnh mà cậu bé đã cố gắng học các thứ tiếng để đi bán hàng kiếm tiền mưu sinh. Cảm thấy thua cậu bé, cũng đi học có mỗi tiếng anh mà không ăn thua bằng cậu bé bươn trải học tự học nhiều thứ tiếng ngoài xã hội”.
Theo Saostar.vn
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1)
Biết tiếng Nhật là một chuyện, dùng tiếng Nhật đúng lúc, đúng chỗ lại là một việc khác. Bài lần này sẽ giúp bạn chỉ ra những lưu ý quan trọng khi dùng tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Cùng theo dõi nhé!
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1)
Tiếng Nhật có một hệ thống các hậu tố để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng khi gọi tên hoặc ám chỉ đến người khác như San, Sama, Kun, Chan... Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. "San"
Đây là hậu tố được dùng phổ biến nhất. Nó có thể áp dụng cho cả nam và nữ. "San" là từ an toàn để sử dụng khi bạn không biết chức danh của người đối diện là gì.
Ngoài ra từ này cũng được thêm vào các từ chỉ thành viên trong gia đình như (Otousan - Bố), (Okaasan - Mẹ)...
2. "Kun"
Trong giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày, đây là cách nói phổ thông và thân mật. Thường được dùng với các bé trai hoặc người có địa vị cao hơn hay nhiều tuổi hơn gọi đàn em và những người ít tuổi hơn mình. Giáo viên rất hay gọi các học sinh nam của mình theo cách này.
Tuyệt đối không sử dụng từ này với những người có địa vị cao và lớn tuổi hơn mình. Cũng không nên sử dụng cách gọi này với tên mình.
3. "Sama"
Trong các cuộc giao tiếp tiếng Nhật thông thường thì sẽ hiếm khi dùng đến hậu tố "sama". "Sama" thường được dùng trong các tình huống trang trọng, lịch sự hoặc những người có địa vị cao trong xã hội. Ở Nhật, người ta cũng gọi khách hàng của mình là ê58; (Okyakusama - Quý khách).
Đừng bao giờ ví mình với "sama"... Trừ khi bạn đang nói đùa về bản thân. Nếu bạn sử dụng từ này để nói về mình trước một khuôn mặt nghiêm nghị, chắc chắn bạn sẽ nhận được những cái nhìn thương cảm.
4. "Chan"
Hậu tố "Chan" thường được thêm vào sau tên của nữ giới, dùng với các cô bé, bạn bè thân thiết hoặc người yêu.
Tuy nhiên trong gia đình, hậu tố này cũng được thêm vào từ chỉ thành viên thay cho ~san để thể hiện sự thân thiết. Ví dụ như (Oniichan - anh), (Ojiichan - Ông)....
Các bạn hãy chú ý là các hậu tố kể trên chỉ dùng khi nói về người khác chứ không dùng với tên của mình nhé.
Tiếng Nhật khó nhưng thật thú vị phải không nào! Mong rằng qua bài viết bạn đã phần nào nắm được những lưu ý quan trọng trong việc giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày. Hãy luyện tập thường xuyên để nhớ lâu và cải thiện kĩ năng giao tiếp tốt hơn nhé!
Vũ Phong
Theo Dân trí
Những cách dùng thay thế 'Good' Thay vì dùng 'good' để mô tả vị ngon của món ăn, bạn có thể dùng 'savory', 'delicious' hay 'luscious'. Theo Custom-Writing