Đã tìm ra chân dung “bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ”, là nhà khoa học lừng lẫy, có nhiều cống hiến
Hóa ra, ảnh mà “ bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ” để làm avatar facebook Trần Khoa, được nhiều người khen là phúc hậu lại không phải ảnh chính chủ.
Ảnh avatar “bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ” dùng là đi mượn
Hình ảnh được”bác sĩ Khoa” dùng làm avatar Facebook.
Mấy này nay, dân mạng sục sôi trước câu chuyện “bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ, nhường sự sống cho sản phụ có con sinh đôi”. Sau đó, anh gạt nước mắt cứu sống sản phụ và hai em bé, đem lại một câu chuyện bi hùng về tình người trong những ngày Covid-19 hoành hành.
Câu chuyện chấn động này ngay sau đó đã được tìm ra những điểm vô lý, và được xác nhận là chuyện bịa. Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (nơi “bác sĩ Khoa” tự nhận là mình làm việc) đã cho biết, không có nhân sự nào hay câu chuyện như trên.
Công an TP. HCM cũng đang vào cuộc điều tra chân tướng vụ việc. Nhưng có một vấn đề mà nhiều người thắc mắc, nếu câu chuyện là bịa đặt, thì thân thế “bác sĩ Trần Khoa) bí ẩn là ai?
Trước khi khoa Facebook, “bác sĩ Trần Khoa” từng chia sẻ nỗi nhớ nước Úc. Người này kể rằng, mình từng du học nhiều năm ở Úc, nối nghiệp cha mẹ (cũng là các bác sĩ giàu kinh nghiệm, làm việc ở tuyến đầu). Anh trở về Việt Nam để gần gũi cha mẹ hơn, khiến cha mẹ tự hào. Vợ của anh cũng làm việc trong ngành y.
Người này còn cho biết, mình đã nhận nuôi một em bé tên Tâm An. Bé là trẻ mồ côi, con trai của một người mẹ đơn thân. Trước khi qua đời sau khi sinh, mẹ bé đã gửi gắm Tâm An cho “bác sĩ Khoa” nhờ nuôi dưỡng. Đó chính là động lực để “bác sĩ Khoa” vững tin khi chiến đấu ở “tuyến đầu” chống Covid-19.
Trên Facebook của “bác sĩ Trần Khoa” còn có liên hệ với nhiều “bác sĩ” khác (sau này đã bị phát hiện là giả mạo) hay kể chuyện cứu chữa bệnh nhân, chăm sóc trẻ mồ côi, làm từ thiện… Với hồ sơ hoàn hảo như vậy, nhiều người đã lầm tin vào nhân vật “bác sĩ Trần Khoa”.
Sau khi bị lật tẩy, người ta mới giật mình đi tìm hình ảnh người có gương mặt dễ mến, thiện cảm mà “bác sĩ Trần Khoa” dùng làm ảnh đại diện trên Facebook là ai, có thực sự là ảnh chính chủ không?
Video đang HOT
Hóa ra, hình ảnh đó không phải bác sĩ Khoa nào cả, mà là Phó Giáo sư Toh Wei Seong, hiện đang sinh sống tại… Singapore. Hình ảnh về Phó Giáo sư được Facebook của Đại học Quốc gia Singapore đăng tải trong một bài viết giới thiệu từ ngày 5/3/2017.
Hình ảnh Phó Giáo sư Toh Wei Seong được chủ tài khoản Trần Khoa “mượn”. Và đây là bài giới thiệu PGS Toh Wei Seong được đăng trên fanpage của NUHS từ năm 2017.
Người bị mượn ảnh có sự nghiệp khoa học lừng lẫy, bác sĩ nổi tiếng ở Singapore
Phó Giáo sư Toh Wei Seong, may thay, là bác sĩ thật. Anh đang giảng dạy tại Đại học Quốc gia Singapore và có một sự nghiệp khoa học lừng lẫy. Trang web của NUS cũng dành nhiều lời tôn trọng để giới thiệu về nhân sự xuất sắc này.
Theo đó, Phó giáo sư Toh Wei Seong là bác sĩ, nhà khoa học chuyên khoa Lâm sàng, Nha khoa của NUS. Ngoài công tác giảng dạy, anh cũng tập trung vào nghiên cứu, phát triển các phương pháp trị liệu mới để điều trị rối loạn thái dương hàm, các vấn đề về khớp hàm và các cơ ở mặt kiểm soát chuyển động của hàm.
Về bằng cấp, Phó Giáo sư này học Cử nhân tại Đại học Melbourne, Úc; học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore. Anh cũng nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng tại NUS như Phó Giáo sư có nhiệm kỳ Khoa Nha; Phó giáo sư Khoa phẫu thuật chỉnh hình, Trường Y Yong Loo Lin; Phó giáo sư Khoa Kỹ thuật Y sinh, Khoa Kỹ thuật; làm việc tại Viện Khoa học Đời sống (thuộc NUS)…
Giới thiệu về Phó Giáo sư Toh Wei Seong trên trang web của NUS.
Phó Giáo sư cũng là thành viên nhiều Hiệp hội y khoa có uy tín như Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế; Hiệp hội Bảo tồn và Tái tạo sụn Quốc tế; Hiệp hội Quốc tế về Liệu pháp Tế bào và Gene…
Anh đã có nhiều danh hiệu và giải thưởng quốc tế được ghi nhận như Giải thưởng Học giả AUA (Liên minh các trường đại học châu Á) năm 2019; Giải thưởng Nhà Khoa học Trẻ (Đại hội Vật liệu Sinh học Thế giới lần thứ 9, Trung Quốc) năm 2012; Giải thưởng Khoa học Phòng thí nghiệm Y học của Hiệp hội Singapore năm 1999 và hàng loạt học bổng quốc tế nghiên cứu tại Singapore và Úc.
Về cuộc sống riêng tư, Phó Giáo sư đã có vợ và hai con nhỏ. Anh vẫn đang sống ở Singapore chứ không phải ở Việt Nam hay có một tên khác là “Trần Khoa” như bị mạo nhận.
Như vậy, có thể thấy, không chỉ mượn hình ảnh cá nhân, tài khoản “Trần Khoa” cũng sử dụng một số thông tin cá nhân của Phó Giáo sư Toh Wei Seong để vẽ nên một “hồ sơ ảo” có vẻ đáng tin cậy.
Danh tính thật sự của người đứng sau tài khoản Trần Khoa là ai vẫn là một bí ẩn. Mục đích của việc bịa chuyện rút máy thở của mẹ, mất cả cha lẫn mẹ vì Covid-19, hy sinh sự sống của mẹ để cứu sản phụ và cặp sinh đôi… thực sự là gì vẫn đang được điều tra.
Chủ tịch Quỹ Sống Jang Kều tung đoạn chat trong đêm với "bác sĩ Khoa nhường máy thở": Sự vội vàng nhận chỉ trích gay gắt
Đêm qua, chị Jang Kều đã chia sẻ lại câu chuyện "bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ, nhường sự sống cho sản phụ sinh đôi" và tuyên bố sẽ tặng 1 máy thở xâm lấn. Nhưng sáng nay mọi việc đã thay đổi...
KOL từ thiện đưa tin bác sĩ Khoa làm việc tại Chợ Rẫy?
Vốn là một KOL nổi tiếng trong việc làm từ thiện, doanh nhân Jang Kều - Chủ tịch Quỹ Sống, nơi thực hiện dự án Nhà chống lũ - có ảnh hưởng khá lớn trên mạng xã hội. Chị và các cộng sự cũng đang tích cực kêu gọi quỹ để dành tặng máy thở tới các bệnh viện tại TP. HCM.
Đêm qua, chị cũng là một trong những người đã chia sẻ câu chuyện về "bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ, nhường sự sống cho sản phụ sinh đôi" với đầy cảm xúc. Đặc biệt, status Chủ tịch Quỹ Sống thông báo mình đã nói chuyện với bác sĩ Khoa và sẽ cấp tốc gửi tặng máy thở xâm lấn đến bệnh viện mà bác sĩ đang làm việc đã khiến nhiều người cảm động trước phản ứng nhanh nhạy của chị.
Status trong đêm của chị Jang Kều về việc sẽ hỗ trợ máy thở cho bệnh viện có câu chuyện "bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ, nhường sự sống cho sản phụ sinh đôi".
Status trên không nói rõ, nhưng qua những bình luận, chị Jang Kều hé lộ tin bác sĩ Khoa xác nhận chuyện đang làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thông tin này khiến câu chuyện trở nên xác thực hơn.
Tuy nhiên, sau khi câu chuyện bị nhiều người "bóc" các điểm bất thường, nghi vấn đây là bịa đặt, chị Jang Kều đã gỡ bỏ những status liên quan. Trả lời khi được anh Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty First News - Trí Việt hỏi, nữ doanh nhân cho biết, chị đã nói chuyện qua tin nhắn Facebook với tài khoản Trần Khoa.
" Bác sĩ nói làm ở Chợ Rẫy. Và khi em nói Quỹ sẽ tặng Chợ Rẫy máy, bác sĩ nói sẽ cho liên hệ của bác sĩ Huy. Em bảo không cần vì Quỹ làm với Chợ Rẫy nhiều rồi. Hôm nay Quỹ sẽ xác minh với Bệnh viện và chuyển. Bên em đang nói chuyện với Chợ Rẫy, họ cũng bảo chưa thể biết rõ vì họ có tới 4.500 nhân viên ".
Chị Jang Kều thông tin thêm về chuyện định tặng máy thở cho Chợ Rẫy.
Bác sĩ Khoa bị nghi là giả mạo, KOL vội vã đính chính
Tuy nhiên, dân mạng, đặc biệt là những nhà hảo tâm đã đóng góp cho Quỹ Sống đang tỏ ra không hài lòng với chuyện này, sau khi câu chuyện cảm động của bác sĩ Khoa bị hoài nghi. Chị Jang Kều đã phải đăng tải tin nhắn trao đổi giữa mình và các bên liên quan để thanh minh.
Theo đó, chị cho hay, khi nhắn tin với tài khoản Trần Khoa, chị cũng nói sẽ cho xác minh trước khi chuyển máy thở sang. Mặt khác, chị cũng không nhận đầu mối liên hệ mà tài khoản Trần Khoa giới thiệu, do đã từng làm việc và hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tin nhắn giữa chị Jang Kều và tài khoản Trần Khoa.
Quỹ Sống cũng gửi công văn cho Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị xác minh thông tin liên quan đến câu chuyện trên để có thể có các hỗ trợ kịp thời.
Tuy nhiên, chị Jang Kều vẫn đang vấp phải sự chỉ trích, chất vấn nhiều từ phía cộng đồng mạng. Một số người cho rằng, cách giải thích trên là chưa thuyết phục. Ở một phiên bản đầu của thông báo, chị Jang Kều cũng đổ lỗi cho những người loan tin khác mà mình "tin tưởng và kính trọng" nên chị đã chia sẻ lại câu chuyện này. Cũng không có lời xin lỗi nào được đưa ra. Sau đó, chị mới bổ sung lời xin lỗi vì đưa tin không chính xác.
Nhiều người cũng hoài nghi tin nhắn của chị Jang Kều và tài khoản Trần Khoa không phải "ngay trong đêm" như chị tuyên bố trước đó, vì ảnh chụp không thể hiện thời gian.
Bên cạnh những bình luận bày tỏ tin tưởng, cũng có những chất vấn ngay dưới bình luận của status:
- Mấu chốt của câu chuyện đang làm dậy sóng FB là chuyện ông bác sĩ Khoa rút máy thở mẹ mình để cứu sản phụ là chuyện có thật hay tưởng tượng? Sao chị lại né tránh, nói vòng vo? Chị nói đã liên lạc trực tiếp bác sĩ Khoa rồi mà?
- Vấn đề không phải là có cần máy hay không. Vấn đề cần nói ở đây cần chị xác minh lại thông tin có đúng sự thật hay không, tránh hoang mang dư luận. Và là một người có ảnh hưởng, mong chị sau này trước khi đăng một vấn đề gì hãy xác minh trước.
Nhờ chàng dân quân mua giúp vỉ thuốc, cô gái trong khu phong tỏa nhận được món quà bất ngờ Những câu chuyện kể về tình người ấm áp, giúp đỡ lẫn nhau trong mùa dịch Covid-19 được tiếp nối không ngừng, khiến chúng ta thêm lạc quan và tin tưởng. Trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có nhiều việc làm tốt, nhiều câu chuyện kể về tinh thần đoàn kết, sẻ chia... khiến mọi người không khỏi xúc...