Đã tìm được số Pi chính xác nhất từ trước đến nay bằng siêu máy tính
Bằng cách sử dụng siêu máy tính, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tính được số Pi với tính chính xác cao nhất từ trước đến nay.
Vào ngày 16/8, Đại học Khoa học Ứng dụng Graubuenden (Thụy Sĩ) công bố đã tính được hằng số Pi với tính chính xác kỷ lục, đạt mức 62,8 nghìn tỷ chữ số bằng một siêu máy tính khoa học.
“Quá trình xử lý mất tổng cộng 108 ngày và 9 giờ đồng hồ”, Đại học Khoa học Ứng dụng Graubuenden thông báo.
Kỷ lục thế giới trước đây là 50 nghìn tỷ chữ số.
Thời gian trên nhanh gấp đôi kỷ lục tính do hệ thống đám mây của Google thực hiện vào năm 2019, và gấp 3,5 lần kỷ lục được lập vào năm 2020, theo các phân tích của Đại học Graubuenden.
Video đang HOT
Đội nghiên cứu đang chờ đơn vị nắm giữ kỷ lục Guinness công nhận thành tích này. Trước khi được chứng nhận, họ chỉ công bố 10 chữ số cuối cùng của dãy số Pi, đó là 7817924264.
Kỷ lục thế giới gần nhất chạm mức hơn 50 nghìn tỷ chữ số.
Pi là một hằng số toán học quan trọng, với ứng dụng phổ biến nhất đó là tính chu vi của một đường tròn dựa vào độ dài đường kính.
Điểm đặc biệt của pi đó là độ dài vô cực của các chữ số phía sau dấu thập phân. Thế nên, người ta thường quy định hằng số này bằng 10 giá trị đầu của nó: 3,141592653 hay phổ biến hơn là 3,14.
Từ thời cổ đại, loại người đã tìm cách tính các chữ số đằng sau dấu phẩy của Pi. Năm 1873, nhà toán học William Shanks từng tính số Pi đến 707 chữ số sau dấu phẩy. Tuy nhiên, vài thập kỷ sau người ta mới phát hiện ông đã tính sai ở dấu phẩy thứ 528.
Cho đến nay, chưa có đội ngũ khoa học nào có thể cho ra giá trị chính xác đến từng con số của Pi.
Đội nghiên cứu Thụy Sĩ cho rằng thành tựu của họ có thể giúp ích cho nhiều lĩnh vực khác như phân tích sinh học, mô phỏng động lực học chất lưu hay cả phân tích văn bản.
“Biết được chính xác số Pi rất quan trọng bởi nó có mặt ở mọi nơi, từ thuyết tương đối rộng của Einstein tới những tính toán cho hệ thống GPS, và tất cả vấn đề liên quan đến điện”, Giáo sư toán và thống kê Jan de Gier của Đại học Melbourne giải thích.
Khi bạn nghe một bản nhạc MP3 hoặc xem phim trên định dạng Blu-ray, máy tính thực hiện những biến đổi Fourier liên tục, trong đó số Pi đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, việc tính toán tới 62 nghìn tỷ chữ số sau dấu phẩy chủ yếu có ý nghĩa toán học và xác lập kỷ lục.
“Tôi không tưởng tượng ra ứng dụng vật lý thực tế nào mà chúng ta cần trên 15 số sau dấu phẩy”, David Harvey, Giáo sư tại Đại học New South Wales nhận định.
Thông số Thunderbolt 5 rò rỉ với tốc độ truyền đến 80 Gbps
Mặc dù mới chỉ công bố Thunderbolt 4 vào năm ngoái, Intel đã bắt đầu phát triển Thunderbolt 5 thế hệ tiếp theo với thông lượng tăng lên đến 80 Gbps, cao gấp đôi so với Thunderbolt 4 và 3 hiện nay.
Hình ảnh về Thunderbolt 5 được chia sẻ
Theo Neowin , thông tin này được đưa ra trong trang slide giới thiệu "80G PHY Technology" của Intel và được đăng trên Twitter bởi trưởng nhóm Máy tính khách hàng của công ty là Gregory M Bryant. Ông Bryant hiện có chuyến tham quan nội bộ tại phòng thí nghiệm Intel của Israel.
Hình ảnh sau đó đã bị Bryant xóa, có lẽ sau khi anh nhận ra sai lầm của mình. Mặc dù vậy, AnandTech đã nhanh chóng chụp lại nội dung này.
Dựa vào những gì mà AnandTech phát hiện, Thunderbolt 5 có vẻ sẽ mang lại băng thông 80 Gbps rất cao dù vẫn sử dụng USB-C, có nghĩa là khả năng tương thích và khả năng thích ứng của giao diện thế hệ tiếp theo sẽ dễ dàng. Nó sẽ dựa trên một công nghệ điều chế PAM-3 mới.
PAM-3, hay điều chế biên độ xung ba mức, có thể truyền 3 bit dữ liệu (-1, 0, 1) trong hai chu kỳ, thể hiện hiệu suất một bit rưỡi (1,5) bit cho mỗi chu kỳ. Con số này cao hơn 50% so với Non-return-to-zero (NRZ) hoặc PAM-2 theo chu kỳ đơn (hai bit 0 và 1) được sử dụng trong Thunderbolt hiện tại. Mặc dù vậy, các chi tiết rõ ràng hơn sẽ cần có thêm thời gian để xác định.
Nhìn chung, chip thử nghiệm cho 80G PHY mới được sử dụng trong Thunderbolt 5 đang cho kết quả ban đầu đầy hứa hẹn. Các chip thử nghiệm này có thể được chế tạo bằng quy trình 6 nm FinFET (N6) của TSMC, nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận.
Hai kỳ Olympic để lộ cú trượt dài của công nghệ Nhật Bản Khi Tokyo đăng cai Thế vận hội 1964, thế giới mong chờ một kỷ nguyên công nghệ cao của Nhật Bản, nhưng hiện tại, nước này lại trong trạng thái bất lực về công nghệ. Olympic Tokyo 1964 khai mạc trùng với sự kiện ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nhật Bản với tốc độ 210 km/h, báo trước...