Đa số phim Hollywood không dành cho những người dưới 16 tuổi
Có vẻ như Hollywood không hề thân thiện với đối tượng khán giả trẻ em.
Poster phim
Hollywood được mệnh danh là kinh đô điện ảnh của thế giới với lịch sử hơn 100 năm, thế nhưng Mỹ không hề kiểm duyệt nội dung của các bộ phim mãi cho đến cuối thập niên 1960, sau khi xuất hiện nhiều lời phàn nàn về các hình ảnh vọng dục và bạo lực tràn lan trên màn ảnh rộng.
Năm 1968, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (Motion Picture Association of America – MPAA) – đơn vị đại diện cho 6 studio lớn nhất của Hollywood – đã tung ra một hệ thống phân loại phim nhằm giúp khán giả có thêm cơ sở để lựa chọn xem phim nào trước khi vào rạp. Liệu nó có phù hợp với nhu cầu của họ hay những đứa trẻ được dắt theo hay không?
Hệ thống phân loại của MPAA không có giá trị về mặt pháp lý, thế nhưng nó có sức ảnh hưởng rất lớn do được ủng hộ bởi Hiệp hội các chủ sở hữu rạp chiếu phim quốc gia (National Association of Theater Owners – NATO).
Ước tính, các thành viên của NATO sở hữu khoảng 32.000 rạp chiếu phim tại 50 tiểu bang của Mỹ và 81 quốc gia khác. Họ thường sẽ từ chối chiếu những bộ phim chưa được MPAA thông qua hoặc dán nhãn NC-17. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng cho lĩnh vực điện ảnh mà thôi.
“Avatar” (2009) là bộ phim có nhãn “PG-13″ thành công nhất với doanh thu cán mốc 2,8 tỉ USD trên toàn cầu
Ngày 1.11 sắp tới là kỷ niệm 50 năm thành lập hệ thống phân loại. Nhằm ăn mừng sự kiện này, MPAA đã công bố một bản báo cáo chi tiết vào ngày 29.10, cung cấp bức tranh toàn cảnh về những bộ phim được trình chiếu từ năm 1968 đến nay.
Trong nửa thế kỷ qua, tổng cộng đã có 29.791 bộ phim được MPAA kiểm duyệt. 58% trong số đó (tương đương 17.202 bộ phim) được dán nhãn “R” tức là không dành cho những người dưới 16 tuổi vì chứa nhiều cảnh vọng dục, bạo lực hay lời thoại tục tĩu. Tại nhiều quốc gia châu Á, nhãn R tương đương với “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”.
“ Deadpool” (2016) là bộ phim được dán nhãn “R” có doanh thu cao nhất mọi thời đại
Sau “R” là “PG” (Trẻ em xem cần có người giám sát) với 5.578 bộ phim, “PG-13″ (Không phù hợp cho trẻ em dưới 13 tuổi) với 4.913 bộ phim, “G” (Ai cũng xem được) với 1.574 bộ phim và sau cùng là “NC-17″ (Cấm những người dưới 17 tuổi) với 524 bộ phim.
“NC-17″ (trước là “X”) được xem là nhãn “nguy hiểm” nhất và sở hữu khả năng bị cấm chiếu rất cao.
“R” luôn vượt trội hơn so với các nhãn khác trừ trường hợp những năm đầu bị “PG” dẫn trước. Bởi vì khi ấy R có nghĩa là những người dưới 17 tuổi có thể xem nhưng phải có người trưởng thành đi kèm. Sự thống trị này không hề thay đổi dù “PG-13″ đã được thêm vào năm 1984 và hệ thống phân loại cũng có nhiều thay đổi kể từ khi mới xuất hiện.
“ Showgirl” của nền điện ảnh Pháp là bộ phim được MPAA dán nhãn “NC-17″ có doanh thu cao nhất lịch sử với 38 triệu USD. Tuy nhiên, kinh phí sản xuất lên đến 45 triệu USD
Video đang HOT
Năm 2003 là năm có số lượng phim “R” ra rạp nhiều kỷ lục: 645. Thành công nhất trong số đó là hai bom tấn The Matrix Reloaded và Terminator 3: Rise of the Machines. Đây cũng là năm Hollywood sản xuất nhiều nhất với 940 bộ phim.
Năm ngoái, có 307 bộ phim được MPAA dán nhãn “R” bao gồm Fifty Shades Freed, It và Get Out. Con số này cao gần gấp đôi so với nhãn tiếp theo là “PG-13″.
Hiện nay, dòng phim dán nhãn “R” mang lại doanh thu ít hơn “PG-13″ và “PG”. Chính vì thế, các studio luôn chuẩn bị ngay từ khâu kịch bản để bộ phim làm ra được dán đúng với cái nhãn mà họ mong muốn. Ví dụ như hạn chế sử dụng “những từ ngữ thô tục” vốn chắc chắn dẫn đến nhãn “R” nếu xuất hiện nhiều hơn 3 lần. Chỉ có vài trường hợp ngoại lệ do nhận được sự đồng ý từ hơn 2/3 thành viên ban hội đồng.
Toàn bộ những bộ phim thuộc “ vũ trụ điện ảnh Marvel” đều có nhãn “PG-13″
Đây chính là lý do Walt Disney không muốn “vũ trụ điện ảnh Marvel” của mình phải dán nhãn “R”. Nhãn “PG-13″ như hiện này đồng nghĩa với nhiều khán giả tới rạp hơn, nhiều lợi nhuận hơn. Chỉ có duy nhất một bộ phim siêu anh hùng gần đây phá vỡ được quy luật này là Deadpool của 20th Century Fox.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây bởi MPAA, 95% trong số 1.559 bậc phụ huynh được hỏi quen thuộc với hệ thống phân loại của MPAA và cảm thấy thật sự hữu ích. 84% thì tin tưởng vào tính chính xác của nó.
Theo motthegioi.vn
15 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2018, Disney và Marvel chiếm gần một nửa
Tình đến thời điểm này, điện ảnh thế giới đã cống hiến cho người hâm mộ hàng loạt các bộ phim bom tấn, hoành tráng và cực kỳ mãn nhãn. Hãy cùng điểm qua top 15 bộ phim đã đem về lương doanh thu phòng vé "khủng" từ đầu năm 2018 đến thời điểm này nhé.
15. A Quite Place (332.4 triệu đô)
Đạo diễn, kiêm biên kịch và tham gia phim - John Krasinski cùng với vợ mình là Emily Blunt đã tạo ra một trong những bộ phim kinh dị độc đáo nhất trong năm nay - A Quiet Place ( Vùng đất câm lặng). Lấy bối cảnh về một tương lai bị quái vật ngoài hành tinh xâm chiếu, gia đình nhỏ của Krasinski cũng như những người sống sót khác phải luôn sống trong sự im lặng tuyệt đối, vì nếu không những con quái vật mù lòa kia sẽ cảm nhận được âm thanh và giết chết họ. Với ngân sách vỏn vẹn chỉ 17 triệu đô, thế nhưng A Quiet Place đã tạo nên cú doanh thu ngoạn mục: hơn 300 triệu đô trên toàn cầu, và đạt số điểm 95% đầy ấn tượng trên Rotten Tomatoes (RT).
14. Peter Rabbit (350.7 triệu đô)
Tuy đối mặt với những siêu bom tấn phát hành cùng thời điểm trong năm 2018, nhưng Thỏ Peter của Sony cũng thu về được một khoản kha khá. Phim kết hợp hoạt hình với con người này đã kiếm được 115.9 triệu đô nội địa và 235.4 triệu đô ở những thị trường khác. Nói chung cũng không quá tệ cho một bộ phim chỉ có ngân sách là 50 triệu đô, đúng không. Và điều đáng mừng là điểm số của nó cũng khá, ở mức 62% trên RT.
13. Monster Hunt 2 (361.7 triệu đô)
Một bộ phim Trung Quốc phần tiếp theo kiếm được một mớ tiền với sự sự giúp đỡ một tí của khán giả Mỹ đó là Monster Hunt 2. Với thị trường nước ngoài phim chỉ thu về khoảng 706 ngàn đô, tuy nhiên, ở thị trường quê nhà doanh thu nó lên đến 360 triệu đô. Con số này cũng xem xém với phần 1 là 385.2 triệu đô. Với 6 đánh giá, Monster Hunt 2 đạt số điểm 67% trên RT.
12. Fifty Shades Freed (370.6 triệu đô)
Phần phim thứ 3 này đạt đánh giá cực kỳ thấp trên RT, 13%. Nhưng dường như lượng fan dành cho bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Fifty Shades vẫn còn lớn. Vì thế ở thị trường Mỹ nó thu về 100.4 triệu đô, và quốc tế là 270.2 triệu đô. Chính thức nâng tổng doanh thu 3 phần lên 1.3 tỷ đô trên toàn thế giới.
11. Solo: A Star Wars Story (388.5 triệu đô)
Phải nói Solo khá là chật vật để có thể có mặt trong danh sách này. Mặc dù đạt 71% trên RT nhưng phần ngoại truyện của Star Wars được xem là khá thất vọng. Doanh thu mở màn thấp hơn mong đợi và sau đó sự thất vọng tuột dốc không phanh trong 2 tuần tiếp theo. Xét trên phương diện ngân sách - sau khi đạo diễn Ron Howard được thay thế và hầu hết các cảnh trong phim đều phải quay lại - thì Solo là một bộ phim có một sự lỗ vốn không hề nhẹ của Disney.
10. Ant-Man & The Wasp (394.2 triệu đô)
Xuất hiện sau bom tấn thành công vang dội, Avengers: Infinity War, thì Ant-Man And The Wasp được xem là một bước lùi về doanh thu đáng thất vọng. Tuần mở màn, Kiến và Ong thu về 75.8 triệu đô, được xem là một trong những kỷ lục doanh thu thấp nhất trong lịch sử MCU.
Tuy nhiên, như hầu hết những bộ phim Marvel, khi những đánh giá dành cho nhân vật siêu anh hùng của Paul Rudd và Evangeline Lilly trở nên tốt hơn, thì bộ phim cũng đã xoay sở được con số doanh thu là 394.2 triệu đô, chỉ trong vòng 3 tuần tung hoành trên các rạp chiếu phim. Phần tiếp theo này của Ant-Man có thể không phải là một cổ máy kiếm tiền, nhưng có vẻ nó cũng không phải là một thất bại của Disney, giống như Solo: A Star Wars Story.
9. Rampage (426.2 triệu đô)
Mặc dù nhận được những đánh giá không tốt trên RT (đạt 50%), thì Rampage đã tiếp tục chứng mình một chân lý: Ở đâu có "The Rock" Dwayne là ở đó có doanh thu hơi khủng. Với 120 triệu đô trong giai đoạn đầu mở hàng, thì Rampage đã làm một cú hit lên tận 426.2 triệu đô trên toàn thế giới. Và chính điều này góp phần đem lại mức lợi nhuận kha khá cho Warner Bros., và đưa Johnson tiếp tục là cái tên chễm chệ trong danh sách ngôi sao hạng A tại Hollywood.
8. Detective Chinatown 2 (544.1 triệu đô)
Nếu bạn nghĩ rằng chắc chắn danh sách này sẽ không có chỗ cho những bộ phim Trung Quốc thì bạn hoàn toàn sai lầm. Detective Chinatown 2 là một ví dụ minh chứng. Nó kiếm được 544.1 triệu đô (hầu hết từ người dân quê nhà) và trong đó 2 triệu đô từ những mọt phim ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Với 12 đánh giá, điểm của Detective Chinatown 2 trên RT là 50%
7. Operation Red Sea (579.2 triệu đô)
Một cú hit khác từ nền điện ảnh Trung Quốc là Operation Red Sea với doanh thu 580 triệu đô (hầu hết là từ thị trường trong nước đem lại). Có thể thấy, thị trường phim Trung Quốc đang ngày càng phát triển và nhiều sản phẩm rất có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với 6 đánh giá, Operation Red Sea đạt số điểm ấn tượng 83% trên RT.
6. Ready Player One (582 triệu đô)
Mặc dù chạm trán với nhiều bom tấn cùng thể loại trong thời điểm công chiếu, tuy nhiên siêu phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách của đạo diễn Steven Spielberg - Ready Player One đã nhận được những đánh giá cực kỳ cao từ cả phía những nhà phê bình (74% trên RT) và giới hâm mộ. Nó đã đạt được 137 triệu đô doanh thu nội địa, và 445 triệu đô doanh thu quốc tế.
5. Deadpool 2 (731.6 triệu đô)
Người ta nói "đầu xuôi, đuôi lọt", nên chẳng nghi ngờ gì việc Deadpool 2 trở thành siêu phẩm ăn khách tiếp theo của FOX kể từ phần đầu tiên nhận được cơn mưa lời khen hồi năm 2016. Mặc dù Deadpool 2 không thể thành công trong việc phá kỷ lục của phần trước đó về danh hiệu: Phim dán nhãn R có doanh thu mở màn nội địa cao nhất từ trước tới nay, nhưng bộ phim đầy rẫy những lời thoại tục tĩu này lại thành công khi trở thành bộ phim đầu tiên có doanh thu mở màn toàn cầu đạt hơn 300 triệu đô, và hiện tại đã là 731.6 triệu đô, chắc hẳn thánh chửi thể Wade rất hãnh diện và buông ra thêm vài câu chửi thể quen thuộc của chính hắn cho mà xem.
4. Incredibles 2 (1 tỷ đô)
Sau gần 15 năm chờ đợi, cuối cùng siêu phẩm hoạt hình The Incredibles cũng có cho mình phần tiếp theo. Đạt số điểm gần tuyệt đối 94% trên RT, Incredibles 2 dĩ nhiên là dễ dàng leo lên top trong danh sách này. Bộ phim của vị đạo diễn tài ba - Brad Bird đã kiếm về Pixar gần 1 tỷ đô doanh thu, và nó sẽ không dừng lại ở đó. Thậm chí, doanh thu từ phần 2 còn vượt xa hơn cả phần 1 kể cả ở nội địa lẫn quốc tế (doanh thu phần 1 là 633 triệu đô toàn cầu).
3. Jurassic World: Fallen Kingdom (1.24 tỷ đô)
Những lùm xùm xoanh quanh việc doanh thu cao kỷ lục của Jurassic World năm 2015 mặc cho những lời chê nhiều hơn là tiếng khen vẫn còn hiện hữu cho tới tận hôm nay. Nhưng phần tiếp theo của nó, Jurassic World: Fallen Kingdom có vẻ khá khẩm hơn ở mặt đánh giá trên RT với 50%, và thậm chí là viễn cảnh về doanh thu cũng có khả năng vượt hơn người đi trước. Với doanh thu tuần mở màn nội địa là 150 triệu đô, Fallen Kingdom hiện đã cán mốc hơn 1 tỷ đô trên toàn thế giới.
2. Black Panther (1.35 tỷ đô)
Đối với Báo Đen, đây là minh chứng rõ ràng cho những ai dám nghi ngờ về sự thành công của một bộ phim MCU. Ngay trước khi công chiếu, Black Panther đã được dự đoán sẽ trở thành siêu hit, nhưng không ai ngờ nó lại siêu siêu bom tấn như vậy. Bây giờ, Black Panther là bộ phim từ comic book có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở Mỹ và đang dần đạt đến ngưỡng cao nhất toàn cầu. Những nhà phê bình thì khen màn debut đầy mãnh mẽ của T'Challa không tiếc lời, với 97% trên RT. Và ai cũng hiểu là, phần 1 thành công như thế thì dại gì mà không ra tiếp phần 2.
1. Avengers: Infinity War (2.04 tỷ đô)
Như bắt đầu một kết thúc cho 10 năm ròng rã xây dựng và phát triển các tuyến nhân vật huyền thoại của MCU, chưa bao giờ có một nghi ngờ nào về siêu bom tấn Avengers: Infinity War của anh em đạo diễn nhà Russo trong công cuộc "kiếm tiền". Vâng, với đánh giá 84% trên RT, bộ phim được mong đợi nhất của MCU đã phá vỡ mọi kỷ lục về doanh thu mở màn cả nội địa lẫn thế giới. Infinity War đã hạ đo ván The Force Awakens về mặt doanh thu nội địa, với con số khủng 257.7 triệu đô, và hiện giờ nó đã vươn tới kích cỡ siêu anh hùng Hulk với hơn 2 tỷ đô toàn cầu. Quá là bá đạo!
Theo Saostar
'50 sắc thái' và loạt phim rác đầu năm 2018 Mặc dù những bộ phim này đều bị chấm điểm "rác" trên Rotten Tomatoes, bị giới phê bình vùi dập nhưng những tác phẩm điện ảnh hạng B này vẫn hội tụ đủ yếu tố giải trí, hấp dẫn. Den of Thieves (Những kẻ thất bại): Bộ phim có sự góp mặt của tài tử Gerard Butler mất cân bằng trong diễn biến,...