Đã rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm
Về sự việc hơn trăm công nhân Công ty đóng tàu Sông Cấm, Hải Phòng nhập viện sau bữa ăn trưa, cơ quan chức năng Hải Phòng đã xác định nguyên nhân vụ ngộ độc tập thể này.
Sở Y tế thành phố Hải Phòng vừa cho biết, vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty đóng tàu Sông Cấm khiến hơn trăm công nhân nhập viện đã có kết luận chính thức.
Theo thông tin từ Sở Y tế, sự việc xảy ra sau bữa ăn trưa ngày 27/6 tại bếp ăn tập thể Công ty đóng tàu Sông Cấm (công ty sông Cấm).
Vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty đóng tàu Sông Cấm là do hàm lượng Histamin trong mẫu món Cá kho vượt quá mức giới hạn cho phép.
Video đang HOT
Thời điểm đó, bếp ăn có 178 công nhân của Công ty Sông Cấm dùng bữa với 2 thực đơn khác nhau; trong đó thực đơn 1 có các món thịt gà nấu sáo, lạc chao dầu, bí xanh luộc, canh rau ngót, cơm trắng, dưa hấu; Thực đơn 2 gồm: cá biển kho, chả lá nốt, bí xanh luộc, canh rau ngót, cơm trắng, dưa hấu. Sau khi kết thúc bữa ăn và nghỉ ngơi được 30 phút, có 127/178 công nhân có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, mặt nóng ran, đau bụng, buồn nôn… phải nhập viện khẩn cấp. Số còn lại với dấu hiệu nhẹ nên được y tế huyện An Dương cử nhân lực sang sơ cứu tại chỗ.
Ngay khi nhận tin về sự cố xảy ra tại Công ty Sông Cấm, Chi cục Vệ sinh An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành điều tra, xác minh và tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại Bếp ăn tập thể của Công ty này, gồm: Bí xanh sống và toàn bộ mẫu lưu bữa trưa ngày 27/6, với 8 món (cá thu ngừ kho, chả lá lốt, bí xanh luộc, canh rau ngót, cơm, dưa hấu, thịt gà kho, lạc rang) để đem đi kiểm nghiệm, xác định hàm lượng Histamin trong mẫu thức ăn cá thu ngừ kho; dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong mẫu canh rau ngót, mẫu bí xanh, mẫu dưa hấu.
Những mẫu này được gửi tại Trung tâm chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Vùng 1 thuộc Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả kiểm tra cho thấy, hàm lượng Histamin trong mẫu thức ăn cá thu ngừ kho cao gấp 40 lần mức giới hạn cho phép tối đa trong thủy sản đông lạnh, các mẫu còn lại không phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật theo chỉ tiêu chỉ định.
Theo đó, Sở Y tế kết luận vụ việc ngộ độc thực phẩm tại Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm là do hàm lượng Histamin trong mẫu món cá thu ngừ kho trong bữa trưa ngày 27/6 vượt quá mức giới hạn cho phép.
Căn cứ kết luận, Sở Y tế thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục các biện pháp xử lý theo quy định. Đồng thời, triển khai hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dich vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm trên toàn thành phố để không xảy ra những vụ việc đáng tiếc vừa qua.
Liên quan vụ hơn trăm công nhân công ty sông Cấm bị ngộ độc sau bữa ăn trưa, phía lãnh đạo công ty cho biết: Đến ngày 1/6, toàn bộ số công nhân bị ngộ độc đã được xuất viện và đi làm trở lại.
Trước mắt, toàn bộ chi phí cấp cứu, điều trị bên công ty đứng ra chi trả. Việc giải quyết tiếp theo với công ty Thành Hưng, hiện chưa có thông tin gì thêm.
Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể
Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hàng loạt tại các đơn vị, doanh nghiệp, UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc biệt trong thời điểm hiện tại mùa hè nắng nóng.
Theo Văn bản 1517/UBND-VX, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chủ động rà soát lại ngay quy trình nhập nguyên liệu; quy trình sơ chế, chế biến; bảo quản, cung cấp suất ăn; thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trong quá trình chế biến, cung cấp suất ăn tại các bếp ăn tập thể cần lưu ý một số thực phẩm nguy cơ cao gây ngộ độc hàng loạt, đặc biệt đối với các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm do độc tố, hóa chất (rau, củ, quả có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức giới hạn hoặc ngoài danh mục; cá nục, cá ngừ, cá trích, cá thu... có thể có chứa hàm lượng Histamin cao tới mức gây ngộ độc cấp tính hàng loạt do quá trình bảo quản không tốt...); cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về bảo quản, vận chuyển của nhà sản xuất.
Đối với nguy cơ ngộ độc do vi sinh vật là một trong những nguyên nhân chính của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm thời gian qua, các đơn vị, doanh nghiệp lưu ý thực hiện nghiêm ngặt quy trình sơ chế, chế biến; đảm bảo theo nguyên tắc một chiều; đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chế biến; đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm theo đúng quy định của nhà sản xuất và thực hiện sống chín riêng biệt; thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đầy đủ; thực hành tốt vệ sinh trong chế biến, sử dụng đủ bảo hộ lao động khẩu trang, găng tay một lần trong chế biến thực phẩm chín. Cùng với đó, đảm bảo đủ nước sạch để vệ sinh nơi chế biến, trang thiết bị dụng cụ, rửa thực phẩm, rửa tay; các dụng cụ chế biến thức ăn chín và chứa đựng trực tiếp suất ăn phải được vệ sinh sạch sẽ; sử dụng các món ăn đã được nấu chín và đảm bảo thời gian từ khi nấu xong đến khi ăn ngắn nhất...
Các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể cần đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong mùa hè nắng nóng, người lao động trong khu vực bếp ăn; đảm bảo suất ăn đủ dinh dưỡng và an toàn cho người lao động. Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp cần chuẩn bị phương án xử lý tình huống không để bị động khi có ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động; đồng thời có phương án phối hợp với các đơn vị tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân; phương án cung cấp suất ăn ca thay thế để đảm bảo sức khỏe người lao động và ổn định sản xuất.
Trước đó, sau bữa ăn trưa ngày 27/6, gần 130 công nhân Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm (huyện An Dương, TP. Hải Phòng) có biểu hiện mẩn đỏ vùng mặt, người, đau đầu, một số ít trường hợp buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài.
Đến 16 giờ cùng ngày, số công nhân này đã được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (69 người), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (30 người), Trung tâm Y tế huyện An Dương (28 người) để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Tại Công ty CP Đóng tàu Sông cấm có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ (mẩn ngứa, đỏ mặt, đau đầu nhẹ...) được nằm theo dõi tại Công ty.
Ngay sau khi năm bắt thông tin, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc chỉ đạo quan tâm, chăm sóc cho các công nhân; đồng thời xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc để xử lý theo quy định.
Chặn thực phẩm bẩn trôi nổi Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn TPHCM thời gian gần đây đã khiến các cơ quan chức năng 'đau đầu'. Các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại khu vực trường học TPHCM khiến nhiều phụ huynh bất an. Ảnh: T.L. Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại Ký túc...