Đã rà soát được toàn bộ người liên quan có khả năng nhiễm ở “ổ dịch Bạch Mai”
Thứ trưởng Y tế: Hiện đã rà soát được toàn bộ số lượng các y bác sĩ, bệnh nhân và những người liên quan có khả năng nhiễm bệnh ở BV Bạch Mai
Thông báo về tình hình ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện đã rà soát được toàn bộ số lượng các y bác sĩ, bệnh nhân và những người liên quan có khả năng nhiễm bệnh tại đây và thực hiện cách ly, xét nghiệm.
Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai vừa phải khoanh vùng dập dịch, vừa phải khám, điều trị, chăm sóc cho người bệnh, đặc biệt người bệnh nặng.
Đã rà soát được toàn bộ người liên quan có khả năng nhiễm ở “ổ dịch Bạch Mai”
Theo thông báo ngày 3/4 của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, đến ngày 1/4, đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho tất cả nhân viên, học viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có liên quan tới ổ dịch BV Bạch Mai, lấy tổng số 8.410 mẫu, trong đó có 22 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng đã triển khai test nhanh từ 31/3/2020 tại 6 quận gồm Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Oai, Thanh Trì, Hoàng Mai. Tổng số mẫu đã xét nghiệm là 2.518, có 17 mẫu nghi ngờ đã được tiến hành xét nghiệm bằng RT-PCR, trong đó 8 mẫu có kết quả âm tính, 9 mẫu còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm.
Đến 18h ngày 2/4, đã rà soát 4.593 bệnh nhân nội trú, 1.299 bệnh nhân ngoại trú (các tỉnh báo về), 30.617 bệnh nhân khám ngoại trú, 7.167 người thân/người chăm sóc bệnh nhân tại BV Bạch Mai, cùng 145 người làm cho công ty TNHH Trường Sinh và 653 người khác có liên quan.
BV Bạch Mai vẫn tổ chức tiếp nhận người bệnh nặng, cấp cứu thực sự cần chuyển viện. Đồng thời, thông báo cho các Bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến dưới biết về quy trình tiếp nhận người bệnh nặng vào bệnh viện. Chuyển người bệnh đến các bệnh viện Trung ương và Bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội nếu các Bệnh viện này có khả năng tiếp nhận và xử lý.
Thiên Bình
Việt Nam có nên mở rộng xét nghiệm nhanh Covid-19?
PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, chúng ta không đủ sức xét nghiệm nhanh Covid-19 cho 100 triệu dân.
Trong giai đoạn 3 của cuộc chiến chống Covid-19, nhiều người cho rằng Việt Nam nên mở rộng xét nghiệm nhanh Covid-19 ra cộng đồng để phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 tiềm ẩn.
PGS Phu cho biết, việc xét nghiệm nhanh chỉ tập trung vào những vùng có nguy cơ cao, phải xét nghiệm xem quần thể đó như thế nào để phát hiện nhanh những người có thể mắc Covid-19; từ đó triển khai các biện pháp tiếp theo để chẩn đoán chính xác người mắc bệnh, các biện pháp dự phòng, cách ly...
"Chúng ta không đủ sức để xét nghiệm toàn bộ gần 100 triệu dân mà chỉ có thể tập trung vào vùng có nguy cơ cao. Đây cũng chỉ là test nhanh của Hàn Quốc mà hiện mới chỉ Hà Nội có chứ không phải tất cả các tỉnh, thành phố đều có", PGS Phu nói.
Xét nghiệm nhanh cho kết quả nhanh nhưng độ chính xác chỉ đạt 65-80%.
Lý giải về 1 số trường hợp xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính, xét nghiệm khẳng định lại là âm tính, PGS Phu cho biết: "Kết quả âm tính là vì có thể người ta mắc rồi nhưng hiện tại virus không còn tồn tại trong cơ thể nữa nên xét nghiệm âm tính. Nhưng đối với xét nghiệm nhanh, kể cả khi kết quả dương tính, chúng ta cũng chưa thể khẳng định 100% là người này đã nhiễm corona hay chưa mà phải kiểm tra lại bằng xét nghiệm khẳng định với kỹ thuật Realtime PCR (RT-PCR) trong phòng xét nghiệm".
Theo PGS Phu, ý nghĩa của xét nghiệm nhanh là cho kết quả rất sớm, thứ hai là sàng lọc trong cộng đồng nguy cơ cao. Khi phát hiện được người dương tính với SARS-CoV-2 thì ta vẫn phải làm lại xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm khẳng định cho kết quả chính xác 100% nhưng thời gian lâu hơn.
"Mỗi phương pháp có hạn chế và thuận lợi nhất định. Và trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần áp dụng cả hai phương pháp xét nghiệm"- PGS Phu nhấn mạnh.
Về vấn đề xét nghiệm Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đối với loại test thử nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).
Test thử nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (độ nhạy khoảng 65 - 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60 - 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác). Do đó, cần phải xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật Realtime PCR (RT-PCR) mới có thể chắc chắn người nào đó có thực sự mắc Covid-19 hay không.
Thứ trưởng Sơn lý giải, xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Vì vậy, Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này (cụ thể là 200.000 test).
Theo Thứ trưởng Sơn, đối với Việt Nam, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác. Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng test nhanh, nhưng không được dùng kết quả đó để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh. Các kết quả này cần được kiểm tra lại bằng xét nghiệm khẳng định với kỹ thuật Realtime PCR (RT-PCR) mới được coi là kết quả cuối cùng.
Bộ Y tế nói gì về thông tin BV Bạch Mai chuyển hơn 5.000 bệnh nhân? Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn sau khi xác định bệnh nhân Covid-19 là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, lãnh đạo Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai và yêu cầu "đóng băng" không chuyển viện các bệnh nhân. Trước thông tin lo ngại về việc Bệnh viện (BV) Bạch Mai chuyển hơn 5.000 bệnh...