Da ở vùng cổ, gáy có màu đen xạm là dấu hiệu gì?
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân (BN) nữ 13 tuổi có u tuyến giáp. Trong quá trình khám, BN được bác sĩ (BS) phát hiện có dấu hiệu kháng insulin nặng.
Ảnh: Bác sĩ cung cấp
BN cao 1 m 50, nặng 66 kg (béo phì), da vùng cổ đen xạm. Mẹ của BN cho biết: “Ở nhà, tôi có thấy cổ của con rất đen. Lúc đầu gia đình nhầm là bẩn, nhưng tắm không sạch được nên đã cho cháu đi spa tẩy trắng. Sau khi tẩy trắng, vùng da đen có mờ đi nhưng sau đó vẫn bẩn như trước khi tẩy da”. Ngoài cổ, vùng 2 bên nách của BN cũng có dấu hiệu tương tự.
Video đang HOT
TS- BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp khám cho BN trên, lưu ý vùng da đen xạm đó chính là dấu hiệu gai đen (Acanthosis Nigrican) trong hội chứng kháng insulin nặng. Insulin là hoóc môn có tác dụng kiểm soát đường huyết. Ở những người có tình trạng kháng insulin thì tác dụng của insulin bị giảm khiến cho đường huyết có xu hướng tăng cao, và dễ bị đái tháo đường thể 2.
“Kết quả xét nghiệm nồng độ insulin trong máu của trẻ gái nêu trên là 38,3 U/L, cao gần gấp 4 lần so với người bình thường, chứng tỏ insulin bị đề kháng nên cơ thể phải tiết ra nhiều insulin hơn mới có thể khống chế được đường huyết”, BS Bảy cho biết.
BS Bảy lưu ý: “Gai đen thường xuất hiện ở cổ và nách, hay gặp ở trẻ bị béo phì có hội chứng chuyển hóa hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (trẻ gái). Những trẻ có dấu hiệu này có nguy cơ rất cao bị mắc đái tháo đường thể 2 cũng như các bệnh tim mạch”. Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu gai đen (da ở vùng cổ, gáy có màu đen xạm, không mịn đều như bề mặt da thông thường – ảnh), thì gia đình phải cho con đi khám ngay chuyên khoa nội tiết.
Theo BS Bảy, với các trường hợp nêu trên, biện pháp điều trị tốt nhất là giảm được cân nặng bằng các biện pháp như: tập thể dục tích cực và chế độ ăn. Một số trường hợp phải dùng thuốc để kiểm soát đường huyết. Các bậc cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ngồi chơi điện thoại và máy tính quá lâu, nhằm tránh nguy cơ bị béo phì.
Tìm ra 'thủ phạm' gây béo phì
Các nhà khoa học đã phát hiện ra loại protein gây ra béo phì lành tính ở người, mở ra hy vọng mới cho việc điều trị bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Hình ảnh quá trình hấp thụ chất béo trong cơ thể của những người mắc bệnh béo phì lành tính (trái) và béo phì nguy cơ (phải). Ảnh: Yonhap
Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Hàn Quốc thuộc Viện Khoa học Cơ bản (IBS) vừa công bố cho biết, chứng bệnh béo phì lành tính hoặc hội chứng chuyển hóa (MHO) ám chỉ tình trạng thể chất của người thừa cân nhưng không bị kháng insulin và không có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Theo đó, những người bị MHO thường có xu hướng dự trữ mỡ máu vô hại ngay dưới lớp da, thay vì mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng và thường gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Đây chính là thành tựu đột phá so với các nghiên cứu trước đây, đã không thể tìm ra nguyên nhân tại sao chất béo lại được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể.
Đại diện IBS cho biết, nghiên cứu đã được làm sáng tỏ bởi một nhóm do các chuyên gia y sinh là Bae Ho-sung và Koh Gou-young chủ xị, khi họ đã xác định được protein mang tên Angiopoietin-2 chính là chất gây ra sự hấp thu chất béo trong cơ thể.
"Qua so sánh và đối chứng trên nhiều người béo phì, thừa cân, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ có Angiopoietin-2 hoạt động trong chất béo dưới da của họ, sau khi tiến hành các thí nghiệm trên chuột cho thấy Angiopoietin-2 bất hoạt gây ra sự gia tăng chất béo nội tạng cũng như gia tăng các vấn đề về insulin", IBS cho hay.
Các chuyên gia cũng cho biết, phát hiện mới nhất cho thấy chức năng trao đổi chất của các mạch máu ảnh hưởng đến việc chuyển hóa mỡ và có khả năng mở ra cách tiếp cận mới để tìm ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Nghiên cứu này cũng đã được công bố trên ấn bản của tạp chí chuyên ngành Nature Communication tháng 6/2020.
Có phải rau cải và đậu nành là 'sát thủ' với người mắc bệnh tuyến giáp? Ngoài các thông tin về tình trạng bệnh, nhiều người bệnh còn rất quan tâm đến chế độ ăn khi mắc bệnh tuyến giáp lành tính. Bệnh nhân thường truyền nhau về việc phải kiêng các loại rau họ cải và đậu phụ nếu bị mắc bệnh tuyến giáp. Vậy điều này là đúng hay sai, có cần kiêng tuyệt đối hai loại...