Da nhân tạo có thể cảm thấy đau như da thật
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tuyên bố tạo ra một loại da nhân tạo có khả năng phản ứng với cơn đau giống như da người thật.
Kết quả được cho có thể cải thiện các bộ phận giả, cho phép các lựa chọn thay thế tốt hơn đối với việc ghép da, thông tin của nhóm nghiên cứu từ Đại học RMIT ở Melbourne, Úc, cho biết.
Thiết bị cảm nhận cơn đau bắt chước các đường dẫn thần kinh kết nối các thụ thể trên da với não để tái tạo phản ứng phản hồi cực nhanh của cơ thể con người.
“Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể chúng ta, với các tính năng phức tạp được thiết kế để gửi các tín hiệu cảnh báo nhanh khi có bất cứ điều gì bị tổn thương. Chúng ta luôn cảm nhận mọi thứ qua da nhưng phản ứng đau của chúng ta chỉ phát huy tác dụng ở một số điểm nhất định, chẳng hạn như khi chúng ta chạm vào thứ gì đó quá nóng hoặc quá sắc.
Không có công nghệ điện tử nào có thể bắt chước một cách thực tế cảm giác đau đớn của con người cho đến hiện tại”, trưởng nhóm nghiên cứu Madhu Bhaskaran và đồng tác giả của bài báo cho biết.
Nguyên mẫu là một lớp da nhân tạo mỏng có thể cảm nhận được những thay đổi về áp suất, nhiệt độ hoặc độ lạnh. Khi đạt đến một ngưỡng nhất định, da sẽ phản ứng lại, giống như da người thật.
Bhaskaran cho biết thêm: “Đó là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển tương lai của các hệ thống phản hồi tinh vi mà chúng tôi cần để cung cấp các bộ phận giả thực sự thông minh và người máy thông minh”.
Một nguyên mẫu riêng biệt được làm từ một vật liệu thậm chí còn mỏng hơn, có thể co giãn, có thể phản ứng với những thay đổi về nhiệt độ và áp suất. Lớp thứ ba là một lớp phủ cực kỳ mỏng, mỏng hơn khoảng 1.000 lần so với một sợi tóc người, có thể phản ứng với sự thay đổi của nhiệt.
“Trong khi một số công nghệ hiện có đã sử dụng tín hiệu điện để bắt chước các mức độ đau khác nhau, những thiết bị mới này có thể phản ứng với áp suất cơ học, nhiệt độ và cơn đau thực tế, đồng thời đưa ra phản ứng điện tử phù hợp”, nhà nghiên cứu Ataur Rahman nói thêm.
Điều này cũng có nghĩa là làn da nhân tạo cho thấy sự khác biệt giữa việc chạm nhẹ vào một chiếc đinh ghim bằng ngón tay hay vô tình tự đâm vào đó. Đây là một điểm khác biệt quan trọng chưa từng đạt được trước đây bằng điện tử.
Miệng núi lửa bí ẩn hình phễu bất ngờ xuất hiện tại Bắc Cực
Một miệng núi lửa bí ẩn giống như cái phễu ước tính sâu ít nhất 50 mét đã được phát hiện ở một khu vực hẻo lánh của Bắc Cực, trên bán đảo Yamal, ở Siberia.
Miếng núi lửa bí ẩn này tình cờ được phát hiện bởi một phi hành đoàn của đài truyền hình Vesti Yamal khi đang trên đường đi tác nghiệp. Miệng núi lửa bí ẩn này là một cái hố hình phễu và được phát hiện lần đầu và ghi hình lại ở miền bắc Siberia. Xung quanh miệng hố, đất cát tự động đùn lên và viền sẫm màu phía bên trong hố sâu là dấu hiệu của hiện tượng cháy sém dữ dội trước đó. Điều này củng cố lý thuyết của các nhà khoa học rằng những miệng núi lửa như vậy là kết quả của sự tích tụ khí mê-tan trong các túi băng vĩnh cửu tan băng dưới bề mặt Trái Đất. Khi áp suất tăng, những miệng hố như thế này sẽ thổi bay những lớp đất cát ở trên và khí mê-tan được giải phóng.
"Cho tới nay, đây là chiếc miệng độc đáo nhất mà chúng tôi từng phát hiện. Nó mang rất nhiều thông tin khoa học bổ sung mà tôi chưa sẵn sàng tiết lộ ", Giáo sư Vasily Bogoyavlensky, thuộc Viện Nghiên cứu Dầu khí Nga ở Moscow chia sẻ . "Đây là một chủ đề rất thú vị cho các công bố khoa học. Chúng tôi phải phân tích tất cả những điều này, và xây dựng các mô hình ba chiều ". "Có thể nói nó là một khoảng không chứa đầy khí với áp suất cao," Bogoyavlensky nói thêm.
Vị giáo sư người Nga này trước đây từng tuyên bố rằng các hoạt động của con người, như khoan khí đốt có thể là một nhân tố hình thành nên các miệng núi lửa này, đồng thời ông cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ hình thành các cấu trúc tương tự gần đường ống dẫn khí đốt, các cơ sở sản xuất hoặc khu dân cư.
Trong suốt thời gian phát hiện ra miệng núi lửa này, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm để nghiên cứu về miệng núi lửa bí ẩn này.
Giáo sư Vasily Bogoyavlensky cho biết: "Hiện nay có khoảng bảy miệng núi lửa như vậy ở khu vực Bắc Cực . Năm cái ở trên bán đảo Yamal, một ở quận Tự trị Yamal, một ở phía bắc vùng Krasnoyarsk, gần bán đảo Taimyr và một miệng núi lửa mới được phát hiện kể trên. Hiện nay chúng tôi mới chỉ có vị trí chính xác của chỉ bốn cái trong số đó. Nhưng tôi chắc chắn rằng vẫn còn có nhiều miệng núi lửa như vậy taiYạmal".
Ngọn núi lửa có hình mắt người khổng lồ Nằm giữa cánh đồng bùn cổ đại, núi lửa Pugachevsky khiến nhiều người kinh ngạc với hình dạng mắt người khi quan sát từ trực thăng. Ảnh: Epochtimes. Pugachevsky là ngọn núi lửa bùn lớn thứ 2 ở đảo Sakhalin (Nga), nơi đây thu hút du khách với hình ảnh tựa con mắt khi nhìn từ trên cao. Dạo quanh hòn đảo này,...