Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà, tạm dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu từ 12h ngày 22/7
Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà, dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu từ 12h ngày 22/7.
Ngày 21/7 Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng đã thống nhất cần thiết phải đẩy mạnh việc thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố với việc bổ sung nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm khống chế đẩy lùi dịch bệnh.
Cụ thể, bắt đầu từ 12h trưa mai (22/7), người dân sẽ được yêu cầu ở nhà, chỉ được ra khỏi nhà để đi làm việc tại các cơ quan, công sở nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện hoặc để mua các lương thực thực phẩm, thuốc men, khám chữa bệnh, cấp cứu nhưng phải giữ khoảng cách 2m khi giao tiếp; không được tập trung quá 2 người ngoài khu vực công sở, bệnh viện, nhà máy.
Từ 12h ngày 22/7, TP Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà, tạm dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu.
Các hoạt động thể dục thể thao trong nhà, ngoài trời, kể cả việc đi bộ, đạp xe thể dục đều được yêu cầu tạm dừng. Thành phố yêu cầu dừng tất cả các hoạt động kinh doanh không thiết yếu.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K”. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh, mai táng … được hoạt động. Các chợ hoạt động giãn cách, tiếp tục sử dụng thẻ đi chợ theo tần suất, tạm dừng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu tại chợ, siêu thị.
Các cơ quan, công sở bố trí công chức, viên chức làm việc không quá 50% số người, tạm dừng các cuộc họp không cần thiết; đối với những cuộc họp cần thiết thì không quá 20 người và bố trí chỗ ngồi cách nhau trên 2m. Cán bộ, công nhân, người lao động khi đi làm thực hiện nghiêm “1 con đường 2 điểm đến”. Đối với những người đi làm việc phải có thẻ công chức, thẻ nhân viên để xuất trình báo khi được yêu cầu
Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng; dừng việc giao nhận hàng hóa như shipper, grab, xe kinh doanh dưới 9 chỗ ngồi. Các gia đình không tổ chức sinh hoạt đông người như sinh nhật, tiệc tùng. Các đám tang không được kéo dài quá 48h, không được tập trung quá 20 người.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thống nhất các biện pháp này nhằm thực hiện việc giãn cách xã hội triệt để, mạnh mẽ hơn để sớm kiểm soát và chặt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. 4 phường đã thực hiện đã thực hiện Chỉ thị 16 trước đây thì nay tiếp tục thực hiện theo quy định mới này. Các khu phong tỏa tiếp tục thực hiện chặt chẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Video đang HOT
Ngày đầu Đà Nẵng dừng dịch vụ giao hàng: Shipper buồn bã, quán xá đìu hiu
Shipper, người kinh doanh buồn bã trong ngày đầu tiên Đà Nẵng dừng hoạt động taxi, grab, dịch vụ giao hàng nhằm hạn chế sự lây lan, bùng phát dịch COVID-19.
Ghi nhận của PV VTC News, ngày đầu tiên TP Đà Nẵng thực hiện dừng hoạt động, tại các tuyến đường phục vụ thức ăn sáng như Huỳnh Thúc Kháng, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Diệu... vốn đông đúc lực lượng shipper những ngày qua, nay trở nên vắng lặng.
Shipper thất nghiệp
Shipper Đinh Thành V. (trú Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, từ ngày TP Đà Nẵng yêu cầu hàng quán chỉ bán mang về (ngày 7/5) thì anh và các đồng nghiệp làm việc liên tục, thu nhập cũng khá. Tuy nhiên, hôm nay Đà Nẵng dừng hoạt động loại hình dịch vụ giao hàng, anh chính thức thất nghiệp.
Tuyến phố ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng, Đà Nẵng vắng vẻ.
" Những ngày qua, cứ 6h mở ứng dụng thì đơn hàng "nổ" liên tục, các shipper cuống cuồng xếp hàng để nhận đơn. Mỗi ngày chạy khoảng 15-20 đơn nhưng nay thì thất nghiệp rồi ", anh V. tâm sự.
Theo anh Trần Văn Phú (shipper, trú quận Ngũ Hành Sơn), từ ngày dịch bệnh bùng phát trở lại ở Đà Nẵng, trong gần 2 tuần qua, số lượng đơn hàng tăng gấp đôi nhưng bắt đầu từ hôm nay, gánh nặng cơm áo bắt đầu đè nặng.
" Sáng nay vẫn có đơn nhưng tôi không dám nhận. Biết là cuộc sống sắp tới sẽ khó khăn hơn nhưng mình phải chấp hành quy định phòng chống dịch COVID-19. Tôi đang liên hệ để đi lấy mẫu xét nghiệm theo thông báo của thành phố và chỉ làm việc trở lại khi thành phố cho phép ", anh Phú chia sẻ.
Chị Trịnh Xuân H. (trú quận Ngũ Hành Sơn, TP à Nẵng) trước là hướng dẫn viên du lịch nhưng chuyển nghề shipper từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng năm 2020.
" Ngành du lịch bị khủng hoảng vì COVID-19, hướng dẫn viên tự do như tôi thất nghiệp phải kiếm nghề khác để mưu sinh. Làm nghề shipper tuy vất vả nhưng cũng ổn định, đủ trang trải sinh hoạt.
Tham gia nhiều ứng dụng giao thức ăn, kiện hàng thu nhập cũng khá, có những tối mình chạy được 200 - 300 nghìn đồng. Nay dịch bệnh lại bùng phát, không biết nghỉ đến khi nào. Cứ thế này đến cơm tôi cũng không có mà ăn mất ", chị H. than thở.
1 shipper đăng status cùng hình ảnh rửa xe máy lên Facebook vì phải ngừng hoạt động.
Quán xá đìu hiu
Trên tuyến phố Huỳnh Thúc Kháng, nơi tập trung nhiều hàng quán và là điểm "tập kết" của Shipper những ngày qua thì vào giờ cao điểm cũng vắng lặng.
Chị H., chủ quán Cơm Chỉ trên đường Huỳnh Thúc Kháng cho biết, hôm qua nhận được thông báo của thành phố, lường trước lượng khách mua cơm sẽ giảm nên chị chủ động nấu ít lại.
" Hôm nay không có shipper hoạt động nên quán vắng lắm. Chỉ có số ít người là nhân viên công ty, văn phòng, lao động khu vực gần đây đến mua cơm mang về. Dịch bệnh phức tạp nên mình phải chấp nhận. Chỉ hy vọng thành phố nhanh chóng dập được dịch để sinh hoạt, buôn bán trở lại bình thường ", chị H. nói.
Còn chị Bình, chủ 1 quán cà phê trên đường Phan Thành Tài, quận Hải Châu cũng đang tính tạm dừng kinh doanh vì không bán được.
" Hôm nay thành phố dừng hoạt động của shipper nên ế ẩm lắm. Mấy ngày trước, dù không phục vụ tại chỗ nhưng shipper còn hoạt động, khách ship hàng nhiều chứ hôn nay chỉ có mấy người sống lân cận đến mua. Tôi đang tính tạm đóng cửa chờ tình hình chứ mình đã ký cam kết rồi, không thể vi phạm được ", chị Bình cho biết.
Ghi nhận của PV, ngay khi quyết định của UBND TP Đà Nẵng có hiệu lực, hầu hết lực lượng shipper cũng như người kinh doanh đều chấp hành nghiêm.
Trong ngày 17/5, các lực lượng chức năng cũng tổ chức kiểm tra, giám sát chặt và yêu cầu người kinh doanh ký cam kết không vi phạm.
Người kinh doanh ký cam kết không bán hàng cho lực lượng shipper.
Trước đó, tối 16/5, UBND TP Đà Nẵng ra văn bản yêu cầu tiếp tục tạm dừng các hoạt động không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu, tạm dừng hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh trên địa bàn Đà Nẵng của người giao hàng công nghệ (shipper) từ 6h ngày 17/5.
Dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi trên địa bàn thành phố (bao gồm các loại hình ứng dụng công nghệ như GrabCar...).
Dừng doạt động vận chuyển hành khách bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh trên địa bàn (bao gồm loại hình ứng dụng công nghệ, như GrabBike...).
Thành phố yêu cầu tất cả tài xế của các phương tiện nêu trên đến cơ sở y tế nơi thường trú, lưu trú để khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Khi hết thời hạn tạm dừng, có kết quả xét nghiệm âm tính, họ mới được phép hoạt động trở lại.
Ảnh: Nhiều hàng quán Đà Nẵng đóng cửa không kinh doanh Từ 12h ngày 7/6, Đà Nẵng nghiêm cấm kinh doanh hàng ăn uống phục vụ tại chỗ, chỉ cho phép bán mang đi, nhiều chủ hàng quán đã chủ động đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, từ 12h ngày 7/5, Đà Nẵng dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống...