Đà Nẵng: Yêu cầu không tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện tăng cường quản lý về tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi, không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; tạm ngừng các lễ hội vi phạm về quản lý và tổ chức lễ hội
Ngày 14/2, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội năm 2019, thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội trên địa bàn, đặc biệt là các lễ hội dịp xuân Kỷ Hợi.
Đông đảo người dân, du khách cùng tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước tham dự lễ hội Quán Thế Âm ( quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Ảnh: Thanh Lài
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể, địa phương chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; tuyệt đối không đi dự lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham dự lễ hội (trừ trường hợp đang thực thi nhiệm vụ).
Yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao tuyên truyền về các giá trị của lễ hội, nếp sống văn minh trong lễ hội; kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực như: xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình, đốt đồ mã, đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, đồ chơi có tính bạo lực, tăng giá dịch vụ, bày bán thịt động vật hoang dã, chèo kéo khách, thương mại hóa lễ hội, kéo dài thời gian và tổ chức lễ hội không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Sở LĐTB&XH phối hợp với các địa phương và ban tổ chức các lễ hội phát hiện và xử lý các đối tượng lang thang xin ăn, ăn xin biến tướng hoạt động trong quá trình lễ hội diễn ra. Sở TN&MT chỉ đạo tăng công suất thu gom rác tại các lễ hội, đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội nhằm đem lại ấn tượng tốt cho nhân dân và du khách.
Sở GTVT rà soát các phương tiện tàu, thuyền tham gia tại các lễ hội có hoạt động trên sông nước, đảm bảo an toàn cho người tham gia lễ hội và du khách. Sở Công Thương tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, hướng dẫn quy hoạch dịch vụ đảm bảo thuận tiện, không gây cản trở giao thông và du khách; phối hợp với Cục QLTT kiểm soát, khuyến nghị các cơ sở kinh doanh đồ mã hạn chế những mặt hàng đồ mã không phù hợp thuần phong mỹ tục.
UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị Công an TP xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho người tham gia lễ hội và du khách; chấp hành nghiêm túc các quy định Luật giao thông đường thủy nội địa; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn, vui tươi, phấn khởi cho nhân dân và du khách.
Đặc biệt, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận, huyện tăng cường quản lý về tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi, không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
Video đang HOT
Không tổ chức các hoạt động lễ hội vi phạm nếp sống văn minh, thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển; tăng cường xã hội hóa các hoạt động lễ hội.
Các quận, huyện có lễ hội thường niên quy mô lớn như Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn), Cầu ngư (Thanh Khê, Sơn Trà), Đình làng Túy Loan (Hòa Vang), Đình làng Hòa Mỹ (Liên Chiểu)… phải xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo an toàn; bổ sung các bảng, biển hướng dẫn du khách chấp hành các quy định thực hiện nếp sống văn minh; tổ chức phân luồng, tuyến giao thông, bố trí địa điểm trông giữ phương tiện giao thông cho du khách, tránh ách tắc cục bộ.
Ban tổ chức các lễ hội được yêu cầu tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí hợp lý; đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự; kiên quyết không để các hành vi bạo lực, mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, lang thang xin ăn và ăn xin biến tướng, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, đốt pháo, thả đèn trời… diễn ra trong lễ hội.
Chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể; kiên quyết loại bỏ hủ tục, hình ảnh phản cảm trong lễ hội; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ đặt không đúng nơi quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng và tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu tạm ngừng tổ chức các lễ hội vi phạm về quản lý và tổ chức lễ hội (sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội; lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, gây cháy nổ, làm chết người; có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước UBND TP Đà Nẵng về quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương mình; thực hiện nghiêm túc báo cáo kết quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn về Sở Văn hóa và Thể thao (đối với lễ hội đầu xuân, trước ngày 20/4 và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Văn hóa và Thể thao).
Theo Infornet
Nhật từ chối coi 4 đảo của Nga là một phần của quần đảo Kuril
Không chấp thuận tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam - Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương qua cuộc trao đổi với phóng viên
Bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
PV. Có thể khẳng định công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 đã có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước, Cục trưởng có thể cho biết, Cục đã có những chỉ đạo gì?
Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương: Ngay từ đầu mùa lễ hội, Cục Văn hóa cơ sở đã tham mưu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 623/KH-BVHTTDL ngày 12/02/2018 phân công nhiệm vụ về công tác quản lý hoạt động lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018, trong đó có nội dung: chỉ đạo, phân công các đồng chí Thứ trưởng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo và chịu trách nhiệm đối với các địa phương trọng điểm, tổ chức các lễ hội lớn; giao cho 01 đồng chí Thứ trưởng chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2018, chịu trách nhiệm phát ngôn và trả lời các cơ quan thông tấn báo chí về quản lý hoạt động lễ hội. Đồng thời phân công các Cục, Vụ liên quan các nhiệm vụ cụ thể để mùa lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018 được diễn ra an toàn, thiết thực, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị di sản văn hóa của nhân dân.
Tiếp đó, Cục Văn hóa cơ sở đã tham mưu các văn bản chỉ đạo, đồng thời tổ chức các đoàn công tác tới các "điểm nóng" để làm việc, đối thoại với Ban tổ chức lễ hội và người dân như: Đền Sóc (Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Khu di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang), lễ hội Đúc Bụt và lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc), Hội chọi trâu Phù Ninh và cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ) và đề nghị các địa phương, Ban tổ chức các lễ hội phải cam kết thực hiện các giải pháp đối với các hiện tượng phản cảm, hạn chế đã diễn ra ở từng lễ hội năm 2017.
Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Thanh tra Bộ cũng như thanh tra các địa phương, tăng cường công tác phối hợp liên ngành để thanh, kiểm tra công tác tổ chức lễ hội. Năm nay, công tác thanh tra, giám sát sẽ được tiến hành đột xuất, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho các địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời với những vấn đề nổi cộm.
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh minh họa
PV. Lại một mùa lễ hội nữa đang đến gần, Cục đã có những kế hoạch gì trong công tác quản lý lễ hội 2019?
Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương: Nhằm tổ chức và quản lý tốt các hoạt động lễ hội năm 2019, Cục Văn hóa cơ sở đã ban hành Kế hoạch số 804/KH-VHCS ngày 15/11/2018 về việc kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019 tại các địa phương trong toàn quốc.
Đối với một số địa phương còn xảy ra những hiện tượng chen lấn, xô đẩy, giành lộc tại một số lễ hội tổ chức năm 2018 như: Lễ hội Làm chay tại đình Tân Xuân, Linh Phước tự, chùa Ông và chợ Tầm Vu (Châu Thành, Long An), Lễ hội Đúc Bụt tại thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc), Hội làng Sơn Đồng (lễ hội Giằng Bông), xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội); Hội Phết Hiền Quan xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ)... phải xây dựng phương án chuyển đổi hình thức tổ chức, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người tham gia lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Đối với Hội chọi trâu xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, Phú Thọ; Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị địa phương phải xây dựng Đề án tổ chức, đăng ký hoặc thông báo trước khi tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ-CP.
Cục Văn hóa cơ sở tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019 vào ngày 17/01/2019, đồng thời yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành: Phổ biến, quán triệt nội dung Nghị đinh số 110/2018/NĐ-CP; Hướng dẫn về trình tự đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định tại Nghị đinh số 110/2018/NĐ-CP; Việc thẩm định nội dung tổ chức lễ hội phải đảm bảo đúng quy định về tổ chức lễ hội; không chấp thuận tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
Phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. Bảo đảm hoạt động lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. Tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội.
Chọi trâu Phù Ninh - Phú Thọ năm 2018. Ảnh: Báo Dân Trí
PV. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về công tác quản lý và tổ chức lễ hội sẽ có những tác động như thế nào trong mùa lễ hội năm 2019?
Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương: Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định, Cục Văn hóa cơ sở đã tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định kèm theo Quyết định số 3881/QĐ-BVHTTDL ngày 16//10/2018; đồng thời, Cục Văn hóa cơ sở cũng đã ban hành văn bản số 808/VHCS-NSVH ngày 15/11/2018 gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành hướng dẫn triển khai Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Với chỉ đạo quyết liệt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong năm 2019 và giai đoạn tiếp theo, sẽ kiên quyết không để tồn tại việc lợi dụng tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo đúng mục tiêu của lễ hội là giáo dục truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, tính nhân văn cho người dân nhằm bảo tồn phát huy được những nét đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội./.
Lan Anh
Theo Tổ Quốc
Đà Nẵng đối thoại với dân về bãi rác Khánh Sơn bất thành Người dân không chịu vào dự vì họ muốn đối thoại với người lãnh đạo cao nhất của TP. 19 giờ 30 tối 7-1, cuộc đối thoại giữa người dân khu dân cư số 1,2,3 Khánh Sơn sống lân cận khu vực bãi rác Khánh Sơn (phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) với lãnh đạo TP Đà Nẵng bất...