Đà Nẵng xin Thủ tướng gỡ khó cho người từ thành phố này đến các địa phương
Hiện tại, người dân từ Đà Nẵng đến một số địa phương phải cách ly y tế 14 ngày theo quy định của địa phương đó. – Báo Giao Thông
Hoạt động vận tải khách tại Đà Nẵng được hoạt động trở lại bình thường nhưng vẫn gặp khó do nhiều địa phương thực hiện cách ly y tế đối với người về từ Đà Nẵng
Ngày 8/9, UBND TP Đà Nẵng có công văn về việc hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch và thu phí dịch vụ xét nghiệm Covid-19.
Theo công văn này, Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo thống nhất hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với người từ TP Đà Nẵng đến các địa phương.
Đồng thời, chỉ đạo xét nghiệm tác nhân Covid-19 có thu tiền đối với các trường hợp có nhu cầu từ Đà Nẵng đến các địa phương mà các địa phương này yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Theo UBND TP Đà Nẵng, việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người từ TP Đà Nẵng đến các địa phương khác, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa duy trì, phát triển kinh tế – xã hội.
Như Báo Giao thông đưa tin, từ 0h ngày 5/9, Đà Nẵng chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Từ 0h ngày 7/9, các đơn vị kinh doanh vận tải khách (ô tô, tàu hỏa, tàu bay, phương tiện thủy…) thực hiện khôi phục 100% tần suất hoạt động khai thác đi/đến thành phố Đà Nẵng để hoạt động vận tải trở lại bình thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện tại các hoạt động vận tải vẫn chưa thể hoạt động trở lại bình thường do một số địa phương vẫn đang quy định cách ly y tế đối với người về từ Đà Nẵng. Cụ thể, Huế yêu cầu người dân đến từ Đà Nẵng phải xét nghiệm có kết quả âm tính Covid-19 và chỉ được ở lại trong 72 giờ, Bình Định buộc cách ly tập trung 14 ngày người về từ Đà Nẵng và chỉ bỏ quy định này sau khi Đà Nẵng có 28 ngày liên tiếp không có ca nhiễm Covid-19 mới…
Chỉ riêng quy định trên khiến hoạt động vận tải hành khách hầu như tê liệt, các đơn vị vận tải tuyến cố định tiếp tục ngưng xe do khách không dám đặt chỗ từ Đà Nẵng về lại quê, hay công tác ở Huế, Bình Định…
Chuyên gia lý giải bệnh nhân 22 dương tính sau xuất viện 14 ngày
Bệnh nhân 22 đã có 21 ngày điều trị, được ra viện và có thêm 14 ngày cách ly tại nhà nhưng kết quả xét nghiệm vẫn dương tính với SARS-CoV-2.
Việt Nam vừa ghi nhận một trường hợp mắc Covid-19 khá đặc biệt. Bệnh nhân 22, 60 tuổi, quốc tịch Anh, điều trị tại Đà Nẵng từ ngày 8-27/3, sau đó cách ly tại khách sạn thêm 14 ngày, tuy nhiên kết quả xét nghiệm ngày 11/4 trước khi về nước lại cho kết quả dương tính trở lại với SARS-CoV-2.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho rằng, đây là trường hợp rất đặc biệt, lần đầu ghi nhận ở Việt Nam.
Tuy nhiên trước đó Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đã có những báo cáo tương tự. Ngay tại Hàn Quốc, hiện đã có gần 100 ca dương tính trở lại sau khi xuất viện.
Bệnh viện Đà Nẵng nơi bệnh nhân 22 từng điều trị 3 tuần
Đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể xác định chính xác nguyên nhân, song PGS Nhung cho rằng, có 3 giải thiết:
Thứ nhất, trường hợp đơn giản nhất là do sai sót trong lấy mẫu, xét nghiệm khi những lần xét nghiệm trước trong người bệnh nhân vẫn còn virus nhưng kết quả lại âm tính. Tuy nhiên tình huống này ít xảy ra, nhất là khi bệnh nhân 22 đã có tới 3 lần xét nghiệm âm tính trước khi xuất viện. Hoặc có thể do sai sót, nhầm lẫn trong xét nghiệm ở đầu TP.HCM, cần đối chiếu lại.
Thứ hai, bệnh nhân có thể bị nhiễm lại từ người khác sau khi ra viện. Cần phải điều tra xem bệnh nhân có tiếp xúc với ai ngoài cộng đồng, tại nơi lưu trú hay không.
"Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ độ bền miễn dịch của virus SARS-CoV-2 là bao lâu. Như virus SARS ngày xưa cũng có tình trạng dương tính trở lại nhưng ít, trong khi đó MERS-CoV đã có nghiên cứu cho thấy miễn dịch đủ bền để không bị lại trong mùa dịch", PGS Nhung lý giải.
Thứ ba, bệnh nhân bị tái phát do chính virus trong người. Giả thiết này có 2 khả năng:
Khả năng đầu tiên là virus trong người tại thời điểm xét nghiệm vẫn còn nhưng thấp nên xét nghiệm âm tính, sau đó do sức đề kháng của bệnh nhân giảm, virus lại bùng lên lượng lớn, xét nghiệm cho kết quả dương tính trở lại. Tình huống này đỡ nguy hiểm hơn.
Như trường hợp bệnh nhân 52 ở Quảng Ninh cũng tương tự, khi 2 lần xét nghiệm âm tính, sau đó có 3 lần xét nghiệm dương tính rồi lại âm tính.
Khả năng thứ 2 là virus trong người bệnh nhân đã có sự đột biến. Bình thường các con cũ bị kháng thể tiêu diệt hết nhưng xuất hiện 1 con đột biến sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sau đó nhân dần lên trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra thì đây là tình huống nguy hiểm nhất.
Liên quan đến trường hợp đặc biệt nói trên, ngay trong tối qua, Sở Y tế Đà Nẵng đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế.
Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, bệnh nhân 22 được xác định bị phơi nhiễm với nguồn bệnh từ ngày 1/3, trên chuyến bay VN0054 về Hà Nội ngày 2/3 và đáp chuyến bay VN163 đến Đà Nẵng vào lúc 10h20 cùng ngày.
Ngày 8/3, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được chuyển đến cách ly, điều trị tại BV Đà Nẵng đến ngày 27/3.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không có diễn biến nặng. Cụ thể, bệnh nhân có mạch, nhiệt, huyết áp ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, ăn uống bình thường, tinh thần ổn định.
Kết quả X-quang phổi bình thường vào các ngày 8/3 và 12/3, các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường.
Bệnh nhân được xét nghiệm 3 lần vào các ngày 19/3, 23/3 và 25/3, các kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Theo quy định của Bộ Y tế, sau 2 lần xét nghiệm âm tính, nếu sức khoẻ bệnh nhân ổn định là đủ điều kiện công bố khỏi bệnh, xuất viện, về cách ly tại nhà.
Sau đó bệnh nhân 22 tiếp tục được cách ly tập trung tại khách sạn Sam Grand ở Đà Nẵng thêm 14 ngày, trước khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM để bay về Anh ngày 11/4.
Dù vậy để đảm bảo an toàn, Sở Y tế vẫn lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ 23 cán bộ y tế, nhân viên phục vụ tại khách sạn Sam Grand và lái xe đưa bệnh nhân từ khách sạn ra sân bay. Kết quả, 23/23 mẫu đều âm tính với SARS-CoV-2.
Thúy Hạnh
Vì sao không sử dụng test nhanh với bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 ở TP.HCM? Nhiều người băn khoăn vì sao không sử dụng test nhanh với bệnh nhân 22 tái nhiễm COVID-19 sau nhiều ngày xuất viện. Ngày 14/4, liên quan đến bệnh nhân 22 (người Anh) tái nhiễm COVID-19 sau khi điều trị khỏi và xuất viện, Sở Y tế TP.HCM cho biết, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm ở sân bay Tân Sơn Nhất...