Đà Nẵng và Bộ GTVT đứng đầu bảng xếp hạng cải cách hành chính
Chỉ số cải cách hành chính năm 2014 vừa được công bố cho thấy, Bộ GTVT và TP Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu bảng. Trong khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ và tỉnh Bắc Kạn là hai đơn vị đứng cuối bảng chỉ số cải cách hành chính.
Chỉ số cải cách hành chính năm 2014 vừa được Bộ Nội vụ công bố cho thấy, Bộ GTVT xếp vị trí số 1 (đạt chỉ số là 81,83%), Bộ Tài chính đứng thứ hai, tiếp đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Ngoại giao. Ba đơn vị đứng cuối của bảng chỉ số cải cách hành chính lần lượt là Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đạo tào, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu bảng chỉ số cải cách hành chính
Thành phố Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2014 (đạt chỉ số 92,54%). Đà Nẵng cũng cao hơn so với mức trung bình của cả nước hơn 11%. Tỉnh thành đứng sau Đà Nẵng lần lượt là Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Nai, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị đứng cuối bảng chỉ số cải cách hành chính trong năm nay là tỉnh Bắc Kạn.
Video đang HOT
Bộ Nội vụ cho biết, chỉ số cải cách hành chính năm 2014 của các bộ, cơ quan ngang bộ đã cho thấy những nỗ lực, kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện cải cách hành chính. Giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 76,99%, cao hơn so với năm 2012 nhưng lại thấp hơn so với năm 2013 (giảm 0.26%).
Còn kết quả chỉ số cải cách hành chính cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sự tăng đều về điểm số, giá trị trung bình cao hơn so với giá trị trung bình chỉ số cải cách thủ tục hành chính của các bộ. Cụ thể giá trị trung bình năm 2014 của các tỉnh thành là 81,21%, cao hơn so với năm 2013 là 3,65% và năm 2012 là 5,13%.
Bộ Nội vụ đánh giá một số bộ, tỉnh vẫn chưa thực sự quan tâm đến triển khai các nội dung cải cách hành chính. Chỉ số cải cách hành chính vẫn chưa được coi là công cụ trong quản lý công tác cải cách hành chính, do vậy chưa có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời để chấn chỉnh, cải thiện những điểm còn hạn chế, yếu kém được chỉ ra.
Đại diện Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, tỉnh thành đánh giá, chấm điểm nghiêm túc, thực chất hơn, tránh nặng về thành tích, để kết quả điểm khách quan, chính xác, sát với tình hình triển khai.
Quang Phong
Theo Dantri
Luật sư "ngồi" đâu khi tranh tụng và cải cách tư pháp?
Trên thực tế, luật sư đã được tạo điều kiện phù hợp để thực hiện tốt vai trò của mình hay chưa là câu chuyện còn nhiều vấn đề phải bàn.
Ngày 17/4, tại Hà Nội diễn ra Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ 2. Trong yêu cầu của cải cách tư pháp, vai trò của luật sư đã được khẳng định, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị yêu cầu: Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Ảnh: Liên đoàn Luật sư Việt Nam)
Tuy nhiên, trên thực tế, luật sư đã được tạo điều kiện phù hợp để thực hiện tốt vai trò của mình hay chưa là câu chuyện còn quá nhiều vấn đề phải bàn. Chỉ nói riêng về tranh tụng, vị thế của luật sư luôn thấp hơn những người tiến hành tố tụng với phần bào chữa ít khi được tôn trọng. Thực tế này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: Liệu bao giờ những yêu cầu của cải cách tư pháp thành hiện thực. Vị thế của luật sư cần phải thay đổi như thế nào và bằng cách nào thì mới đạt được yêu cầu đó.
Đây là chủ đề cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV với Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Ngọc Chi
Theo_VOV
Cải cách từ con người Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, thực tế, cùng một quy trình thủ tục, nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm kém. Điều này cho thấy, vấn đề con người rất quan trọng. Chỉ trong 1 năm, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết với cùng một nội dung: cải thiện môi...