Đà Nẵng, từ ngày 12/8 người dân nhận thẻ đi chợ 3 ngày một lần
Từ ngày mai, Đà Nẵng sẽ phát thẻ, mỗi gia đình trong 3 ngày sẽ đi chợ một lần.
Sáng nay, Sở Công thương Đà Nẵng có văn bản gửi UBND các quận, huyện, Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng về việc khẩn trương thực hiện phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn TP.
Theo đó, Sở Công thương đề nghị UBND các quận, huyện chủ trì tổ chức triển khai phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn theo phương án mỗi gia đình 3 ngày đi chợ 1 lần.
Thẻ đi chợ được phường Mân Thái (quận Sơn Trà) in phát cho người dân
Theo phương án này, mỗi gia đình sẽ được phát 5 thẻ vào chợ/15 ngày (bao gồm: thẻ ngày chẵn và thẻ ngày lễ). Thẻ vào chợ chỉ có giá trị sử dụng 1 lần/1 chợ bất kỳ trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Thẻ vào chợ có hai màu, ngày chẵn là màu hồng, ngày lẻ là màu xanh da trời. Các Phòng Kinh tế/Kinh tế – Hạ tầng, UBND các phường, xã in ẩn thẻ gửi đến các hộ gia đình thông qua Tổ dân phố.
Sở Sở Công thương đề nghị UBND các quận, huyện bố trí lực lượng kiểm soát thu lại thẻ khi người dân vào chợ và lưu giữ thẻ theo ngày để phục vụ quá trình điều tra dịch tễ khi cần thiết.
Video đang HOT
Thời gian thực hiện từ ngày 12/8 đến khi có chủ trương mới của lãnh đạo thành phố.
Quảng Nam kiến nghị hỗ trợ phương tiện tránh thai cho người dân
Sáng nay, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn gửi Tổng cục Dân Số – Kế hoạch hoá gia đình đề nghị hỗ trợ phương tiện tránh thai cho người dân tỉnh này bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam đang bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng vì dịch dẫn đến thất nghiệp, khó khăn.
Thậm chí, do dịch Covid-19, nhiều gia đình không có khả năng mua phương tiện tránh thai để sử dụng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.
Chi cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Quảng Nam
“Để chia sẻ khó khăn với người dân, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Nam đề nghị Tổng cục DS-KHHGĐ hỗ trợ phương tiện tránh thai (que cấy, tiêm thuốc tránh thai, vòng tránh thai…) để cấp cho tất cả người dân không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh bởi dịch Covid-19″, văn bản cho hay.
Ông Phan Đình Nhân, Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Nam xác nhận, ông đã ký văn bản gửi Tổng cục DS-KHHGĐ để xin hỗ trợ phương tiện tránh thai cho người dân.
Theo ông Nhân, ngày 9/8, Tổng cục DS-KHHGĐ có điện thoại vào Phòng Dân số của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Nam gợi ý: Nếu tỉnh có nhu cầu hỗ trợ phương tiện tránh thai trong mùa dịch Covid-19 cho người dân thì làm văn bản xin hỗ trợ.
Ngoài ra, căn cứ vào kết quả Tổng điều tra dân số thì tỉnh Quảng Nam là một trong 33 tỉnh có mức sinh cao (2,27 con/mẹ). Hiện nay, nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai của người dân rất là lớn, trong khi, nhóm đối tượng được hưởng miễn phí thì rất là ít, còn lại người dân phải tự mua.
“Qua gợi ý của Tổng cục, chúng tôi thấy nếu xin được thì sẽ phát miễn phí cho người dân. Đối với người nhóm thuộc diện F0, F1 không cần, nhưng đối với nhóm F2 và gia đình của họ thì vẫn cần các phương tiện tránh thai. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam đang có mức sinh cao, nếu mình không lo để phòng tránh thì mức sinh sẽ dễ cao hơn”, ông Nhân nói.
Cũng theo ông Nhân, không chỉ tỉnh Quảng Nam mà nhiều tỉnh khác cũng xin hỗ trợ các phương tiện phòng tránh thai cho người dân.
Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng: 'Người dân không cần tích trữ'
"Chợ, siêu thị vẫn hoạt động bình thường, không có chuyện đóng cửa, người dân không nên tích trữ hàng hóa. Thành phố chỉ đóng cửa những ngành hàng không cần thiết, cửa hàng bán đồ ăn sẵn, giải khát", ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, khuyến cáo.
'Chợ, siêu thị hoạt động bình thường, người dân không cần tích trữ'. Ảnh: Giang Thanh
Ngày 30/7, Sở Công TP Đà Nẵng có văn bản gửi các đơn vị về việc đảm bảo thực phẩm, hàng hóa tại các chợ, siêu thị để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân sau khi UBND TP Đà Nẵng dừng việc kinh doanh ăn uống, kể cả bán hàng qua mạng, bán hàng mang về từ 13h cùng ngày.
Cụ thể, Sở Công thương yêu cầu các đơn vị tích cực khuyến cáo người dân không nên mua tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm với số lượng lớn. Theo Sở Công thương, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, các đơn vị cung cấp suất ăn, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm vẫn hoạt động bình thường.
Sở đề nghị Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, các Ban quản lý chợ quận, huyện có phương án sắp xếp, bố trí trong việc giao nhận, mua bán hàng hoá hợp lý, không tập trung đông người; đề nghị các tiểu thương và người dân tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với chợ Đầu mối Hoà Cường, Sở yêu cầu đơn vị quản lý chợ phải phối với lực lượng công an, y tế và chính quyền địa phương thành lập chốt kiểm soát, tập trung kiểm tra bắt đầu thời điểm từ 2 giờ sáng trở đi; thực hiện các biện pháp phân bổ hàng hoá, sang xe ngay khu vực bên ngoài chợ, không tập trung đông người, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Theo ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng, các siêu thị, chợ đều lên kế hoạch cung ứng từ trước, đảm bảo nguồn hàng dồi dào, phong phú phục vụ đủ nhu cầu thiết yếu của người dân.
"Chợ, siêu thị vẫn hoạt động bình thường, không có chuyện đóng cửa, người dân không nên tích trữ hàng hóa. Thành phố chỉ đóng cửa những ngành hàng không cần thiết, cửa hàng bán đồ ăn sẵn, giải khát".
Đại diện các siêu thị lớn ở Đà Nẵng đều khẳng định sẽ mở cửa trong suốt đợt cách ly xã hội và đã có kế hoạch cung ứng, phân phối nguồn hàng hợp lý, đảm bảo hàng hóa dồi dào cho người dân. Nhiều siêu thị triển khai dịch vụ ship thực phẩm về tận nhà để hạn chế tiếp xúc, đảm bảo khoảng cách.
Theo ông Trần Quốc Việt, Giám đốc Siêu thị Vinmart Đà Nẵng, lượng mua sáng nay tăng mạnh, tuy nhiên, siêu thị không hết hàng. "Siêu thị tư vấn cho người dân dịch vụ " Đi chợ hộ" qua hotline. Chúng tôi đã gửi 50.000 SMS qua khách hàng thông báo siêu thị vẫn mở cửa bình thường và sẽ hỗ trợ khách hàng mua hàng, giao hàng tận nơi miễn phí", ông Việt chia sẻ.
Trước đó, vào tối 29/7 và sáng 30/7, người dân Đà Nẵng đổ xô đi chợ, siêu thị để mua sắm và tích trữ thực phẩm, hàng hóa. Nhiều siêu thị hết hàng cục bộ. Ghi nhận ở siêu thị Big C, quầy thịt hết veo chỉ sau 1 tiếng bày hàng; nhân viên phải liên tục làm việc để lấp đầy các quầy thực phẩm khác. Tại các chợ lớn, người dân chen chúc đi mua thực phẩm, gạo, các nhu yếu phẩm
Đà Nẵng tính phương án mỗi hộ dân đi chợ 10 lần/tháng Sở Công Thương Đà Nẵng đề xuất lãnh đạo thành phố quy định số ngày mỗi hộ được đi chợ hàng tháng, để hạn chế người ra đường trong dịch Covid-19. Chiều 10/8, ông Nguyễn Hà Bắc - Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, cho biết theo phương án trình UBND thành phố, đơn vị đề xuất mỗi hộ gia đình đi...