Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu báo chí về Hoàng Sa
Chiều 12/9, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa”.
Triênr lãm tư liệu báo chí về Hoàng Sa vừa khai mạc tại Đà Nẵng chiều 12/9
Theo đó, Triển lãm trưng bày gần 300 bài báo, tư liệu về Hoàng Sa, với 4 chủ đề: một số bài báo tiêu biểu trong Bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”; sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 qua báo chí; những bài báo viết về Hoàng Sa của các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng; hình ảnh phóng viên tác nghiệp vì biển đảo quê hương. Các bài báo, tư liệu đã được sưu tầm từ hơn 30 năm qua.
Video đang HOT
Gần 300 bài báo tư liệu về Hoàng Sa sưu tầm suốt hơn 30 năm qua được trưng bày tại Triển lãm
Qua đó, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, ghi nhận đóng góp của các nhà báo, phóng viên đã tích cực đấu tranh vì chủ quyền biển đảo.
Ban Tổ chức cũng kỳ vọng hoạt động ý nghĩa này tiếp tục khơi dậy trong lòng mỗi người dân về tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Triển lãm dự kiến kéo dài đến hết ngày 21/9.
Tâm An
Theo Dantri
Số hóa nhân chứng, tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng - ông Võ Ngọc Đồng cho biết, sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà trưng bày Hoàng Sa vào cuối tháng 3.2018.
Ngoài việc thẩm định, chuẩn bị trưng bày những hiện vật, tư liệu, bằng chứng... để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huyện cũng đã số hóa các cơ sở dữ liệu này. Đặc biệt, đã làm phim tư liệu đối với những nhân chứng sống.
Trong 2 ngày 17, 18.1, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã dẫn đầu đoàn công tác đến nhà thăm viếng, thắp nhang, tặng quà tri ân các cán bộ, nhân viên nha khí tượng thủy văn, các quân nhân từng làm việc, đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ trước năm 1974. Họ là những nhân chứng sống của Hoàng Sa.
Đây là hoạt động thường niên của UBND huyện Hoàng Sa trước dịp tết cổ truyền dân tộc. Đoàn công tác đã thay mặt người dân TP Đà Nẵng kính cẩn thắp những nén nhang tri ân tới những nhân chứng đã mất và hỏi thăm sức khỏe, tặng quà tri ân với những người còn sống. Đồng thời cũng tiếp tục tìm hiểu, vận động thân nhân các gia đình hiến tặng các vật phẩm, tài liệu liên quan đến việc cắt cử, điều động các nhân chứng ra Hoàng Sa trước đây.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (nhiệm kỳ 2009 - 2014) khẳng định: Nếu vẫn còn nhớ, vẫn còn nhắc đến thì chúng ta không bao giờ sợ mất Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là sự kiện có thật. Lịch sử là chân lý, nên cần phải ghi chép khách quan. Đó là trận chiến không thể nào quên, không được quyền quên. Không chỉ từng người dân Việt Nam mà nhân dân thế giới cần phải biết.
THANH HẢI
Theo Laodong
Tàu cá Quảng Ngãi trình báo việc bị tấn công ở Hoàng Sa Tàu cá QNg 90659 TS đang hành nghề bị một tàu vỏ sắt màu trắng chạy tới truy đuổi, liên tục tông va vào mạn phải; khống chế các ngư dân, đập vỡ kính cabin. Sáng 28.8, ngay sau khi về cập cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), ngư dân Võ Thành Tân (ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu...