Đà Nẵng tiến tới ‘thành phố không ngủ’ để thắp sáng kinh tế đêm
Với việc đưa vào vận hành những hoạt động giải trí ban đêm, thành phố Đà Nẵng đang dần thành công kích cầu hoạt động du lịch, đánh thức kinh tế đêm.
Du lịch đêm giúp phát triển kinh tế
Trong thời gian vừa qua, với việc thành phố Đà Nẵng ra mắt, tổ chức hoạt động đêm như các đại nhạc hội đêm, lễ hội biểu diễn âm nhạc nghệ thuật Carnival đường phố, đưa vào khai thác bãi biển đêm Mỹ An, phố đi bộ An Thượng, bổ sung thêm ngày phun nước/lửa cho cầu Rồng vào thứ 6 bên cạnh Thứ 7 và Chủ nhật, cùng với các địa điểm chợ đêm Helio, chợ đêm Sơn Trà, chợ đêm Lê Duẩn, các địa điểm vui chơi giải trí hai bên bờ sông Hàn… đã mang đến những trải nghiệm sôi động, đáng nhớ, thành công thu hút hàng chục ngàn lượt khách mỗi ngày, từng bước khôi phục lại hoạt động du lịch, giúp người dân và thành phố phát triển kinh tế.
Bãi biển đêm Mỹ An là điểm sáng trong đề án phát triển kinh tế đêm của thành phố Đà Nẵng khi thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày.
Theo thống kê, sau khi các hoạt động du lịch, giải trí về đêm trong tháng 7 được tăng cường, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 7/2022 ước đạt 2.407 tỷ đồng, tăng 11,2% so với tháng trước. Trong đó, doanh thu hoạt động lưu trú ước đạt 970 tỷ đồng, tăng 15,6% so với tháng 6; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 1.437 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng 6. Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 7 ước đạt 514,8 nghìn lượt, tăng 13,1% so với tháng trước; cùng với dịch vụ lưu trú và ăn uống, doanh thu lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch cũng tiếp tục tăng cao, ước tính tháng 7 đạt 371 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của ngành du lịch Đà Nẵng, từ khi đưa khu tổ hợp vui chơi, giải trí về đêm Danabeach tại bãi biển Mỹ An vào khai thác, nơi đây đã thu hút lượng lớn người dân và du khách đến vui chơi, trải nghiệm các dịch vụ sôi động xuyên đêm. Thống kê sơ bộ, vào mùa du lịch cao điểm như hiện nay, trung bình mỗi ngày cuối tuần, khu tổ hợp này đón hơn 10 nghìn lượt khách đổ về – đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thành phố tăng tốc phục hồi du lịch sau đại dịch.
Ông Trần Thanh Thiên – Giám đốc điều hành khu dịch vụ giải trí thể thao Danabeach cho biết, từ khi sản phẩm đưa vào vận hành, sự quan tâm của người dân và du khách là rất lớn, lượng khách đổ về đông, mức chi tiêu mạnh, đặc biệt du khách đều có nhu cầu thức suốt đêm để vui chơi giải trí, phù hợp để phát triển du lịch không ngủ.
Nhìn chung, kết quả hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng trong tháng đầu của Quý III/2022 đã cho thấy bước khởi đầu cho sự phục hồi của du lịch Đà Nẵng đang dần hiện hữu, hoàn thiện bức tranh kinh tế đêm, thực hóa ý tưởng “thành phố không ngủ” của thành phố biển Đà Nẵng đáng sống. Triển vọng đưa du lịch Đà Nẵng trở lại thời kỳ như trước khi dịch bệnh xảy ra là hoàn toàn có thể.
Phong phú hoạt động đêm để thu hút du khách
Video đang HOT
Theo đó, mặc dù các hoạt động du lịch đêm của thành phố chỉ mới ra mắt nhưng đã dần khẳng định nỗ lực của ngành du lịch Đà Nẵng trong việc khai thác tối đa các tài nguyên sẵn có, định vị nền kinh tế ban đêm so với những địa phương khác như TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Hà Nội…
Giờ đây, khi đến với thành phố Đà Nẵng, du khách không cần di chuyển nhiều nơi, mà các sản phẩm du lịch như ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, bar, pub, lounge, massage, karaoke… đều tập trung tại một địa điểm là phố đi bộ An Thượng và bãi biển đêm Mỹ An – những sản phẩm du lịch đêm mới được khai thác, thỏa mãn nhu cầu “vui chơi tới sáng” của du khách.
Phố đi bộ An Thượng đưa vào khai thác cùng với các sản phầm du lịch, dịch vụ kèm theo kỳ vọng sẽ kích thích tiêu dùng, du lịch của thành phố.
Đến với thành phố Đà Nẵng dịp này, chị Đồng Nhã Quỳnh (du khách từ thành phố Hồ Chí Minh) bất ngờ vì thành phố biển Đà Nẵng đã “thay da đổi thịt”, có nhiều sản phẩm du lịch đêm để lựa chọn hơn trước, phù hợp với mong muốn của chị cũng như những du khách khác muốn tận hưởng trải nghiệm du lịch đêm tại nơi đây.
“Sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng là những điều mà khách du lịch như mình luôn tìm kiếm. Bởi vì khi mình đến với thành phố biển dịp này, nếu so sánh với TP. Hồ Chí Minh thì TP. Đà Nẵng có nhiều địa điểm thú vị hơn với không gian thoáng đãng, các sản phẩm, dịch vụ du lịch được xây dựng liền kề như bãi biển đêm Mỹ An, có thể ngồi café, ngồi ăn uống ngay trên bãi biển, phía sau là mini-bar”, chị Quỳnh chia sẻ.
Ông Trần Đại Nghĩa – Phó trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) chia sẻ, sản phẩm du lịch mới tại bãi biển Mỹ An và khu phố An Thượng là một trong những điểm sáng trong đề án phát triển kinh tế đêm của thành phố, đây là tổ hợp kết hợp giữa phố và biển, độc đáo, sôi động, đầy màu sắc.
“Bãi biển đêm Mỹ An và khu phố đi bộ An Thượng là tổ hợp kết hợp giữa phố và biển, là địa điểm sôi động, độc đáo, đầy màu sắc, có nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới, đón người dân và du khách đến tham quan vui chơi, trải nghiệm rất nhiều dịch vụ”, ông Nghĩa cho hay.
Tuy nhiên, đứng trước cơ hội đón đầu làn sóng du lịch đổ về theo những sự kiện đêm bùng cháy, Đà Nẵng vẫn phải đối mặt với thách thức làm mới mình, làm sao để duy trì sức hấp dẫn trong mắt du khách, có thêm những hoạt động nổi bật bên cạnh những hoạt động đang triển khai thời gian qua.
Đà Nẵng cần thêm những show diễn nghệ thuật ban đêm đẳng cấp để thu hút du khách.
Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, để phát triển kinh tế đêm, phải tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm phong phú, đa dạng và hoàn chỉnh, trong đó các sản phẩm về đêm là trụ cột quan trọng. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư nhiều nhiều hạng mục quan trọng, nhưng để đưa Đà Nẵng trở thành trung tập du lịch đẳng cấp thì cần đầu tư nhiều hơn nữa, cần những mảnh ghép để du lịch đêm thành phố phát triển thêm hoàn chỉnh.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, nếu như so sánh với các tỉnh thành khác, các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm của thành phố Đà Nẵng cơ bản đã hoàn thiện, có sự nổi trội hơn các địa phương, tuy nhiên Đà Nẵng vẫn rất cần có những hoạt động đẳng cấp khác biệt để níu chân du khách, khi nhìn qua tỉnh Quảng Nam láng giềng đang thực sự thành công với show diễn “Ký ức Hội An”.
“Thành phố phố cần đầu tư thêm các hoạt động về đêm như phố đi bộ Bạch Đằng, có thêm những trung tâm mua sắm lớn, bày bán những sản phẩm miễn thuế để kích cầu tiêu dùng các thu hút doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt là có thêm những show diễn nghệ thuật lớn, hoành tráng, đẳng cấp. Đây đều là những nội dung trong kế hoạch phát triển của thành phố, nếu như hoàn thiện sẽ giúp hệ sinh thái du lịch đêm của thành phố vươn tầm”, ông Dũng gợi ý.
19 hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng
Hàng loạt hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng là tín hiệu đáng mừng cho du lịch của thành phố sông Hàn sau hơn 2 năm chịu tác động chưa từng có bởi COVID-19.
Ngày 28/6, Sở Du lịch Đà Nẵng và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, từ ngày 1/7/2022 đến 29/10/2022, có 19 hãng hàng không tham gia khai thác các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng.
Tổng số lượng chuyến bay quốc tế trong thời gian nói trên là 5.825 chuyến (gồm 2.912 chuyến bay đến và 2913 chuyến bay đi); tần suất trung bình 342 lượt chuyến bay đi và đến/tuần; 48 lượt chuyến bay đi và đến/ngày.
Từ ngày 1/7/2022 đến 29/10/2022, có 19 hãng hàng không tham gia khai thác các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng.
Các hãng tham gia khai thác đường bay bao gồm: Singapore Airlines, AirAsia, Thai Vietjet, Jetstar Asia Airways, Vietnam Airlines, VietjetAir, Air Seoul, T'way Air, Thai AirAsia, Korean Air, JinAir, Air Busan, Jeju Air, Cambodia Angkor Air, Hongkong Express, Asiana Airlines, Bangkok Airways; và 2 hãng charter là Malaysia Airlines, Thai Smile Airways.
Trong số các điểm bay đến Đà Nẵng có các sân bay Suvarnabhumi và Don Mueang (Bangkok, Thái Lan); sân bay Cheongju (Cheongju, Hàn Quốc); sân bay Incheon (Seoul, Hàn Quốc); sân bay Muan (Jeollanam-do, Hàn Quốc); sân bay Gimhae (Busan, Hàn Quốc); sân bay Daegu (Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc); sân bay Hong Kong (Hong Kong, Trung Quốc); các sân bay Haneda và Narita (Tokyo, Nhật Bản); sân bay Kuala Lumpur (Kuala Lumpur, Malaysia); sân bay Siem Reap (Campuchia) và sân bay Singapore (Singapore).
Ngành du lịch Đà Nẵng đón khách quốc tế trở lại vào tháng 3/2022. Ảnh: Đức Hoàng
Trước đó, tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022 ngày 25/6, TP Đà Nẵng và hãng hàng không thế hệ mới Vietjet trao biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược 5 năm (2022-2027) phát triển du lịch, hàng không; đồng thời công bố mở loạt 7 đường bay quốc tế mới kết nối Đà Nẵng với Singapore, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Cụ thể, các đường bay kết nối thành phố biển Đà Nẵng với Busan (Hàn Quốc); 5 thành phố đông dân nhất Ấn Độ là New Delhi, Mumbai, Hyderabad, Ahmedabad, Bangalore, cùng với Singapore sẽ hoạt động từ tháng 7, với từ 4-7 chuyến khứ hồi mỗi tuần.
Được biết, từ khi "mở cửa bầu trời" vào tháng 3/2022 tới cuối tháng 6/2022, Đà Nẵng đã đón 286 chuyến bay quốc tế với 35.000 lượt khách. Đặc biệt, ngày 24/6 vừa qua, Đà Nẵng đón 120 chuyến bay nội địa và quốc tế, con số kỷ lục vượt mốc cao nhất của năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra COVID-19.
Lĩnh vực du lịch lưu trú và ăn uống phục hồi tích cực và bứt phá kể từ cuối quý I/2022. Nhiều khu, điểm du lịch đón lượng khách lớn, công suất buồng phòng bình quân dịp cuối tuần đạt 70-75%.
Doanh thu du lịch 6 tháng của Đà Nẵng ước tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú quý II/2022 gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng cho du lịch Đà Nẵng sau hơn 2 năm chịu tác động chưa từng có của COVID-19.
"Để nắm cơ hội từ làn sóng du lịch sau đại dịch, Đà Nẵng cũng đứng trước thách thức làm mới chính mình, làm sao để duy trì sức hấp dẫn trong mắt du khách, xứng danh thành phố đáng đến", ông Hồ Kỳ Minh nói.
TS. Lương Hoài Nam: Đà Nẵng nên hướng tới du lịch cho đối tượng siêu giàu Việt Nam nên có đề án hình thành hệ sinh thái du lịch cho đối tượng siêu giàu và Đà Nẵng cũng nên hướng tới điều này, theo TS. TS. Lương Hoài Nam trao đổi tại Hội thảo - (Ảnh: Phước Tuần) Việt Nam nên có đề án hình thành hệ sinh thái du lịch cho đối tượng siêu giàu và Đà Nẵng...