Đà Nẵng: Thưởng Tết Canh Tý cao nhất gần 1 tỉ đồng, thấp nhất 100.000 đồng
Chiều 25/12, ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng cho hay, Sở vừa có báo cáo về tình hình tiền lương năm 2019, thưởng Tết Dương lịch; Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Theo số liệu khảo sát đến ngày 20/12/2019, đối với các doanh nghiệp (DN) ngoài khu công nghiệp (KCN), tiền lương năm 2019 cao nhất là 234.600.000 đồng/tháng; thấp nhất là 3.710.000 đồng/tháng.
Công nhân lắp đặt đèn chiếu sáng trang trí trên tuyến đường Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (Ảnh: HC)
Tiền lương bình quân năm 2019 của người lao động thuộc loại hình công ty TNHH MTV do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ là 12.166.000 đồng/tháng; DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước là 7.751.000 đồng/tháng, DN FDI là 9.484.000 đồng/tháng và DN dân doanh 7.072.000 đồng/tháng.
Tiền thưởng Tết Dương lịch 2019 đối với các công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ cao nhất là 49.300.000 đồng, thấp nhất là 300.000 đồng, bình quân người quản lý là 5.442.000 đồng và bình quân người lao động là 4.423.000 đồng.
Đối với các DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước, cao nhất là 50.000.000 đồng, thấp nhất là 100.000 đồng, bình quân người quản lý là 3.118.000 đồng và bình quân người lao động là 1.669.000 đồng.
Đối với các DN dân doanh, cao nhất là 23.500.000 đồng, thấp nhất là 100.000 đồng, bình quân người quản lý là 1.660.000 đồng và bình quân người lao động là 610.000 đồng.
Đối với các DN FDI, cao nhất là 209.093.000 đồng, thấp nhất là 300.000 đồng, bình quân người quản lý là 16.558.000 đồng và bình quân người lao động là 1.837.000 đồng.
Video đang HOT
Tiền thưởng Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 đối với các công ty TNHH MTV do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, cao nhất là 90.800.000 đồng, thấp nhất là 500.000 đồng, bình quân người quản lý là 14.538.000 đồng và bình quân người lao động là 6.897.000 đồng.
Đối với các DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước, cao nhất là 90.000.000 đồng, thấp nhất là 100.000 đồng, bình quân người quản lý là 15.223.000 đồng và bình quân người lao động là 8.401.000 đồng.
Đối với các DN dân doanh, cao nhất là 96.000.000 đồng, thấp nhất là 150.000 đồng, bình quân người quản lý là 16.333.000 đồng và bình quân người lao động là 9.549.000 đồng.
Đối với nhóm DN FDI, cao nhất là 93.000.000 đồng, thấp nhất là 638.000 đồng, bình quân người quản lý là 22.482.000 đồng và bình quân người lao động là 6.644.000 đồng.
Đối với các DN trong KCN , báo cáo của Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng cho hay, tiền lương năm 2019 cao nhất là 158.679.000 đồng/tháng; thấp nhất 3.710.000 đồng/tháng.
Tiền lương bình quân năm 2019 của người lao động thuộc loại hình DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước là 5.600.000 đồng/tháng; DN FDI là 8.712.000 đồng/tháng và DN dân doanh 8.147.000 đồng/tháng.
Tiền thưởng Tết Dương lịch 2019 đối với các DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước cao nhất là 1.000.000 đồng, thấp nhất 500.000 đồng, bình quân là 500.000 đồng.
Đối với các DN FDI, cao nhất 35.565.000 đồng, thấp nhất 100.000 đồng, bình quân là 4.843.000 đồng. Đối với các DN dân doanh, cao nhất 55.000.000 đồng, thấp nhất là 100.000 đồng, bình quân là 2.015.000 đồng.
Tiền thưởng Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 đối với các DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước cao nhất là 5.000.000 đồng, thấp nhất là 3.000.000 đồng, bình quân là 4.000.000 đồng.
Đối với các DN FDI cao nhất là 155.505.000 đồng, thấp nhất là 500.000 đồng, bình quân là 12.562.000 đồng. Đối với các DN dân doanh, cao nhất là 927.820.000 đồng, thấp nhất là 3.500.000 đồng, bình quân là 14.610.000 đồng.
Tính chung tại Đà Nẵng tiền lương năm 2019 cao nhất thuộc về các DN ngoài KCN, với mức 234.600.000 đồng/tháng; thấp nhất là 3.710.000 đồng/tháng (với cả hai khối doanh nghiệp trong và ngoài KCN).
Tiền thưởng Tết Dương lịch 2019 cao nhất thuộc về DN FDI ngoài KCN với mức 209.093.000 đồng; thấp nhất là 100.000 đồng thuộc về DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước và DN dân doanh trong KCN.
Thưởng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cao nhất thuộc về DN dân doanh ngoài KCN với mức 927.820.000 đồng; thấp nhất là 100.000 đồng, thuộc về DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước trong KCN.
Theo Hải Châu/Infonet
Thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM hiện giờ ra sao?
Theo Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù có sự sụt giảm về cả lượng cung và giao dịch trên thị trường BĐS Tp.HCM và Hà Nội nhưng tỉ lệ hấp thụ vẫn ở mức tương đối cao. Giá bất động sản nhà ở có chiều hướng tăng nhẹ nhưng không sốt, thị trường duy trì ở mức ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội đánh dấu sự sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch của thị trường. Nguồn cung tính đến quý 2/2019 đạt 7.772 sản phẩm, tăng 49,3% so với quý 1/2019. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2019 lượng cung BĐS nhà ở đạt 12.976 sản phẩm, bằng 76,05% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, lượng giao dịch BĐS trong quý đạt 5.616 sản phẩm, tăng 71% so với quý 1/2019. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2019 lượng giao dịch BĐS nhà ở đạt 8.899 sản phẩm, bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tỉ lệ hấp thụ BĐS nhà ở 6 tháng đầu năm đạt 68,6%. Đặc biệt, trong quý 2/2019, tỉ lệ hấp thụ căn hộ bình dân lên tới 84.7%.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do chính sách giảm tín dụng BĐS của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS.
"Cùng cảnh ngộ", thị trường BĐS Tp.HCM 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy sự sụt giảm mạnh cả về nguồn cung lẫn lượng giao dịch của thị trường. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 lượng cung bất động sản nhà ở tại TP.HCM đạt 10.715 sản phẩm, bằng 39,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Lượng giao dịch bất động sản nhà ở 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.560 sản phẩm, bằng 46.8% so với cùng kỳ năm 2018. Tỉ lệ hấp thụ BĐS nhà ở 6 tháng đầu năm đạt 79,9%. Trong đó, giá bán căn hộ chung cư trong quý 2/2019 tăng khoảng 5% so với quý trước, Đất nền tăng giá khoảng 2-3% so với quý 1/2019.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội và Tp.HCM mặc dù có sự sụt giảm về lượng cung và lượng giao dịch nhưng tỉ lệ hấp thụ vẫn ở mức tương đối cao. Điều này cho thấy lực cầu tại 2 khu vực này vẫn rất mạnh. Giá BĐS nhà ở có chiều hướng tăng nhẹ nhưng không sốt, thị trường duy trì ở mức ổn định.
Một số vùng có thị trường BĐS đã phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,... cũng cho thấy sự giảm tốc về cả nguồn cung mới và lượng giao dịch bởi sự rà soát các dự án từ chính quyền địa phương.
Ở hầu hết các tỉnh thành khác trên cả nước đều ghi nhận sự phát triển của thị trường BĐS và thu hút các nhà đầu tư bởi các TP lớn không còn nhiều cơ hội đầu tư. Chủ đạo vẫn là dòng sản phẩm đất nền, giá cả tăng trưởng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất hiện một số thị trường bất động sản mới như: Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, ...
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Đà Nẵng minh bạch quỹ đất khổng lồ Thông tin về hàng vạn lô đất tái định cư, cũng như hàng trăm lô đất lớn dành để kêu gọi đầu tư đã được Đà Nẵng công khai trong công văn minh bạch quỹ đất. Hàng vạn lô đất tái định cư và hàng trăm lô đất lớn được Đà Nẵng công bố trong công văn minh bạch quỹ đất. Ảnh: Hoàng...