Đà Nẵng thêm mắt thần quét biển Đông: Tính toán chiến lược
Việc lắp đặt trạm radar đó là việc làm tất yếu, để Việt Nam chủ động đối phó với những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Vị trí chiến lược quân sự đắc địa của Đà Nẵng
Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã khánh thành trạm radar thứ hai tại bán đảo Sơn Trà và hệ thống xử lý dữ liệu radar tại Trung tâm điều hành bay Đà Nẵng. Bán kính giám sát của trạm radar này lên tới 450 km đối với radar thứ cấp và 150 km đối với radar sơ cấp.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 3/8, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: ” Đà Nẵng có tầm chiến lược không riêng với miền Trung, Tây Nguyên mà còn với cả nước.
Cùng với đó, Đà Nẵng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi là cây cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, vùng Tây Nguyên, đặc biệt, về mặt chiến lược quân sự. Chính vì điều đó, không phải chỉ có những nước trong khu vực, mà kể cả các nước lớn trên thế giới, đều muốn có ảnh hưởng ở Đà Nẵng.
Cũng vì thế, không phải ngẫu nhiên ở Đà Nẵng có nhiều cơ quan đại diện lâm thời của các nước lớn, như Trung Quốc cũng có một cơ quan đại diện lâm thời. Nói như vậy, để thấy vị trí đắc địa của Đà Nẵng.
Thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương
Đối với Biển Đông, đặc biệt là Hoàng Sa, từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa chỉ tầm 500km, chính vì vậy, cho nên, vị trí của Đà Nẵng nó có một vị thế quan trọng, nếu được đầu tư đủ tầm sẽ trở thành một thế lực, một điểm nhấn trong phòng thủ khu vực, phòng thủ đất nước, kể cả phòng thủ biển đảo của Việt Nam”.
Cho nên, theo ông Lương, ngay trong chiến tranh chống Pháp, Pháp cũng đã đổ bộ lên Đà Nẵng đầu tiên, từ vùng vịnh thuộc thành phố này. Cho đến năm 1965, Mỹ đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam, chủ yếu là lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ, cũng từ vịnh Đà Nẵng đi vào.
Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Mỹ coi Đà Nẵng như là một vị trí yết hầu để mà án ngữ toàn bộ phần phía Bắc, cũng như phần Tây Nguyên, biến Đà Nẵng thành hỗn hợp, căn cứ quân sự. Nơi đây, như là một tổng căn cứ hậu cần thứ hai, sau căn cứ Long Bình.
Vì thế, xét về vị trí thì Đà Nẵng có tác dụng về nhiều mặt, nên Mỹ đã từng coi trạm radar bán đảo Sơn Trà là hiện đại nhất lúc bấy giờ, để cảnh báo hàng không, biển đảo, thậm chí, liên quan cả về mặt đường bộ.
Video đang HOT
Đắc địa vì nó không những được bao bọc, bao vây mà còn tạo ra những khu vực chốt tiền tiêu, bảo vệ trung tâm radar này. Đây là nơi có thể nắm bắt được hành động của nhiều nước trong khu vực, cũng như nhiều nước lớn muốn gây ảnh hưởng đối với Việt Nam thông qua Đà Nẵng, cùng với khu vực cảng Cam Ranh.
Chính vì thế, ông Lương nhận định: “Việc Việt Nam đặt một trạm radar thứ 2 trên bán đảo Sơn Trà, bên cạnh một trạm radar đã từng khai thác sau khi giải phóng miền Nam, cũng là một việc làm đáng hoan nghênh, một việc làm tất yếu cho các nhà chiến lược quân sự Việt Nam”.
Hỗ trợ kiểm soát hoạt động của các nước trên Biển Đông
Ở góc độ khác, theo đánh giá của tướng Lương, bối cảnh của khu vực và thế giới đang rất phức tạp, đặc biệt là ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn đang tìm mọi cách phủ sóng khu vực, kể cả chính sách về mặt kinh tế, thuyết phục các nước theo quỹ đạo của họ, sau khi thất thế trong việc phán quyết PCA, để kiên quyết giữ và thực hiện mục tiêu, chiến lược của họ.
Cụ thể là mục tiêu lập vùng nhận diện phòng không AIDZ, đó sẽ là nguy cơ, không phải đối với Việt Nam mà đối với các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, đối với Trung Quốc.
Trạm radar thứ hai tại Sơn Trà
Có thể Trung Quốc sẽ thực hiện điều này, khi thực hiện sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông, đối với không lưu, đe dọa không chỉ các phương tiện bay quân sự, mà cả hàng không dân dụng và hàng không các nước, khi bay qua vùng AIDZ.
Theo_Báo Đất Việt
Đừng để "chảy máu" khởi nghiệp ngay tại "sân nhà"
Các thủ tục hành chính rườm rà, chính sách thuế không hợp lý và việc triển khai Điều 292/BLHS- 2015 đang trở thành "rào cản" đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up).
Phong trào nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang kéo nhau sang Singapore để đăng ký hoạt động thay vì "làm tổ" ở quê nhà đã xuất hiện từ 2 năm trước và đang có vẻ gia tăng đột biến.
Theo cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, các thủ tục hành chính rườm rà, chính sách thuế không hợp lý, việc triển khai Điều 292 - Bộ luật Hình sự 2015 đang trở thành "rào cản" đối với sức sáng tạo của dân công nghệ và cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp. Đó là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp "start-up" tại Việt Nam đang có xu hướng "cất cánh" tìm đất lành để đậu.
Nhìn "người" mà nghĩ đến "ta"
Theo ông Dzung Nguyen, Giám đốc quỹ CyberAgent Ventures Việt Nam và Thái Lan, hiện nay có nhiều quỹ khi đầu tư vào công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đưa ra yêu cầu thành lập công ty tại Singapore, nhằm dễ dàng hơn trong thủ tục rót vốn. Trong môi trường kinh doanh Internet không biên giới, các start-up Việt khi mở công ty tại Singapore vẫn có thể phục vụ khách hàng tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Cần phải cải cách đồng bộ về chính sách, cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp start-up.
Đứng ở góc độ nhà đầu tư, ông Dzung Nguyen cho biết nguyên nhân lớn nhất gây phiền hà khi rót vốn cho các start-up tại Việt Nam là thủ tục giấy tờ, đặc biệt đối với các quỹ nước ngoài thì thủ tục rất nhiêu khê và mất thời gian. Hầu hết các nhà đầu tư vào start-up Việt Nam có trụ sở tại nước ngoài, khi gặp nhiều cản trở về thủ tục thì họ có thể bỏ sang đầu tư cho nước khác.
Lấy ví dụ về việc CyberAgent Ventures mới đây đầu tư vào Kyna.vn, ông Dzung Nguyen cho biết phải mất 6 tháng kể từ khi xin phép đến khi được đồng ý thủ tục tăng vốn, từ tháng 10 năm ngoái kéo dài đến tháng 5 năm nay mới xong. Trong khi đó, tại Singapore có thể dùng chữ ký điện tử thay cho ký sống, và vì dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính nên hợp đồng chỉ cần thống nhất một ngôn ngữ này.
Cuối tháng 5 vừa qua, Temasek, một công ty đầu tư thuộc chính phủ Singapore phối hợp với Google đã tổ chức sự kiện về "đầu tư - khởi nghiệp" tại nước này và có mời các công ty khởi nghiệp thành công trong khu vực trong đó có Việt Nam.
CEO một công ty Internet tại Việt Nam có mặt trong sự kiện đã phát biểu: Singapore hiện là điểm đặt nhiều chi nhánh, văn phòng, công ty con của hầu hết công ty công nghệ toàn cầu như Facebook, Google, Apple... để điều phối toàn bộ thị trường Đông Nam Á, thậm chí là khu vực châu Á Thái Bình Dương. Do quốc gia này có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tốt, thị trường minh bạch, quản lý hiện đại, các công ty được cạnh tranh lành mạnh với nhau.
Ngược lại, chính sách quản lý của Việt Nam chưa theo kịp xu hướng kinh doanh mới trên Internet, thủ tục rườm rà và chính sách thuế chưa hợp lý. Chẳng hạn các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet thường nhận được tiền quảng cáo từ Google, khi đó phải xuất hóa đơn và bị trừ 10% thuế VAT. Sau đó, để tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp này phải dùng tiền để mua quảng cáo trên Google, họ phải trả thêm 10% phí nhà thầu, đó là chưa kể thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh thu là 1 triệu USD thì doanh nghiệp mất 200.000 USD, tương đương 20% thuế VAT và nhà thầu.
Nguyên nhân khác liên quan đến Điều 292/BLHS năm 2015. Bàn luận về điều này, một CEO khởi nghiệp công nghệ cho biết, tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, đặc biệt là quy định tại điểm e khoản 1 do điều này có phạm vi điều chỉnh quá rộng, như là một cái "bẫy" đối với những người khởi nghiệp công nghệ.
Cộng đồng này cho rằng, việc cung cấp một số dịch vụ trên mạng xã hội, mạng viễn thông như: trò chơi điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian thanh toán điện tử và các loại dịch vụ khác mà chưa được cấp phép có thể bị xử lý hình sự sẽ tạo "rào cản" đối với sự sáng tạo của giới công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp đến lập trình viên cá nhân. Chính vì vậy, đại diện cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đã kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét rà soát lại điều luật này.
Các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng nói luật trong nước hiện vẫn quản lý theo các loại giấy phép, thường không theo kịp đà phát triển của Internet. Các dịch vụ, sản phẩm mới ra mắt với tốc độ chóng mặt trên môi trường mạng, nếu mỗi dịch vụ phải được chờ cấp phép thì cơ hội kinh doanh qua đi, còn nếu làm "chui" không giấy phép thì khi phát hiện có thể bị phạt. Đối với việc phạt hành chính thì các công ty vẫn chấp nhận, tuy nhiên khi Điều 292 Bộ luật hình sự đang được cho là hình sự hóa những vi phạm kinh doanh trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông thì càng làm lo lắng thêm cho cộng đồng kinh doanh trên Internet, có thể góp phần làm cho làn sóng "di tản" sang Singapore lan rộng.
Các bài toán hỗ trợ doanh nghiệp Start-up
Nhằm tạo lập môi trường thuận lợi hơn để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".
Đề án nhằm mục tiêu hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Bên cạnh đó, ngày 16/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ giao nhiện vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao.
Đồng thời, nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tại buổi gặp mặt 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: "Chính phủ tìm mọi biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển đất nước. Chính phủ đã chuẩn bị trình Quốc hội Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa".
Phó Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ sẽ tác động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất, thông thoáng nhất và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam để tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được hoạt động trong môi trường như nhau, không có sự phân biệt đối xử và theo nguyên tắc thị trường.
Hưởng ứng theo tinh thần "Năm 2016 là năm của phong trào khởi nghiệp", chiều 19/7, tại buổi đối thoại với hơn 250 doanh nhân trẻ của Hội doanh nhân trẻ TP.HCM và 50 thanh niên khởi nghiệp. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM luôn đánh giá cao và tin tưởng đội ngũ sẽ xung kích trên mặt trận kinh tế và liên tục đổi mới sáng tạo. Để hỗ trợ doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố đang tham mưu Chính phủ để thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và đến năm 2020 thành phố có 500 ngàn doanh nghiệp. Đồng thời, thành phố sẽ thúc đẩy họat động khởi nghiệp với 4 ngành kinh tế trọng điểm là cơ khí, điện tử, hóa dược, chế biến tinh lương thực thực phẩm. Thành phố sẽ có quỹ để xây dựng sàn giao dịch công nghệ thành phố cung cấp cơ sở dữ liệu, đồng thời sẽ xây dựng những chính sách hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển khởi nghiệp của TP.Đà Nẵng vừa diễn ra ngày 27/7, ông Phan Hải, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP.Đà Nẵng cho rằng: "Nhà nước cần xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp - đầu tư, xây dựng môi trường nuôi dưỡng ý chí và tinh thần khởi nghiệp có sức hút. Muốn làm được điều đó cần phải cải cách đồng bộ về chính sách dành cho khởi nghiệp, cải cách thủ tục hành chính và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp start-up. Đồng thời huy động nguồn lực, ủng hộ từ Nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước".
Trước các phản ánh về quy định tại Điều 292 - Bộ luật Hình sự 2015, ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp khẳng định: "Đề xuất này cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, trên cơ sở tham khảo của các bộ, ngành, nhất là các cơ quan thực thi pháp luật để không cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và mời đại diện cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, VCCI để trao đổi, thảo luận kỹ các nội dung nêu trên trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định".
Đức Mỹ
Theo_Người Đưa Tin
Người dân Hà Nội phải ăn thanh long ruột đỏ đắt gấp 30 lần Mặc dù đổ đống bán la liệt khắp các vỉa hè, chợ ở Hà Nội, song, giá thanh long, đặc biệt là thanh long ruột đỏ, vẫn được dân buôn than hiếm, bán đắt gấp 30 lần giá thu mua tại nhà vườn ở miền Nam. Gần đây, các nhà vườn trồng thanh long ở Chợ Gạo (Tiền Giang) và Châu Thành (Long...