Đà Nẵng: Thanh tra việc xét duyệt, quản lý NƠXH tại Chung cư An Trung 2
Ngày 13/6, Thanh tra TP Đà Nẵng cho biết vừa công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác xét duyệt, quản lý nhà ở xã hội tại Chung cư An Trung 2 do Liên doanh Công ty CP Đức Mạnh và Công ty CP Đầu tư Xây dựng 579 làm chủ đầu tư.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ, Thanh tra TP Đà Nẵng vừa công bố Quyết định thanh tra số 44/QĐ-TTr ngày 31/5/2109 của Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác xét duyệt, quản lý nhà ở xã hội tại Chung cư An Trung 2 (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà).
Chung cư An Trung 2 đang được thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác xét duyệt, quản lý nhà ở xã hội (Ảnh: HC)
Buổi công bố Quyết định thanh tra được tổ chức tại Công ty CP Đức Mạnh với sự tham dự của ông Trần Huy Đức, Chánh Thanh tra; ông Lương Công Tuấn, Phó Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng; Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra; cùng đại diện Sở Xây dựng Đà Nẵng; chủ đầu tư là Liên doanh Công ty CP Đức Mạnh – 579 ; UBND quận Sơn Trà; UBND phường An Hải Tây.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng đoàn thanh tra cho hay, thời gian thanh tra là 45 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định (5/6/2018). Ông Đàm Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đức Mạnh thay mặt chủ đầu tư Chung cư nhà ở xã hội An Trung 2 tiếp nhận Quyết định thanh tra và chỉ đạo các bộ phận liên quan chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Trao đổi với PV Infonet sáng 13/6, ông Đàm Quang Việt cho hay, Đoàn thanh tra sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ, biên nhận, bao nhiêu người được cấp thẩm quyền phê duyệt, bao nhiêu người được ký hợp đồng thuê căn hộ nhà ở xã hội tại Chung cư An Trung 2, có trường hợp nào bố trí không đúng theo danh sách được Sở Xây dựng phê duyệt hay không, bao nhiêu người đã đem căn hộ được bố trí để cho thuê, chuyển nhượng trái quy định…
“Chủ đầu tư sẽ phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cùng Đoàn thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ. Qua đây chúng tôi cũng mong muốn sẽ làm sáng tỏ những vấn đề mà thời gian qua dư luận có những thắc mắc cũng như làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan để công tác xét duyệt, quản lý nhà ở xã hội tại Chung cư An Trung 2 ngày càng tốt hơn!” – Ông Đàm Quang Việt nói.
Trước đó, như Infonet đã đưa tin, ngày 7/4/2019, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản số 47/TB-UBND thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ giao Thanh tra TP chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội tại Chung cư An Trung 2.
Video đang HOT
Trong đó làm rõ quy trình tiếp nhận, việc thẩm định nhu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện để phê duyệt danh sách bố trí đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội tại khu chung cư thu nhập thấp An Trung 2. Kết luận và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định, báo cáo kết quả về UBND TP Đà Nẵng.
Trao đổi thêm với PV Infonet về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho hay, cụ thể việc thanh tra chung cư An Trung 2 là thanh tra trách nhiệm của Sở Xây dựng trong việc tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt đối tượng, bố trí, quản lý, sử dụng căn hộ… tại khu chung cư thu nhập thấp này.
“Cần làm rõ quy trình bố trí nhà ở xã hội tại các khu chung cư thu nhập thấp nói chung, cụ thể là khu chung cư An Trung 2 nói riêng, xem có vấn đề gì không mà vừa rồi báo chí phản ánh An Trung 2 là khu chung cư thu nhập thấp nhưng lại thấy toàn xe con, toàn là nhà giàu chứ không phải người có thu nhập thấp.
Việc này thuộc về trách nhiệm của Sở Xây dựng chứ không liên quan gì đến chủ đầu tư chung cư An Trung 2 vì họ chỉ là đơn vị chấp hành. Trên TP phê duyệt danh sách, đưa xuống thế nào thì họ bố trí thế ấy chứ họ không tự làm việc đó được!” – Ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh thêm, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo thanh tra chung cư An Trung 2 là để kiểm tra lại quy trình xét duyệt mà theo dư luận phản ánh là “có vấn đề, để lọt rất nhiều”. Phải làm rõ quy trình này từ phường lên đến TP có vấn đề ở đoạn nào hay không? Và thực chất người vào ở tại khu chung cư có phải là người thu nhập thấp không?
“Phải kiểm tra để chấn chỉnh. Khu chung cư An Trung 2 tuy là chung cư thu nhập thấp nhưng nằm ở vị trí rất đắc địa, giá đất lên tới hàng trăm triệu/m2. Và có dư luận phản ánh nội bộ của mấy ông trong Sở Xây dựng cũng có rất nhiều người được căn hộ chung cư ở đây.
Cho nên lãnh đạo TP chỉ đạo thanh tra, kiểm tra có thực sự như người ta phản ánh hay không. Đây cũng là việc bình thường trong công tác quản lý Nhà nước nhằm kịp thời ngăn ngừa có thể dẫn đến những hậu quả sau này thôi!” – Ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Theo Hải Châu
Infonnet
Bất động sản Việt Nam: Chuyên gia nói tốt, sức mua vẫn giảm
Nhiều chuyên gia nhận định thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có triển vọng phát triển tốt, cơ hội cho các nhà đầu tư vẫn đang bùng nổ. Tuy nhiên, sức mua trên thị trường bất động sản đang chững lại và suy giảm...
Đó là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn "Xu hướng đầu tư bất động sản 2019", do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) và Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp tổ chức gần đây.
Phát biểu tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng - Phó chủ tịch VCCI cho biết báo cáo Bất động sản 2020 của PwC cho thấy thị trường BĐS đang thay đổi và mở rộng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi.
Ông Hoàng Quang Phòng dự báo đến năm 2025, số lượng siêu đô thị sẽ "tăng lên chóng mặt" và nhu cầu tận hưởng của người tiêu dùng sẽ ngày càng "khó tính". Trong đó, công nghệ "sẽ thay đổi tất cả các phân khúc ngành công nghiệp bất động sản cũng như thay đổi cách vận hành của các nhà đầu tư, nhà quản lý".
Đáng chú ý, ông Phòng nhận định "cơ hội đầu tư trong lĩnh vực BĐS cũng đang bùng nổ, đặc biệt là từ năm 2020". Tuy vậy, các nhà đầu tư, phát triển BĐS cũng cần cẩn thận trước những rủi ro, đặc biệt là nguy cơ biến đổi khí hậu, thay đổi hành vi nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trần Nam đánh giá cao tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam
Đồng quan điểm trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường BĐS trong nước, với số lượng nhà đầu tư tham gia lớn.
Ông Nguyễn Trần Nam chia sẻ: "Tôi biết một lượng lớn nhà đầu tư, cứ cuối tuần là đi hết từ Bắc vào Nam để đầu tư BĐS. Thời gian gần đây là Vân Đồn rồi đến Mũi Né - Bình Thuận. Rõ ràng BĐS nghỉ dưỡng vẫn rất hấp dẫn, rất tiềm năng cho nhà đầu tư chính vì thế hiện nay một lượng lớn nhà đầu tư đang chuyển dần sự quan tâm đến các thị trường mới nổi".
Theo ông Nam, thống kê gần đây cho thấy các chỉ số của nền kinh tế Việt Nam đều có những chuyển biến tích cực. Trong đó, có 2 chỉ số quan trọng vẫn tích cực ảnh hưởng tới thị trường BĐS, đó là: giải ngân vốn FDI tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và mức độ tiêu dùng của Việt Nam theo một số chuyên gia vào hàng cao trong khu vực, thậm chí so với Trung Quốc, Thái Lan...
Ông Nguyễn Trần Nam chỉ ra điểm mạnh nhất của thị trường BĐS Việt Nam là nhu cầu và thanh khoản rất lớn. Về trung và dài hạn, thị trường còn tốt, tỷ lệ đô thị hoá vẫn đang tăng, người dân vẫn có tâm lý tích góp mua nhà, mức độ sở hữu nhà ở còn thấp so với khu vực và thế giới...
Tuy vậy, ông Nam cũng bày tỏ lo ngại về xu hướng suy giảm giao dịch từ đầu năm 2019 tới nay, dù thị trường đang phát triển tốt. Theo đánh giá của ông, nguyên nhân chủ yếu bởi "đất và tiền đều giảm".
"Tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS đã giảm từ năm 2017. Số liệu cho thấy, năm 2016, tín dụng chung tăng 12% thì BĐS gấp rưỡi 18% nhưng sang tới năm 2017, con số này ngược lại, tín dụng chung tăng 18% nhưng BĐS chỉ được 12%. Năm 2018, tín dụng chung 12%, BĐS còn có 5% và tới quý IV/2018 thậm chí tín dụng BĐS còn giảm 0,8%. Dòng vốn vào thị trường BĐS với chiều hướng như vậy sẽ rất khó khăn" - ông Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh thêm.
Đại diện các doanh nghiệp BĐS tham gia diễn đàn
Nhìn từ góc độ khác, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho hay: Hiện nay dòng vốn đổ về BĐS tương đối nhiều, trong khi số lượng DN thành lập trong lĩnh vực BĐS tăng khá nhanh. Tổng vốn đăng ký hiện khoảng 150 nghìn tỷ. Dòng vốn đầu tư công có khoảng 244 nghìn tỷ, trong khi khu vực FDI năm ngoái khoảng 6,5 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh BĐS. Với đà năm nay chắc chắn BĐS công nghiệp, thương mại, BĐS cho nhà ở xã hội sẽ còn tăng.
Về vấn đề mà nhiều doanh nghiệp BĐS băn khoăn là vốn, theo ông Cấn Văn Lực, dòng vốn từ các ngân hàng thương mại "không phải âm mà tăng không được nhiều". Theo đó, tổng dư nợ cho lĩnh vực kinh doanh BĐS là 510 nghìn tỷ tương đương với 7% tổng dư nợ. Ngoài ra cho vay đơn vị xây lắp chiếm khoảng 9% tổng dự nợ. Cho vay mua nhà, sửa nhà nằm trong tiêu dùng là 6,5%. Tổng dư nợ gộp cho tín dụng BĐS là 25% - một con số không nhỏ.
"Tôi cho rằng, thị trường BĐS không đến mức là u ám và quá lo lắng, BĐS công nghiệp, BĐS nhà ở vẫn còn cơ sở để phát triển. Trong khi đó, BĐS du lịch vẫn chưa có pháp lý để phát triển, trong khi giải quyết vấn đề này không có gì là phức tạp" - chuyên gia này khẳng định.
TS. Cấn Văn Lực lạc quan dự báo thị trường vẫn có triển vọng phát triển tốt. Ông nhận định: Phân khúc cho vay mua nhà, sửa nhà dưới 1,5 tỷ đồng sẽ "yên tâm" phát triển bởi trọng số rủi ro chỉ ở 50%. Trong khi đó, các khoản vay từ 1,5-3 tỷ đồng có hệ số rủi ro 100%, khoản vay trên 3 tỷ đồng là 150% sẽ "nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều chứ không phải tiêu cực".
Ngọc Linh
Theo thoidai.com
Kiểm tra việc môi giới mua bán nhà ở xã hội thu tiền chênh lệch Có hiện tượng các cá nhân môi giới, sàn giao dịch bất động sản thực hiện môi giới mua bán nhà ở xã hội và thu tiền chênh lệch trái quy định. Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán nhà ở xã hội (NƠXH) trên...